3.1.2.1. Sơ đồ quy trình phát triển kỹ năng lập KHHT cho SV trong ĐTTC
Dựa trên các giai đoạn phát triển KN lập KHHT (mục 1.3.4), chúng tôi cụ thể hóa Quy trình phát triển KN lập KHHT cho SV trong ĐTTC như sau:
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình phát triển KN lập KHHT
A. Học kì 1- NT1:
1.1. Cung cấp hiểu biết;
1.2. Thiết kế theo mẫu
KHHT; 1.3. Cụ thể hóa thành sản phẩm; 1. Hướng dẫn &Tập thiết kế - Hình thành KN lập KHHT B. Từ Học kì 2- NT1 & 5 HK tiếp theo:
2.4. Lặp lại và nâng cao;
2.5. Cụ thể hóa thành sản
phẩm mới;
2.Tập luyện nâng cao:
Phát triển KN Lập KHHT
3. Hoàn thiện KN: SV có được: Tư duy hệ thống & Thói quenLập KHHT (KN mềm & năng lực thực hiện)
C. Năm học cuối & Tốt nghiệp
3.6.Lặp lại và nâng cao;
3.7. Lập KHHT tốt nghiệp;
3.8. Lập KH phát triển nghề nghiệp
sau tốt nghiệp.
1. Với các loại KHHT lặp lại thường xuyên (và nâng cao):
KHHT cho toàn khóa
KHHT theo năm học và KHHT theo học kỳ
KHHT theo tháng, tuần
KHHT theo chủ đề
KHHT theo môn học
2. Với tác động của: P. ĐT, Cố vấn HT & GVCN, GVBM, Cá nhân & nhóm bạn
3.1.2.2. Nội dung tập luyện trong quy trình phát triển KN lập KHHT
Quy trình phát triển KN lập KHHT trong ĐTTC bao gồm 3 giai đoạn cơ bản, với nhiều bước luyện tập:
Giai đoạn 1. Hình thành KN: Hướng dẫn và tập thiết kế KHHT.
Mục tiêu: Hình thành KN lập KHHT cho SV tối thiểu ở mức độ 3 (mức độ trung bình)
1a. Nội dung tập luyện chủ yếu ở bước 1.2 và bước 1.3, đó là:
Lập KHHT toàn khóa và lập Bản đăng ký tiến độ học tập (trích từ bản KHHT toàn khóa);
Lập KHHT năm học thứ nhất và cho Học kỳ 1: Trích từ Bản KHHT toàn khóa và cụ thể hóa thành KHHT năm học thứ nhất và Học kỳ 1.
Bao gồm 3 bước chính :
Bước 1.1. Cung cấp hiểu biết về lập KHHT trong ĐTTC và các mẫu KHHT (hoặc các phần mềm lập KHHT);
Bước 1.2. Tổ chức cho SV tập thiết kế KHHT theo mẫu;
Bước 1.3. Tổ chức cho SV thiết kế KHHT toàn khóa và KHHT năm thứ nhất thành sản phẩm (vận dung, cụ thể hóa mẫu); Tập làm quen với thiết kế KHHT theo Tháng – Tuần và KHHT theo môn học.
Thời gian rèn luyện KN lập KHHT cho SV ở giai đoạn này là tập trung trong dịp SV nhập trường (đầu học kỳ 1, Năm thứ nhất). Các trường đại học có thể tổ chức rèn luyện KN này cho SV kết hợp (tích hợp) trong “Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, SV”, thời gian chỉ cần khoảng 1- 2 buổi hướng dẫn và 1 tuần để hoàn thành.
1b. Sản phẩm tập luyện – đồng thời được SV sử dụng ngay:
01 bản KHHT toàn khóa học;
01 bản KHHT Năm thứ nhất (và KHHT học kỳ 1);
01 bản Đăng ký tiến độ học tập toàn khóa (nộp cho PĐT);
Giai đoạn 2. Tổ chức tập luyện nâng cao và phát triển KN lập KHHT
Mục tiêu: Củng cố, phát triển các KN đã hình thành ở giai đoạn 1 và luyện tập cho đa số SV đạt mức độ 4 và 5 (mức độ khá và cao).
2a. Nội dung tập luyện trong giai đoạn 2 chủ yếu là:
Từ đầu Học kỳ 2, cần tập trung cao độ cho việc tập thiết kế KHHT theo Tháng – Tuần. SV chỉ cần tự làm KHHT dựa theo mẫu, hoặc các phần mềm lập KH có sẵn;
Lặp lại và nâng cao chất lượng thiết kế các KHHT năm học và học kỳ; Thực hành kiểm soát việc thực hiện KHHT và điều chỉnh KH (nếu cần thiết) để đảm bảo KHHT được thực thi hiệu quả.
Bao gồm 2 bước chính:
Bước 2.4. Thực hành lặp lại và nâng cao:
o SV thiết kế KHHT Học kỳ 2 và các KHHT các HK tiếp theo;
o SV thiết kế các KHHT Năm thứ 2 và Năm thứ 3;
o Tập KN kiểm soát hiệu quả thực hiện và điều chỉnh KHHT.
Bước 2.5. Cụ thể hóa thành các sản phẩm mới:
o SV thiết kế KHHT Năm học và Học kỳ với yêu cầu cao hơn;
o SV tập trung thiết kế các KHHT theo Tháng – Tuần;
o SV tập trung thiết kế các KHHT theo từng môn học
o Tập KN kiểm soát hiệu quả thực hiện và điều chỉnh KHHT.
2b. Sản phẩm tập luyện (SV có thể sử dụng ngay được)
01 bản KHHT học kỳ 2 và các bản KHHT các HK tiếp sau;
Các bản KHHT Năm thứ hai, Năm thứ ba;
Các bản Đăng ký tiến độ học tập (nộp cho PĐT);
Các KHHT Tháng – Tuần để sử dụng thường xuyên;
Giai đoạn 3. Hoàn thiện KN, chuyển thành năng lực lập KH
Mục tiêu: Củng cố, phát triển các KN đã hình thành ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 và luyện tập hoàn thiện đạt mức độ 4, 5 và chuyển thành NL lập KH).
3a. Nội dung tập luyện trong giai đoạn 3 chủ yếu là:
SV tự tập luyện KN lập KHHT (cá nhân và nhóm) theo phương thức lặp lại và nâng cao, vận dụng vào các tình huống mới;
Đến giai đoạn này, SV đã có thể đạt mức thành thạo và đã hình thành NL lập KH và có được tư duy hệ thống.
Bao gồm 3 bước chính:
Bước 3.6. Tiếp tục lặp lại KN thiết kế và hoàn thiện KHHT
o Lập KHHT Năm cuối, các KHHT cho các HK cuối;
o Lập các KHHT theo tháng - tuần và theo môn học;
o Lập KHHT cho giai đoạn ôn và thi tốt nghiệp;
o Hoàn thiện KN kiểm soát hiệu quả thực hiện và điều chỉnh KHHT.
Bước 3.7. Lập KHHT tốt nghiệp khóa học: Thực chất là SV thiết kế các loại KH mới gắn với các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp:
o Lập KH thực tập tốt nghiệp;
o Lập KH thực hiện Khóa luận tốt nghiệp;
o Lập KH cho các hoạt động tốt nghiệp khóa học (hoàn thiện hồ sơ…).
Bước 3.8. Lập KH phát triển nghề nghiệp sau tốt nghiệp
SV cần biết chuẩn bị cho giai đoạn sau tốt nghiệp (tìm việc và phát triển nghề nghiệp). Do đó, cần lập KH phát triển nghề nghiệp và hoàn thiện NL nghề nghiệp chuẩn bị cho vị trí công tác sẽ đảm nhận.
Lưu ý: Việc kiểm tra và đánh giá được thực hiện tích hợp trong tất cả các bước của quy trình tập luyện, gắn với việc hoàn thành từng sản phẩm và việc cá nhân SV triển khai các KH có hiệu quả như thế nào.
3.1.2.3. Các tác nhân trợ giúp phát triển KN lập KHHT
Trong quy trình phát triển, ngoài vai trò của các hình thức rèn luyện và sự nỗ lực tập luyện của cá nhân SV, không thể thiếu sự tác động của các tác nhân theo các chức năng và vai trò đặc thù của nó.
a) Các bộ phận Quản lý đào tạo và Công tác HSSV
PĐT, Phòng Công tác HSSV (có cơ sở đào tạo ghép lại thành Phòng ĐT và Quản lý SV…) có vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn, hỗ trợ SV lập KHHT: Lập KH đào tạo của trường, khoa; Công bố các Chương trình đào tạo, hệ thống môn học và Đề cương môn học; Cung cấp các biểu mẫu KHHT và tổ chức đăng ký KHHT và tiến độ học tập…
Do đó, lãnh đạo và chuyên viên các bộ phận quản lý đào tạo và quản lý HSSV cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình và phải là những người có hiểu biết về ĐTTC, về công việc lập KHHT và biết tạo điều kiện thuận lợi cho SV lập các KHHT, đăng ký và điều chỉnh KHHT, đặc biệt là với SV năm thứ nhất.
b) Cố vấn học tập và Giáo viên chủ nhiệm
Ở nhiều trường ĐH, CVHT kiêm nhiệm công tác giáo viên chủ nhiệm (GVCN) hoặc ngược lại. Song cũng có trường ĐH, đó là 2 chức danh và loại công tác khác nhau nhưng cùng có đối tượng phục vụ là hoạt động học tập của SV và là người thay mặt Ban chủ nhiệm Khoa đào tạo trong việc trợ giúp và quản lý SV học tập.
Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của CVHT và cũng là của GVCN là tư vấn, hỗ trợ SV lập các KHHT, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp. Do đó, vai trò của CVHT và GVCN có ảnh hưởng rất lớn đến việc hướng dẫn, tư vấn SV lập các KHHT và trợ giúp họ thực hiện KHHT có hiệu quả. CVHT (và GVCN), dù là nhân viên chuyên trách hay GV kiêm nhiệm, phải là người am tường về ĐTTC, về hệ thống chương trình môn học, về công việc lập KHHT… và có các KN tư vấn SV lập KHHT phù hợp, đồng thời biết giúp họ điều chỉnh KHHT những khi cần thiết.
Vai trò của CVHT và GVCN đối với lập KHHT là đặc biệt quan trọng với SV khi mới nhập học, suốt cả năm thứ nhất, cũng như đầu mỗi năm học. Hơn nữa, trong quá trình học tập của SV, các CVHT cũng giúp họ rất nhiều để xây dựng và đảm bảo thực hiện có hiệu quả các KHHT theo Tháng- Tuần, KHHT theo môn học;
c) Giảng viên các bộ môn thuộc khối kiến thức đại cương
GV ĐH (GV) không chỉ giảng dạy tốt môn học mà còn có chức năng, trách nhiệm tư vấn SV trong học tập. Quá trình hình thành KN lập KHHT ở mỗi SV gắn liền với việc học các môn học, với sự trợ giúp của các GV, đặc biệt là khi SV phải làm KHHT môn học.
Tuy nhiên, trong thực tế, do đặc thù phân phối chương trình ĐT, các GV giảng dạy các môn học thuộc khối kiến thức đại cương (năm thứ 1 và 2) có vai trò đặc biệt. Trong quy trình phát triển KN lập KHHT có đặt ra yêu cầu các GV dạy môn học đại cương cần tham gia hướng dẫn, tư vấn và trợ giúp SV trong việc lập các KHHT, đặc biệt là đối với KHHT theo môn học. Mỗi GV giảng dạy ở năm thứ 1 và năm thứ 2 cần xác định đây là một công việc thuộc nhiệm vụ giảng dạy của mình và có sự chuẩn bị tốt cho công việc này.
Ở Việt Nam, một số trường ĐH đã đưa một “Phương pháp học đại học” vào Chương trình đào tạo. Trong môn học nên có nội dung về “Đặc điểm của phương thức ĐTTC và yêu cầu đối với người học” và “Lập KHHT trong ĐTTC”.
d) Cá nhân người học và nhóm bạn
Công việc lập KHHT đương nhiên là việc mỗi cá nhân SV phải thực hiện và phải nỗ lực tập luyện để rèn luyện KN và từ đó mà hình thành NL thực hiện của bản thân. Mọi tác nhân và sự trợ giúp chỉ là hỗ trợ cần thiết từ bên ngoài.Tuy nhiên, những hỗ trợ đó là hết sức cần thiết, thậm chí có ý nghĩa tiên quyết.
Trong các tác nhân bên ngoài, đặc biệt cần thiết và có hiệu quả cao là vai trò của nhóm bạn đối với cá nhân SV trong quá trình tập luyện theo quy trình. Trước hết là sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong nhóm SV khi xây dựng các KHHT, từ việc tập thiết kế các bản KHHT đầu tiên, việc bàn bạc lựa chọn các mục tiêu học tập, sắp xếp thời gian… cho đến việc cam kết, nhắc nhở nhau thực hiện các KHHT. Do đó, trong quy trình luyện tập, nhất là giai đoạn ban đầu ở năm thứ 1 và năm thứ 2, một trong các biện pháp hiệu quả là cần thành lập các nhóm bạn cùng tham gia lập KHHT. Đứng về góc độ tổ chức đào tạo, riêng với các lớp SV,
cũng rất cần lập các nhóm “nòng cốt” làm hạt nhân cho triển khai tập luyện KN lập KHHT với đông đảo SV.
e) Môi trường học tập- văn hóa ĐTTC
ĐTTC cho đến nay đã được triển khai ở hầu hết các trường ĐH Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng, hiệu quả ĐTTC còn nhiều bất cập. Trong đó phải kể đến quan niệm khác nhau về vai trò của KHHT đối với SV và thực tế việc tổ chức cho SV đăng ký KHHT và quản lý quá trình học tập của SV theo KHHT chưa được nhiều trường ĐH quan tâm đúng mức. Kết quả điều tra khảo sát (chương 2) đã cho thấy đa số SV hiểu được sự cần thiết phải lập KHHT và mong muốn làm chủ được các KHHT, song cũng đa số SV không làm KHHT và thậm chí rất nhiều SV còn chưa biết lập KHHT có hiệu quả. Một trong các nguyên nhân là ĐTTC ở nhiều trường ĐH chưa thực sự trở thành môi trường học tập và ở đó chưa có “văn hóa ĐTTC”... nên chưa giúp tạo động lực học tập nói chung ở đa số SV, cũng như chưa tạo được động lực giúp mỗi SV nhận thức đầy đủ sự cần thiết của KN lập KHHT như một “KN mềm” và sự cần thiết của NL và tư duy “KH hóa”. Do đó, nhà trường và các đoàn thể (Hội SV, Đoàn TNCS…) cần phải tham gia vận động, tạo thành phong trào học tập, trong đó việc tập luyện hình thành KN lập KHHT vừa là mục tiêu, vừa một nội dung then chốt thì môi trường học tập ĐTTC sẽ là tác nhân hiệu quả cho mỗi SV.
Chỉ khi nào việc lập KHHT của SV trở thành một nhiệm vụ học tập tất yếu, thành nhu cầu phát triển nghề nghiệp và phát triển bản thân của tuyệt đại đa số SV, thậm chí thành một “chuẩn đầu ra” của mục tiêu đào tạo thì hiệu quả tập luyện KN lập KHHT mới thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển thành NL học tập suốt đời của mỗi SV.
Các tác nhân trên đây có chức năng và vai trò khác nhau, song cần được huy động và tham gia vào hỗ trợ quá trình luyện tập của SV.
Chúng tôi khái quát hóa vai trò các tác nhân trong quy trình phát triển KN lập KHHT theo sơ đồ như sau:
Hình 3.2. Các tác nhân trợ giúp phát triển KN lập KHHT cho SV