Các giai đoạn của quá trình phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập trong ĐTTC

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 57 - 60)

trong ĐTTC

Hình thành KN là một quá trình khó khăn, phức tạp, là kết quả của sự phối hợp nhiều yếu tố tâm lý – vận động. Có nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến các giai đoạn hình thành KN:

 Kixegov X. I., Platônov K. K. và Gulôbev G. G., Dương Thị Diệu Hoa và Đỗ Thị Châu... Đưa ra qui trình hình thành KNHT gồm 5 giai đoạn, đó là:

Nhận thức hành động; Lĩnh hội hoặc tái hiện lại hành động; Quan sát hành động và bắt chước hành động và, hành động độc lập [dẫn theo 58] hoặc:

Thiết lập cơ sở định hướng hành động; hành động với đồ vật hay vật chất hóa; hành động ngôn ngữ bên ngoài, hành động với lời nói thầm và, hành động trí óc [31].

 Abbatt F. P., Trần Quốc Thành đưa ra quy trình hình thành KN gồm 3 bước:

(i) Làm quen và lĩnh hội vận động; (ii) Mô tả được KN, thực hành đúng mẫu hành động; (iii) Tự động hóa vận động và “mài bóng” KN nhờ quá trình ổn định hóa và tiêu chuẩn hóa [dẫn theo 2].

Tuy cách tiếp cận khác nhau, việc chia ra các giai đoạn hình thành KN cũng khác nhau, song các tác giả trên đều thống nhất rằng: Quá trình hình thành KN được diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, theo quy trình với 4 khâu cơ bản: Thứ nhất, người học phải làm quen và nắm được cách thức thực hiện hành động (bao gồm việc nắm vững mục đích, ý nghĩa của KN, yêu cầu của hoạt động và cách thức thực hiện hành động...); Thứ hai, người học phải được tập theo đúng mẫu thao tác và phải lặp lại vận động nhiều lần theo đúng mẫu; Thứ ba, người học phải tích cực tự luyện tập để định hình KN (động hình hóa); Cuối cùng, hình

thành thói quen hành vi (chuyển thành kỹ xảo), đồng thời có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong những tình huống khác nhau của hoạt động.

Như vậy, quá trình hình thành KN nhất thiết phải diễn ra trên hai cấp độ chính: Cấp độ nhận thức và cấp độ vận động.

Ở cấp độ nhận thức, cá nhân phải có hiểu biết về hoạt động, tức là hiểu biết về mục đích, ý nghĩa của KN về yêu cầu của hoạt động và cách thức thực hiện hành động để đạt kết quả.

Ở cấp độ vận động, cá nhân cần thực hiện lại các vận động của hoạt động theo tri thức đã lĩnh hội và theo hành động mẫu, tích cực luyện tập để ổn định KN, đồng thời trên cơ sở đó có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo chúng trong những tình huống khác nhau của hoạt động.

 Trên cơ sở phân tích các giai đoạn hình thành KN của các tác giả đi trước, chúng tôi thống nhất vận dụng quy trình hình thành KN của tác giả Kixegov. Theo đó, quá trình tập luyện hình thành KN gồm 5 giai đoạn chính yếu:

- Giai đoạn 1: Tiếp thu tri thức về hoạt động và các hành động cụ thể (bao gồm việc nhận thức được mục đích, ý nghĩa của KHHT, yêu cầu và cách thức thực hiện hành động lập KHHT...);

- Giai đoạn 2: Diễn đạt lại được, hoặc tái hiện lại được những tri thức về hoạt động: Mô tả đúng được các mục tiêu học tập, cách thức và các bước tiến hành thiết kế của từng loại KHHT.

- Giai đoạn 3: Bắt chước được đúng trình tự các thao tác của hành động trên cơ sở nắm vững được cách thức tiến hành hành động; theo đúng với hành động mẫu và quy trình mẫu cho trước, hoặc với sự làm mẫu và kèm cặp của người hướng dẫn: Làm đúng các thao tác mẫu của quy trình thiết lập các KHHT với sự quan sát trực tiếp các mẫu KHHT, hoặc với sự chỉ dẫn của người hướng dẫn…

- Giai đoạn 4: Vận dụng các tri thức hành động để thực hiện đúng logic hành động một cách có ý thức: Tự lực thiết kế được KHHT dựa trên mẫu các KHHT hoặc các phần mềm soạn thảo KH;

- Giai đoạn 5: Vận dụng một cách chủ động và hiệu quả, có tính sáng tạo trong những tình huống khác nhau của hoạt động: Chủ động làm được các KHHT phù hợp với mục tiêu và điều kiện của bản thân và có thể điều chỉnh hợp lý các KHHT một cách hiệu quả.

Theo chúng tôi, hoàn toàn có thể dựa trên các giai đoạn hình thành KN để xác định các giai đoạn của quá trình rèn luyện KN lập KHHT trong ĐTTC cho SV như sau:

Hình 1.1. Các giai đoạn phát triển KN lập KHHT cho SV đại học trong ĐTTC

Từ đó, chúng tôi xác định các công việc trong quy trình rèn luyện KN lập KHHT mà GV cần phải thực hiện là: Giới thiệu cho SV về mục đích, ý nghĩa của việc lập KHHT; Giới thiệu mẫu chung về KHHT; Hướng dẫn SV các bước lập KHHT theo mẫu; Luyện tập SV tự lập KHHT của bản thân; Theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra SV thực hiện KH đã lập và Giúp SV tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh KHHT hiệu quả.

1. Cung cấp hiểu biết về lập KHHT trong ĐTTC

2. Tổ chức QS mẫu và lặp lại theo mẫu

3. Tổ chức làm KHHT kèm theo sự hướng dẫn 4. Tổ chức tự tập luyện lập các KHHT 5. SV thực hiện KHHT và KT, điều chỉnh KH

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 57 - 60)