Phát huy hiệu quả các hoạt động tư vấn cho SV lập KHHT của CVHT

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 110 - 116)

trong ĐTTC

Để ĐTTC có thể thành công, một loại hoạt động đặc thù ở các trường đại học là tư vấn cho SV. Trong đó tư vấn của CVHT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp SV lập KHHT và thực hiện KHHT. Làm thế nào để hoạt động tư vấn cho SV lập KHHT của CVHT hiệu quả hơn, không xảy ra tình trạng “thả nổi” hay “khoán trắng” việc lập KHHT cho SV là việc làm cần thiết.

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của CVHT trong việc giúp SV lập KHHT và thực hiện KHHT.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp a. Đối với các SV nói chung

SV năm thứ nhất

Ở năm đầu tiên, các SV còn rất bỡ ngỡ với hình thức học tập khác hẳn với lúc còn học phổ thông. Phần lớn các SV vẫn còn rụt rè, thụ động và chưa xác định rõ ràng phương hướng học tập, đặc biệt là hoàn toàn xa lạ với cách thức học trong ĐTTC.

Vì vậy, CVHT cần:

- Công việc quan trọng hàng đầu là hướng dẫn cho SV tìm hiểu chương trình đào tạo của khoá - ngành.

- Khi SV bắt đầu vào đại học, việc giới thiệu Khung chương trình đào tạo và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai cho SV là điều cần thiết, giúp SV có “cái nhìn” tổng quát về ngành nghề mình theo học.

- Đối với các học phần cơ bản trong chương trình, cần giới thiệu nội dung, ý nghĩa của nó trong chương trình học. Đối với các môn tự chọn thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành, SV chưa thật sự hiểu rõ về các môn yêu thích và phù hợp với khả năng của bản thân, CVHT cần giới thiệu nội dung và KN của từng học phần đó.

- Công việc tiếp là hướng dẫn cho SV cách lựa chọn học phần và khối lượng TC phù hợp

+ Hướng dẫn cho SV cách lựa chọn các học phần phù hợp

Trong các học kỳ đầu, SV chưa có cách nhìn tổng quát nên khó lập được KHHT toàn khóa, CVHT cần hướng dẫn SV lập KHHT toàn khóa gồm phần cứng (là các học phần học không được thay đổi trong từng học kỳ) và phần tự chọn, giúp SV dễ dàng lựa chọn và có thể điều chỉnh khi cần thiết. Trong quá trình học tập, học kỳ hè sẽ là thời gian tự điều chỉnh của SV hay học chương trình ngành 2 (nếu có). Đối với các SV học chuyên ngành hẹp thì CVHT có thể đề nghị lớp họp lại thống nhất chọn học phần học theo học kỳ nào đó, để đảm bảo số lượng SV đăng ký đủ để mở học phần.

Ngoài ra, CVHT cần giúp SV chọn lựa những học phần giúp tăng tính “mềm dẻo” cho việc chọn lựa ngành nghề trong tương lai. Có một số trường hợp nảy sinh trong quá trình học tập, SV lại cảm thấy yêu thích một số học phần khác không có trong KHHT, hoặc trong chuyên ngành; trong điều kiện đó, CVHT cần hướng dẫn, tạo điều kiện để giúp SV có thể học các học phần mà SV yêu thích.

+ Hướng dẫn cho SV chọn khối lượng TC phù hợp

Hiện nay, có một tâm lý khá phổ biến trong SV đó là phải làm sao đăng ký được tối đa số TC cho phép đăng ký trong một học kỳ là 20 TC, từ đó dẫn đến hệ quả là SV không đạt chất lượng như mong muốn. Trong khi, với một chương trình đào tạo 4 năm 137 TC, thì mỗi năm SV chỉ cần học khoảng 35 TC, mỗi học kỳ chính chỉ cần học 15 đến 17 TC là vừa. Sở dĩ nhà trường cho

đăng ký tối đa 20 TC là để dành 5 TC cho các trường hợp đặc biệt như các SV giỏi, có khả năng học vượt, hoặc dành cho các học phần thi cải thiện,…

Vì vậy, CVHT cần hướng dẫn mỗi SV nên xác định đăng ký khối lượng TC trong một học kỳ cho phù hợp với khả năng của SV.

- CVHT có thể giới thiệu Mẫu KHHT và một vài KHHT toàn khóa tiêu biểu để các SV nghiên cứu, tham khảo. (Ví dụ Phụ lục 6).

- Đến giai đoạn SV thực hiện lập KHHT toàn khóa, CVHT chia nhóm SV để các em có thể trao đổi thông tin, giải đáp các thắc mắc cho SV nếu SV cần. Như vậy, SV có được thuận lợi và không có nhiều sai sót trong KHHT của mình.

- Sau khi SV lập KHHT xong, CVHT ký duyệt nếu thấy KHHT của SV phù hợp và đáp ứng được khung chương trình đào tạo ngành. Nếu không phù hợp, CVHT cần trao đổi trực tiếp với những SV đó, giúp họ điều chỉnh KHHT.

- Nhắc nhở và theo dõi việc đăng ký các học phần ở từng học kỳ để hoàn thành KHHT đã lập của SV cho phù hợp với quy định của trường.

SV năm thứ hai và năm thứ ba

SV năm thứ hai & ba đã quen với các hoạt động đăng ký học phần. Phần lớn các vấn đề phát sinh có thể xảy ra đối với họ là: bên cạnh việc chọn lựa các học phần phù hợp, định hướng làm luận văn tốt nghiệp, định hướng tương lai ... nhiều SV có xu hướng chạy theo số TC đạt được, không quan tâm kiến thức mình học được bao nhiêu, đa số SV vẫn còn chưa xác định rõ phương pháp học tập đúng đắn, nhất là các SV bị điểm yếu kém trong năm học thứ nhất thường cảm thấy mất tự tin.

Vì vậy, CVHT cần:

- Dựa vào kết quả học tập của năm thứ nhất để đánh giá sơ bộ NL học tập của từng SV, từ đó giúp các SV lập KHHT phù hợp;

- Rèn luyện tính tự lập cho SV qua cách hướng dẫn SV phương pháp tự học, tìm thông tin trên mạng;

- Giúp SV nhận thức rõ CVHT chỉ là người tư vấn cho các SV chọn hướng đúng đắn chứ không phải là người “dắt tay chỉ việc”. Muốn vậy, CVHT phải nhạy bén trong cách trả lời những thắc mắc của SV, không phải bất cứ câu hỏi nào của SV đều bắt buộc CVHT trả lời rõ ràng, đôi khi CVHT thay vì phải trả lời câu hỏi của SV thì sẽ đặt ra những câu hỏi gợi ý cho các SV để giúp các SV bỏ đi những thói quen thụ động, ít chịu tìm tòi suy nghĩ. Tuy nhiên, CVHT phải hết sức nhạy bén và tế nhị trong cách đặt ra câu hỏi để giúp các SV không cảm thấy thất vọng khi có thắc mắc.

- Tư vấn SV tự nâng cao trình độ ngoại ngữ, gợi ý cho SV thấy rõ trình độ ngoại ngữ cũng là một trong những tiêu chuẩn để xét chọn việc làm.

- Thành lập các nhóm học tập để các SV giỏi phụ đạo cho các SV yếu, kém. Nhấn mạnh phần đóng góp này sẽ được cộng thêm trong điểm rèn luyện để khuyến khích SV tham gia. CVHT nên nhạy bén để sắp xếp, phân công cho phù hợp, nhắc nhở các SV khá giỏi báo cáo kịp thời với CVHT những trường hợp SV bỏ học thường xuyên. Tư vấn cho các SV thấy rõ việc đăng ký học vừa sức sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp hơn (điểm cao hơn, nắm vững kiến thức hơn do có nhiều thời gian đầu tư cho học tập hơn).

- Phần lớn SV năm thứ ba khi làm Khoá luận tốt nghiệp, nhưng vẫn chưa định hướng rõ sẽ làm về lĩnh vực nào. Do đó, CVHT cần tư vấn và tạo điều kiện giúp các SV hình thành dần dần tác phong nghiên cứu khoa học cũng như định hướng nghiên cứu phù hợp với khả năng.

Đối với SV năm cuối

Hầu hết SV vẫn chưa định hướng nghề nghiệp, rất lo lắng khi nghĩ về tương lai. Mong muốn của phần lớn SV là vừa tốt nghiệp xong sẽ xin được việc làm ngay, một số ít SV với điều kiện kinh tế gia đình ổn định thì mong muốn tiếp tục học thêm chương trình Cao học.

Vì vậy, CVHT cần:

- Nếu có điều kiện, CVHT có thể tổ chức các buổi giao lưu giữa SV năm cuối với các cựu SV đã có việc làm ổn định, thành đạt để SV học hỏi kinh nghiệm.

- Tư vấn cho SV về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cho SV biết hiện tại nên làm gì và cần phải cố gắng đạt được những gì,... để giúp SV đề ra mục tiêu cho tương lai, phấn đấu học tập tốt hơn.

- Tư vấn cho SV thấy được tính đa dạng của những công việc có thể tìm và các điều kiện làm việc mà SV có thể gặp phải. Giáo dục các SV thấy rõ giá trị quan trọng của một người làm việc có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật cao có đạo đức trong công việc.

b. Đối với SV thuộc các đối tượng đặc biệt

Đối với SV khá, giỏi trở lên

- Tập hợp danh sách các SV có điểm trung bình chung học kỳ hoặc trung bình chung tích lũy khá, giỏi trở lên;

- Tư vấn về việc học vượt cho đối tượng này;

- Giúp SV lập KHHT học vượt phù hợp và tạo điều kiện giúp SV quyết tâm, kiên trì thực hiện KH này.

Đối với SV diện cảnh báo

- Tập hợp danh sách SV có điểm trung bình chung đáng báo động, học tập sa sút.

- Gặp gỡ những SV này để tìm hiểu nguyên nhân và giúp tìm cách khắc phục. - Hướng dẫn SV phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển KN nghề nghiệp, KN mềm.

- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi quá trình học tập, kết quả học tập và giúp những SV này điều chỉnh KHHT cho phù hợp như hướng dẫn các em đăng ký lại hoặc giảm số môn mà các SV này định đăng ký trong 1 kỳ để đảm bảo không bị cảnh báo ở mức nguy hiểm hơn.

Đối với những SV muốn học song song hai chương trình

- Việc học song ngành có rất nhiều khó khăn và áp lực, nếu SV không nắm rõ mục đích của bản thân thì thường không thể hoàn thành chương trình

ngành học thứ hai, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến ngành học thứ nhất. Vì vậy, việc đầu tiên là CVHT cần tư vấn giúp SV xác định đúng và rõ ràng mục đích, mục tiêu của việc học song ngành.

- Tư vấn để SV lựa chọn ngành thứ 2 phù hợp dựa trên cơ sở sở thích và NL của SV; nhu cầu và xu thế của ngành đó; sự phù hợp, bổ sung của ngành II cho chuyên ngành I mà SV đang học.

- Tư vấn SV lập KHHT toàn khóa, thời khóa biểu song ngành cho những năm còn lại; KH cụ thể trong từng học kỳ và sắp xếp thời gian biểu cho các môn học của cả 2 chương trình một cách hợp lý, khoa học và có hệ thống. Trong KH SV cần xác định rõ: Những học phần của chương trình I được chuyển kết quả sang chương trình II; Những học phần cần học bổ xung theo cơ cấu đào tạo của chương trình II; Những học phần của chương trình I được phép học trước theo chương trình II.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

- Tổ chức đội ngũ tư vấn: Để có thể tổ chức tư vấn học tập tốt cho SV, cần có một đội ngũ gồm Đại diện Ban Chủ nhiệm khoa phụ trách chương trình đào tạo và đội ngũ GV cơ hữu trực tiếp tham gia giảng dạy. Tư vấn cấp chương trình nên là những người trong Ban Chủ nhiệm khoa, tư vấn cấp môn học và bộ môn nên là việc của đội ngũ GV cơ hữu.

- Tổ chức hoạt động tư vấn: Hoạt động tư vấn nên được tổ chức thường xuyên vào mỗi ngày và định kỳ theo từng năm học.

- Vào đầu năm học mới, nhà trường cần có KH cụ thể cho mỗi khoa thực hiện công tác tư vấn cho toàn thể SV của từng khoa. Hoạt động tư vấn sẽ được bộ phận phụ trách lo nội dung và chương trình để tổ chức tư vấn cho SV (gồm tân SV và những SV đang theo học tại khoa).

- Đội ngũ tư vấn bố trí nhân sự tư vấn cho SV, sao cho mỗi 02 buổi làm việc trong ngày đều có ít nhất 02 người tư vấn (01 trong Ban Chủ nhiệm khoa và 01 trong đội ngũ GV cơ hữu của khoa) để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho SV.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để thực hiện tốt khâu này, nhà trường cần có những quy định và chính sách thích hợp cho đội ngũ tư vấn và phải xem công tác này là khâu không thể thiếu trong quy trình đào tạo tại trường.

- CVHT phải là những người am hiểu về chương trình đào tạo và ngành nghề của chương trình trong xã hội; hiểu về ý nghĩa, mục đích, mục tiêu, kiến thức và phương pháp học của từng môn học; hiểu về KH đào tạo của chương trình học, phương pháp và KN học ở đại học v.v.

- Xác định được nhu cầu tư vấn học tập của SV.

- Để có thể theo dõi tình hình học tập của SV và có biện pháp hỗ trợ, điều chỉnh KHHT phù hợp, sĩ số lớp không nên quá đông. Mỗi CVHT chỉ nên đảm trách một số lượng SV nhất định để theo dõi toàn bộ quá trình học tập của SV, giúp đỡ các SV hoàn thành khóa học cách tốt nhất.

- CVHT cần sắp xếp thời gian để định kỳ tiếp xúc với SV, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của SV. Ngoài ra, CVHT cũng nên sử dụng các hình thức khác như trao đổi qua thư điện tử (mail), qua điện thoại…để liên lạc, thông tin kịp thời khi cần thiết.

- Ngoài ra, trường nên tạo điều kiện cho khoa có phòng tư vấn riêng để có thể thực hiện tốt công tác này. Có phòng riêng để tư vấn thể hiện nhà trường và khoa rất chú trọng đến hoạt động này trong quy trình đào tạo của khoa và trường. Có phòng riêng, tư vấn viên và SV cũng cảm thấy thoải mái và được quan tâm. Điều này cũng yêu cầu sự làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp của đội ngũ tư vấn. Với phong cách chuyên nghiệp, hoạt động tư vấn sẽ đạt hiệu suất và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)