theo học chế tín chỉ
2.2.1.1. Nhận thức của SV về vai trò, ý nghĩa và nội dung cần có của bản KHHT trong ĐTTC
Để đánh giá giá mức độ nhận thức về vai trò, ý nghĩa và nội dung cần có của bản KHHT trong ĐTTC, chúng tôi đưa ra các mức độ để SV lựa chọn:
- Đồng ý, phải có (ứng với 3 điểm); Phân vân (ứng với 2 điểm); Ít đồng ý, không cần (ứng với 1 điểm).
- Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm chênh lệch của thang đo như sau: (Điểm tối đa – Điểm tối thiểu) chia cho số mức độ. Kết quả như sau: (3 - 1) : 3 = 0,67. Các mức độ của thang đo là: Mức độ nhận thức thấp (1 ≤ X< 1,67); Mức độ nhận thức trung bình (1,67 ≤ X< 2,34); Mức độ nhận thức cao (2,34 ≤ X< 3).
Kết quả nhận thức cụ thể như sau:
a. Nhận thức của SV về vai trò, ý nghĩa của việc lập KHHT đối với SV trong ĐTTC
Bảng 2.4.Kết quả nhận thức về vai, trò ý nghĩa của KHHT đối với SV trong ĐTTC
Nhóm khách thể
SV n=760 GV n=41 Chung
T-test Stt Vai trò, ý nghĩa có thể có
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC F p
1 Dẫn đường cho những quyết định
và hành động của SV 2,38 0,52 2,42 0,54 2,40 0,53 2,46 0,02 2 Thúc đẩy SV hành động 2,32 0,52 2,38 0,51 2,35 0,52 2,13 0,04
3 Giúp SV chủ động được thời gian
của bản thân 2,40 0,48 2,46 0,53 2,43 0,51 2,13 0,04 4 Là căn cứ cho việc theo dõi và đánh giá 2,18 0,49 2,23 0,47 2,21 0,48 2,12 0,05
5 Lập KHHT giúp đem lại kết quả
cao trong học tập 2,12 0,49 2,21 0,45 2,17 0,47 2,73 0,01
Chung 2,28 2,34 2,31
Nhận xét:
Xét theo mẫu tổng
Nhận thức chung về vai trò, ý nghĩa của KHHT đối với SV trong ĐTTC của các nhóm khách thể có kết quả nhận thức chung ở mức trung bình.
Ở từng nội dung, có sự nhận thức khác nhau. Các nội dung có kết quả nhận thức ở mức cao bao gồm "Giúp SV chủ động được thời gian của bản thân" với X= 2,43; “Dẫn đường cho những quyết định và hành động của SV” với X= 2,40
và nội dung “Thúc đẩy SV hành động” với X= 2,35. Các nội dung còn lại có kết quả nhận thức ở mức trung bình.
Xét theo nhóm khách thể (GV và SV)
Kết quả cho thấy: GV nhận thức ở mức cao về về vai trò, ý nghĩa của KHHT trong ĐTTC. Ngược lại, kết quả nhận thức của SV chỉ ở mức trung bình
(với X= 2,28 điểm).
Các vai trò của KHHT đối với SV, có kết quả nhận thức ở mức độ cao ở cả hai nhóm đó là: “Giúp SV chủ động được thời gian của bản thân”; "Dẫn đường cho những quyết định và hành động của SV" và nội dung “Thúc đẩy SV hành động”. Các nội dung còn lại có kết quả nhận thức ở mức trung bình.
Như vậy, các nội dung được các nhóm nhận thức cao là: Giúp SV chủ động được thời gian của bản thân; Dẫn đường cho những quyết định và hành động của SV và nội dung Thúc đẩy SV hành động. Các nội dung còn lại, các nhóm khách thể đều có kết quả nhận thức ở mức trung bình. Nhận thức của SV về vai trò, ý nghĩa của việc lập KHHT đối với SV trong ĐTTC ở mức trung bình.
b. Nhận thức các nội dung cơ bản cần có của KHHT trong ĐTTC
Bảng 2.5. Kết quả nhận thức các nội dung cơ bản cần có của KHHT
Nhóm khách thể SV n=760 GV n= 40 Chung F-test Stt Các nội dung ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC F P 1 Các mục tiêu cần đạt 2,43 0,53 2,58 0,47 2,51 0,50 2,36 0,03 2 Trình tự các công việc phải làm 2,40 0,56 2,57 0,47 2,49 0,52 3,28 0,00 3 Quỹ thời gian để thực hiện 2,38 0,47 2,46 0,48 2,42 0,48 2,37 0,03 4 Các điều kiện, phương tiện cần
thiết để thực hiện KH 2,27 0,50 2,43 0,60 2,35 0,55 2,56 0,02 5 Dự kiến các phương án thực hiện 2,34 0,52 2,50 0,56 2,42 0,54 2,53 0,02 6 Khả năng thay đổi, điều chỉnh KH 2,27 0,52 2,37 0,53 2,32 0,53 2,25 0,03 7 Sự cộng tác, phối hợp với bạn bè
và GV 2,24 0,53 2,36 0,61 2,30 0,57 2,47 0,03
Xét theo mẫu tổng
Kết quả nhận thức các nội dung cơ bản của một bản KHHT ở Bảng 2.7
trên cho thấy: Các khách thể nhận thức các nội dung trên ở mức cao (với X= 2,40). Nội dung “Các mục tiêu cần đạt”, các khách thể có kết quả nhận
thức cao nhất (với X= 2,51). Ngược lại, kết quả nhận thức nội dung “Sự cộng tác, phối hợp với bạn bè và giáo viên” ở mức trung bình (với X= 2,32).
Như vậy, kết quả nhận thức theo mẫu tổng, các nội dung cơ bản của một bản KHHT của SV trong ĐTTC được các khách thể nhận thức ở mức cao. Tuy nhiên, kết quả này có thể có sự chênh lệch theo từng nhóm khách thể khác nhau.
Xét theo nhóm khách thể (GV và SV)
GV của hai trường có kết quả nhận thức các nội dung cơ bản của một bản KHHT của SV trong ĐTTC ở mức cao (với X = 2,47), trong khi đó kết quả nhận thức của SV chỉ ở mức trung bình (với X = 2,33).
Như vậy, kết quả nghiên cứu theo mẫu tổng cho thấy các khách thể nhận thức các nội dung cơ bản phải có của một bản KHHT ở mức cao. Nhóm GV có kết quả nhận thức cao hơn hẳn so với kết quả nhận thức của SV.
2.2.1.2. Mức độ khó khăn về KN lập KHHT của SV so với các KNHT khác trong ĐTTC
Để đánh giá giá mức độ khó khăn về KN lập KHHT của SV, chúng tôi đưa ra các mức độ để SV lựa chọn:
Khó khăn nhiều (ứng với 3 điểm); Khó khăn vừa (ứng với 2 điểm); Khó khăn ít (ứng với 1 điểm).
Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm chênh lệch của thang đo như sau: (Điểm tối đa – Điểm tối thiểu) chia cho số mức độ. Kết quả như sau: (3 - 1) : 3 = 0,67. Các mức độ của thang đo là: Mức độ khó khăn ít (1 ≤ X< 1,67); Mức độ khó khăn vừa (1,67 ≤ X< 2,34); Mức độ khó khăn nhiều (2,34 ≤ X< 3).
Bảng 2.6. Mức độ khó khăn về KN lập KHHT của SV so với các KNHT khác trong ĐTTC Nhóm khách thể SV. n= 764 GV. n=42 Chung F-tesst Stt Các KNHT trong ĐTTC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC F p 1 Lập KHHT 2,34 0,63 2,38 0,60 2.36 0,61 2,42 0,03
2 Sử dụng quỹ thời gian học tập 2,36 0,77 2,40 0,79 2,38 0,78 0,37 0,81
3 Học tập trên lớp 1,98 0,56 2,01 0,59 2,00 0,58 0,63 0,77
4 Tự học, tự nghiên cứu 2,11 0,76 2,14 0,76 2,12 0,75 1,27 0,34
5 Tìm các tài liệu, sách tham khảo 1,93 0,69 1,91 0,71 1,92 0,70 1,85 0,16
6 Làm bài tập, thực hành, thí
nghiệm, thực tập chuyên môn 1,88 0,76 1,92 0,74 1,90 0,75 1,36 0,42
7 Chuẩn bị đề cương seminar 2,15 0,77 2,19 0,75 2,17 0,76 2,51 0,03
8 Làm việc nhóm 1,97 0,78 2,02 0,76 2,00 0,76 1,12 0,48
9 Quan hệ với GV 1,89 0,87 1,91 0,85 1,90 0,86 1,65 0,32
Chung 2,06 2,10 2,08
Nhận xét:
a. Xét theo mẫu tổng
Kết quả trên cho thấy, trong ĐTTC, SV đều gặp những khó khăn nhất định khi thực hiện các KNHT. Khó khăn SV thường gặp về các KNHT trong ĐTTC ở mức độ khó khăn vừa (với X= 2,08).
- Những KNHT mà SV gặp khó khăn ở mức độ nhiều đó là: Sử dụng quỹ thời gian học tập (X= 2,38 điểm) và Lập KHHT trong ĐTTC (X= 2,36 điểm).
- Những KNHT mà SV gặp khó khăn ở mức độ khó khăn vừa đó là:
Chuẩn bị đề cương seminar, thuyết trình (X= 2,17 điểm); Tự học, tự nghiên cứu
(X= 2,12 điểm); Học tập trên lớp (X= 2,00 điểm); Làm việc nhóm (X= 2,00 điểm); Tìm các tài liệu, sách tham khảo (X= 1,92 điểm); Làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, thực tập chuyên môn (X= 1,90 điểm); Quan hệ với GV (X= 1,90 điểm).
b. Xét theo nhóm khách thể (GV và SV)
- Theo ý kiến của SV, học tập trong ĐTTC, họ gặp khó khăn về các KNHT ở mức độ khó khăn vừa (với X= 2,06);
- GV đánh giá SV gặp khó khăn, thể hiện ở điểm trung bình tuy có cao hơn (với X= 2,10), nhưng mức chệnh lệch kết quả đánh giá giữa GV và SV là không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, đánh giá của GV và SV là thống nhất, cùng đánh giá trong ĐTTC, SV khặp khó khăn về các KNHT ở mức độ khó khăn vừa.
- Cả hai nhóm khách thể cùng đánh giá KN mà SV gặp khó khăn nhiều nhất là: “Sử dụng quỹ thời gian học tập” (X= 2,38) và “Lập KHHT trong ĐTTC” (X = 2,36).
- Các KN còn lại, SV gặp khó khăn ở mức khó khăn vừa, cụ thể: “Chuẩn bị đề cương seminar, thuyết trình” (X= 2,17); “Tự học, tự nghiên cứu” (X= 2,12); “Học tập trên lớp” và “Làm việc nhóm” (X = 2,00), SV gặp ít khó khăn hơn ở KN “Quan hệ với GV”; “Làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, thực tập chuyên môn” (với X= 1,90) và “Tìm các tài liệu, sách tham khảo” với (X = 1,92).
ĐTTC đòi hỏi một sự thay đổi toàn diện. Từ chỗ người dạy (GV, nhà trường) đóng vai trò quyết định KH đào tạo cho tất cả SV, khi chuyển sang
ĐTTC cá nhân SV đóng vai trò quyết định KHHT cho bản thân mình. SV phải chủ động tự thiết kế cho mình KHHT của riêng mình dựa vào chương trình đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn SV đều gặp khó khăn khi lập KHHT.
Trao đổi thêm với SV, chúng tôi được biết: Đa số SV gặp khó khăn khi lập KHHT là do chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm lập KHHT, chưa hiểu biết nhiều về lĩnh vực mình sẽ học; việc học hỏi kinh nghiệm từ các thế hệ SV khóa trước cũng hạn chế, nhất là trong những năm đầu tiên áp dụng ĐTTC.
Như vậy, trong ĐTTC, SV đều gặp những khó khăn về các KNHT. KNHT mà SV gặp khó khăn nhiều nhất là: “Sử dụng quỹ thời gian học tập” và “Lập KHHT trong ĐTTC”. KNHT mà SV gặp ít khó khăn nhất là “Quan hệ với GV” và “Làm bài tập, thực hành, thí nghiệm, thực tập chuyên môn”
2.2.1.3. Thực trạng mức độ KN lập KHHT của SV trong ĐTTC
Để đánh giá mức độ KN lập KHHT của SV trong ĐTTC (KN*), chúng tôi đưa ra các mức độ để SV lựa chọn: Thành thạo (3 điểm); Vừa phải (2 điểm); Chưa thành thạo (1 điểm).
Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm chênh lệch của thang đo như sau: (Điểm tối đa – Điểm tối thiểu) chia cho số mức độ. Kết quả như sau: (3 - 1) : 5 = 0,4. Các mức độ thang đo KN* là: Chưa thực sự có KN* (1 ≤ X < 1,4); Có KN* ở mức độ thấp (1,4 ≤ X < 1,8); Có KN* ở mức độ trung bình (1,8 ≤ X< 2,2); Có KN* ở mức độ khá (2,2 ≤ X< 2,6); Có KN* ở mức cao (2,6 ≤X ≤ 3).
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá mức độ các KN lập KHHT của SV trong ĐTTC SV năm thứ Trường Khách thể Stt Các KN cơ bản 1 2 3 ĐHGD- HQGHN ĐHSP- ĐHTN SV GV Chung Thứ bậc
1 KN nhận diện bản thân và các điều
kiện học tập 1,62 1,73 1,88 1,75 1,73 1,73 1,71 1,72 4
2 KN xác định mục tiêu học tập 2,02 2,13 2,22 2,14 2,1 2,13 2,07 2,10 1
3 KN xác định các công việc học tập
và chọn các phương án thực hiện 1,64 1,7 2,5 2,05 1,74 2,04 1,72 1,88 2
4 KN lập thời gian biểu, lịch trình
học tập 1,72 1,9 2,05 1,8 1,98 1,8 1,94 1,87 3
5 KN viết ra KHHT 1,52 1,54 1,55 1,56 1,52 1,57 1,47 1,52 6
6 KN thực hiện KHHT 1,62 1,76 1,78 1,73 1,71 1,7 1,7 1,70 5
7 KN theo dõi, đánh giá, rút kinh
nghiệm và điều chỉnh KHHT 1,45 1,51 1,59 1,52 1,52 1,52 1,48 1,50 7
Chung 1,66 1,75 1,94 1,79 1,77 1,78 1,74 1,76
a. Tự đánh giá của SV về mức độ KN lập KHHT trong ĐTTC
- KN lập KHHT trong ĐTTC của SV đạt mứcđộ thấp (với X= 1,76), nghĩa là SV đã thể hiện một cách đúng đắn các thao tác để lập KHHT, có một vài KN* riêng lẻ (biết lập một vài KHHT trong ĐTTC: KHHT môn học, KHHT học kỳ), nhưng chưa có tính hệ thống, chưa thể hiện sự thành thạo trong lập KHHT.
- Các KN bộ phận của KN lập KHHT phát triển không đồng đều mà xếp thành thứ bậc. KN xác định mục tiêu học tập của SV là tốt nhất (với X= 2,10), thứ nhì là KN xác định các công việc học tập và chọn các phương án thực hiện
(vớiX= 1,88), thứ ba là KN lập thời gian biểu, lịch trình học tập (với X= 1,87). Các KN này của SV ở mức độ trung bình, nghĩa là đa số SV trong mẫu đã thể hiện đầy đủ, đúng đắn ở mức cần thiết các thao tác để xác định mục tiêu học tập, xác định các công việc học tập, chọn các phương án thực hiện và lập thời gian biểu, lịch trình học tập nhưng chưa thành thạo, chưa linh hoạt.
Các KN Nhận diện bản thân (X = 1,72), Thực hiện KHHT (X = 1,70),
Viết ra KHHT (X = 1,52) và KN theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh KHHT (X = 1,50) ở mức độ thấp. Trong đó, thấp nhất là KN theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh KHHT (vớiX = 1,50).
Để xác định rõ hơn, cần có sự phân tích về mức độ có được về KN lập KHHT theo các năm học, theo đặc điểm môi trường học tập khác nhau… qua sự tự đánh giá của SV và qua đánh giá của GV.
b. Tìm hiểu sự khác biệt trong đánh giá mức độ KN lập KHHT của SV trong ĐTTC giữa các khối lớp, giữa các trường và giữa GV với SV
SV tự đánh giá mức độ KN* đạt mức độ thấp, vậy so sánh theo khối lớp (năm học), theo từng trường ĐH sẽ như thế nào? Kết quả đánh giá này có thống nhất với GV, CVHT hay không?
So sánh theo khối lớp:
Đánh giá mức độ KN lập KHHT trong ĐTTC của SV giữa năm thứ nhất, năm thứ 2 và năm thứ 3, chúng tôi thấy có sự khác biệt rõ rệt. Mức độ thực hiện KN lập KHHT trong ĐTTC của SV năm thứ nhất và năm thứ hai ở mức độ thấp
(với X = 1,66 và X = 1,75); còn mức độ thực hiện của SV năm thứ 3 ở mức trung bình (với X = 1,94).
Sự khác biệt rõ nhất thể hiện ở KN xác định các công việc phải làm và chọn các phương án thực hiện. KN này của SV năm thứ 3 ở mức độ khá, còn của SV năm thứ nhất và năm thứ 2 chỉ đạt được ở mức độ thấp. Số liệu này chứng tỏ SV năm thứ 3 có mức độ thành thạo trong việc xác định các công việc học tập, chọn các phương án thực hiện và xác định mục tiêu học tập cao hơn hẳn so với SV năm thứ nhất và SV năm thứ 2.
Các KN còn lại cũng có sự khác biệt, mức độ thực hiện KN lập KHHT của SV năm thứ 3 đều cao hơn SV năm thứ nhất và năm thứ 2.
So sánh theo trường
So sánh mức độ đánh giá KN lập KHHT trong ĐTTC của SV các trường, chúng tôi thấy có sự khác biệt nhỏ. Mức độ KN lập KHHT của SV các trường đều ở mức độ thấp (X= 1,79 và X= 1,77). Sự khác biệt này là không lớn.
Tuy nhiên, so sánh mức độ KN theo đánh giá của SV và GV ở từng KN bộ phận, thì có sự khác biệt lớn ở KN xác định các công việc phải làm và chọn các phương án thực hiện (X = 2,04 và X= 1,72). KN này của SV Trường ĐHGD – ĐHQGHN đạt mức trung bình; còn của SV Trường ĐHSP – ĐHTN ở
mức độ thấp. Sự khác biệt này được thấy rõ hơn và cụ thể hơn khi đo mức độ sản phẩm KHHT của SV hoàn thành (xin xem phân tích ở phần TN).
ĐTTC đối với các trường đại học ở Việt Nam nhìn chung còn khá mới mẻ, cho nên giai đoạn đầu áp dụng vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, bất cập, chưa quen; các nguồn lực đảm bảo cho đào tạo theo học chế TC còn nhiều hạn chế. ĐTTC đòi hỏi SV phải chủ động, phải lập KHHT. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều SV chưa có thói quen này [104] (nhiều SV còn chưa hiểu TC là gì? KHHT có cần không?). Họ thiếu kiến thức về TC, về lập KHHT trong ĐTTC….
Mặt khác, hầu hết các trường đại học cũng chưa chủ động tổ chức rèn luyện KN lập KHHT, hoặc chưa có các biện pháp hiệu quả để rèn luyện KN này cho SV (mục 2.2.2.3). Vì vậy, KN lập KHHT trong ĐTTC giữa SV các trường không có sự khác biệt đáng kể cũng là điều dễ hiểu.
So sánh giữa sự đánh giá của GV, CVHT với tự đánh giá của SV
So sánh giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của SV về mức độ thực hiện KN lập KHHT trong ĐTTC, chúng tôi thấy có sự khác biệt, tuy không lớn.
Sự khác biệt này thể hiện ở cả 7 KN thành phần của KN lập KHHT. SV tự đánh giá mức độ thành thạo của bản thân (với X= 1,78) cao hơn đánh giá của