Những điều kiện rèn luyện và phát triển KN lập KHHT cho sinh viên

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 60 - 72)

trong ĐTTC

KN lập KHHT của SV trong ĐTTC bị chi phối bởi những điều kiện bên trong (những điều kiện tâm sinh lý) của bản thân SV và những yếu tố khách quan bên ngoài. Một mặt, nó chịu sự chi phối bởi nhận thức, thái độ, động cơ lập KHHT, thói quen lập KHHT của SV…; Mặt khác, nó chịu sự tác động của cách tổ chức luyện tập, sự trợ giúp của người khác (bạn bè, GV, CVHT), phương thức đào tạo, điều kiện của nhà trường, các quy chế, quy định học tập học tập và thi cử... Những yếu tố này đan xen, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên hệ thống động lực thúc đẩy sự phát triển KN lập KHHT của SV.

1.3.5.1. Những điều kiện bên trong của sự phát triển KN lập KHHT của SV trong ĐTTC

Những điều kiện bên trong của sự phát triển KN lập KHHT của SV trong ĐTTC bao gồm những tác động bên trong của chủ thể có ảnh hưởng đến KN lập KHHT của SV. Trong luận án này, chúng tôi chỉ đề cập đến điều kiện: Nhận thức, tính tích cực, thái độ, động cơ lập KHHT của SV trong ĐTTC.

a. Nhận thức của SV về hoạt động lập KHHT trong ĐTTC

Khi tham gia bất cứ hoạt động nào, con người cũng phải có những hiểu biết về hoạt động đó thì mới tiến hành hoạt động có kết quả và mang lại ý nghĩa đối với bản thân và xã hội. Như vậy, muốn lập KHHT trong ĐTTC thành công, SV phải có những hiểu biết nhất định về hoạt động lập KHHT trong ĐTTC.

Cụ thể, SV phải biết đúng và đầy đủ về tầm quan trọng và tác dụng của ĐTTC: ĐTTC có những lợi thế hơn hẳn so với đào tạo theo niên chế, đó là: Giúp người học hình dung và định hướng tất cả các yêu cầu đối với bản thân trong quá trình học tập; Giúp người học chủ động lên KH và thực hiện học tập đựa vào NL và điều kiện thời gian và công việc của mình; Giúp người học ý thức được việc học tập của mình nhiều hơn; Giúp người học có thể chuyển đổi từ khóa học này sang khóa học khác trong cùng một hệ thống; Đáp ứng được nhu cầu đa dạng

của người học; Nâng cao NL tự học của SV; Thuận lợi trong việc công nhận các nội dung đào tạo, thành quả đào tạo có giá trị sử dụng cao... Đồng thời, SV còn cần phải có sự hiểu biết về: KHHT trong ĐTTC là gì? Vai trò của KHHT đối với SV trong ĐTTC? Nội dung bản KHHT? Các KN lập KHHT? Quy trình lập KHHT trong ĐTTC?...

Tính tích cực lập KHHT của SV là yếu tố quyết định tới việc hình thành và phát triển KN lập KHHT của họ. Khi SV có nhu cầu hình thành một KN nào đó, thì họ sẽ tích cực học tập, rèn luyện. Khi đó, KN sẽ được hình thành nhanh chóng. Vì vậy, muốn SV tự giác, tích cực trong việc hình thành KN thì cần hình thành ở họ nhu cầu luyện tập, bằng cách giúp cho SV hiểu về hoạt động học tập; Lợi ích của KHHT trong ĐTTC; Để phát huy những lợi ích đó, SV cần có các KN gì?...

Tóm lại, Tri thức của SV về hoạt động lập KHHT trong ĐTTC là cơ sơ để hình thành KN lập KHHT trong ĐTTC. Nếu SV không có hiểu biết về hoạt động lập KHHT thì không thể hình thành KN lập KHHT. Tri thức là điều kiện cần thiết đến mức nhiều người đã cho là một thành phần của KN . Không có điều kiện này, rõ ràng cá nhân không thể học và có được KN . Khi nhận diện KN cần tìm hiểu cá nhân có tri thức không. Nếu thực hiện công việc thành thạo mà không hiểu gì và không giải thích được việc mình làm thì việc làm đó không thể hiện KN , mà chỉ phản ánh thói quen hành vi hoặc kĩ xảo mà cá nhân có được.

b. Động cơ của SV về lập kế hoạch học trong ĐTTC

Bất cứ hoạt động nào của con người đều được thúc đẩy bởi động cơ nào đó. Động cơ lập KHHT là cái thúc đẩy SV lập KHHT. Trong quá trình lập KHHT, có lẽ SV còn gặp nhiều trở ngại. Để vượt qua những khó khăn này, đòi hỏi SV phải có sự nỗ lực và cố gắng rất lớn, phải có động cơ đủ mạnh để thôi thúc SV lập KHHT. Động cơ lập KHHT của SV không có sẵn, không áp đặt từ bên ngoài mà nó được hình thành trong hoạt động học tập.

Như vậy, có thể thấy rằng, động cơ lập KHHT ở mức độ cao vừa là điều kiện lập KHHT, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm của lập KHHT. Trong việc

phát triển KN lập KHHT, cần quan tâm đến sự phát triển động cơ lập KHHT. Điều đó sẽ góp phần tổ chức tốt hoạt động lập KHHT của SV và giúp KN lập KHHT ngày càng được cải thiện và phát triển.

c. Thái độ của sinh viên đối với lập KHHT trong ĐTTC

Thái độ của SV đối với lập KHHT phản ánh mối quan hệ của họ đối với hoạt động này. Nếu có thái độ đúng đắn đối với lập KHHT, SV sẽ tích cực, tự giác, chú ý thực hiện tốt các yêu cầu lập KHHT. Nhờ vậy, hoạt động lập KHHT sẽ hiệu quả.

Thái độ đúng, trước tiên thể hiện ở những suy nghĩ đúng. Muốn có thái độ lập KHHT đúng đắn, trước tiên, SV cần phải có những suy nghĩ đúng đắn về lập KHHT. Nếu một người nghĩ rằng mình không muốn lập KHHT, không cần lập KHHT thì không ai có thể bắt người đó viết ra KHHT của họ và ngược lại.

Tóm lại, thái độ lập KHHT là một trong những điều kiện quan trọng tạo nên sự thành công trong lập KHHT.

1.3.5.2. Những yếu tố khách quan bên ngoài

Bao gồm những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển KN lập KHHT của SV như: Cách thức tổ chức luyện tập KN lập KHHT cho SV, sự hướng dẫn lập KHHT của CVHT và điều kiện của nhà trường.

a. Cách thức tổ chức luyện tập KN lập KHHT cho SV

Để thành công ở đại học, đặc biệt là trong ĐTTC, một trong những KN quan trọng hàng đầu và đầu tiên đối với SV đó là KN lập KHHT. Vì vậy, việc tổ chức luyện tập KN lập KHHT cho SV có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Quy trình rèn luyện và cách thức rèn luyện KN lập KHHT có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành, phát triển KN lập KHHT của SV. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở chỗ:

- Nội dung luyện tập càng chặt chẽ, rõ ràng và cụ thể, đảm bảo phản ánh được các công đoạn tiến hành hoạt động rèn luyện thì càng dễ dàng hình thành KN lập KHHT.

- Quy trình tập luyện đúng, được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình hình thành, phát triển KN lập KHHT.

- Cách thức tổ chức luyện tập được thực hiện đúng đắn và nghiêm túc là cơ sở quan trọng cho sự hình thành, phát triển KN lập KHHT.

- Tiêu chí đánh giá kết quả luyện tập khách quan, đánh giá đúng NL của cá nhân sẽ giúp cho quá trình hình thành, phát triển KN lập KHHT của SV diễn ra dễ dàng.

- Mức độ thường xuyên tổ chức luyện tập KN cũng giúp cho quá trình hình thành, phát triển KN lập KHHT diễn ra dễ dàng.

Tóm lại, quy trình và cách thức rèn luyện KN lập KHHT có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành, phát triển KN lập KHHT ở SV. Do đó, muốn hình thành KN lập KHHT cho SV, cần xây dựng quy trình rèn luyện KN lập KHHT một cách khoa học, hợp lý và phù hợp.

b.Sự hướng dẫn lập KHHT của CVHT

CVHT được coi là yếu tố quan trọng không thể thiếu bởi họ là người tư vấn, chỉ dẫn cho SV lựa chọn và đăng kí môn học phù hợp với khả năng của bản thân, cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc trong quá trình học tập, quan trọng hơn là họ tư vấn cho SV lập KHHT, thiết kế chương trình hành động cá nhân giúp SV hoàn thành khóa học một cách tối ưu. Vai trò và nhiệm vụ đặt ra yêu cầu cho CVHT là họ phải am hiểu tiến trình đào tạo, nắm bắt được tâm lý lứa tuổi SV, có tri thức về ngành đào tạo, có kinh nghiệm làm việc cá nhân và nhóm, hoạt động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý trong trường đại học và sử dụng tốt công nghệ thông tin phục vụ đào tạo.

Trong thực tiễn, phần lớn SV, đặc biệt là SV năm đầu đều gặp khó khăn khi lập KHHT do chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm lập KHHT, chưa hiểu biết nhiều về lĩnh vực mình sẽ học, việc học hỏi kinh nghiệm từ các thế hệ SV khóa trước cũng hạn chế cho nên sự hướng dẫn của CVHT là rất quan trọng đối với quá trình hình thành, phát triển KN lập KHHT của SV.

Nếu CVHT có trách nhiệm, có trình độ, có kinh nghiệm tư vấn đúng sức học của SV, thì SV sẽ đăng ký được lịch học vừa với trình độ nhận thức, học tới đâu được tới đó, không bị rơi vào điểm F, hạn chế việc SV phải bị cảnh cáo học vụ. Vì vậy, các trường đại học cần lựa chọn CVHT nhiệt tình, có trình độ, có kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho SV trong quá trình học tập.

c. Điều kiện, cơ sở vật chất của nhà trường

Để hình thành KN lập KHHT trong ĐTTC, ngoài sự hiểu biết, tính chủ động của SV, cách thức tổ chức luyện tập thì điều kiện của nhà trường trong đào tạo trong ĐTTC cũng là một yếu tố quan trọng. Điều kiện của nhà trường, trước hết là hệ thống giáo trình, tài liệu, thư viện điện tử, mạng Internet, cập nhật thông tin trong quá trình đào tạo phải đảm bảo phát huy cao độ tính chủ động của người học…

Những thay đổi trong hoạt động dạy học khi áp dụng học chế TC kéo theo sự thay đổi trong yêu cầu về cơ sở vật chất và tài chính phục vụ đào tạo. Thời gian và nội dung tự học tăng lên kéo theo những đòi hỏi về không gian tự học, về nguồn tài liệu tra cứu và học tập, về các phương tiện kỹ thuật phục vụ đào tạo, đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn và mạng interrnet. Phương pháp dạy học đổi mới theo hướng dạy tự học và dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học kéo theo việc thiết kế lại các giáo trình và tài liệu tham khảo KH dạy học, học tập mềm dẻo mang tính cá nhân dẫn đến việc phải xây dựng lại quy chế tài chính phục vụ dạy - học. Sự mềm dẻo của KH dạy học cũng kéo theo việc SV không học theo buổi cố định và điều này đòi hỏi phải xây dựng thêm phòng học và áp dụng quy trình quản lý phòng học, trang thiết bị phù hợp. Tất cả những điều này là các vấn đề nảy sinh khi áp dụng học chế TC và đòi hỏi hệ thống quản lý phải đáp ứng.

Để đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo mới, bản thân không gian nhà trường phải thay đổi. Một trường đại học phải được thiết kế giống như một

thành phố thu nhỏ, trong đó cán bộ, GV và SV có thể tiến hành các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, giải quyết các nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí suốt cả ngày. Thư viện của trường đại học không thể chỉ dừng lại ở mức độ nơi SV mượn tài liệu học tập, mà phải trở thành trung tâm thông tin tư liệu với các dịch vụ thông tin, các phòng đọc mở, các phòng độc lập để SV có thể học tập, làm việc theo nhóm, tổ chức các xemina. Căng tin không chỉ đáp ứng các nhu cầu giải khát, ăn uống nhẹ, mà phải phục vụ các bữa ăn chính trong ngày từ sáng đến tối. Phải có các khu thể thao, khu nghỉ ngơi giải trí cho cán bộ và SV. Phải có hệ thống thông tin nội bộ tốt đảm bảo kịp thời thông báo và thu nhận các thông tin cần thiết. Các yếu tố này, cần được xem xét trong việc phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Mặc dù hiện nay, hầu hết các trường đại học đã chuyển đổi sang ĐTTC. Vai trò của KHHT đã được khẳng định trong thực tiễn ĐTTC ở nước ngoài và ở trong nước. Gần đây, có không ít bài báo, ý kiến của người học, của GV về vấn đề này. Song cho đến nay, vấn đề phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC hầu như còn chưa được nghiên cứu trên cả bình diện lý thuyết cũng như thực tiễn đào tạo đại học ở Việt Nam. Chưa có nghiên cứu nào đưa ra được quy trình và biện pháp phát triển KN lập KHHT cho SV, đặc biệt chưa coi việc hình thành, phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC như là mục tiêu phát triển NL cho người học đại học, phát triển KNS.

2. Bản thân khái niệm “KHHT trong ĐTTC” cũng cần được nghiên cứu làm rõ. Luận án đã phân tích và xác định: Kế hoạch học tập trong ĐTTC là một loại chương trình hành động của cá nhân, được mỗi SV tự lực thiết lập phù hợp với mục tiêu học tập, các nguồn lực và điều kiện của bản thân để chủ động thực hiện các hoạt động học tập theo tiến độ tích lũy khối lượng tín chỉ nhất định, đồng thời dựa vào đó, có thể giúp người SV đó hoàn thành tối ưu chương trình học tập.

Như vậy, KHHT là sản phẩm của quá trình người học (SV) hoạch định KH cho một giai đoạn, hay một khoảng thời gian học tập xác định, với sự huy động và tham gia phức hợp của nhiều KN (gọi chung là KN lập KHHT).

Khác với quan niệm thông thường về KHHT, KHHT trong ĐTTC thực sự là một chương trình hành động tích cực của cá nhân, được mỗi SV tính toán kĩ lưỡng về các mục tiêu, các phương pháp/ biện pháp học tập phù hợp với sự nỗ lực cao nhất, để trên cơ sở đó, người học (SV) tự thiết kế, tự tổ chức và quản lý việc thực hiện quá trình học tập của mình trong một khoảng thời gian học tập xác định (một tuần học, một kỳ học, hay một năm học, khóa học).

Với ý nghĩa đó, trong ĐTTC, KHHT được SV lập ra vừa là công cụ, vừa là mục tiêu phát triển NL mà người học cần phải đạt được. Đó cũng không chỉ là

các thông tin của “bản đăng kí tiến độ học tập”, hay một thời khóa biểu học tập thông thường...

Để lập được KHHT hiệu quả, SV cần có những KN cần thiết và những KN này phải được tổ chức tập luyện mới có được.

3. Lập KHHT trong ĐTTC là quá trình người học thiết kế một KHHT trên cơ sở phân tích, giải quyết vấn đề đa mục tiêu và ra quyết định, xác lập được các mục tiêu học tập, nội dung các công việc học tập và các biện pháp thực hiện phù hợp các nguồn lực, điều kiện của bản thân và các yêu cầu của ĐTTC để đạt được mục tiêu học tập với hiệu quả khả dĩ nhất.

4. Kỹ năng lập kế hoạch học tập của SV trong ĐTTC là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về lập KH, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí khác của SV (như nhu cầu, tình cảm, ý chí, …) vào thực hiện lập KHHT (Nhận diện bản thân, xác lập mục tiêu, nội dung các công việc học tập, các biện pháp thực hiện… phù hợp với nguồn lực, điều kiện của bản thân) trong ĐTTC có kết quả theo mục đích đã định.

5. KN lập KHHT là KN phức hợp bao gồm bảy nhóm KN bộ phận: KN nhận diện bản thân và các điều kiện học tập; KN xác định mục tiêu học tập; KN xác định các công việc học tập và lựa chọn các phương án thực hiện; KN lập thời gian biểu học tập; KN viết ra KHHT; KN thực hiện KHHT; KN theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh KHHT.

6. Như vậy, phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC là nói đến toàn bộ những công việc, hoạt động giúp phát triển những điều kiện bên trong của sự hình thành, phát triển KN lập KHHT của SV (Nhận thức, nhu cầu, ý chí…) và

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)