Các mức độ phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập trong ĐTTC

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 54 - 57)

1.3.3.1. Các mức độ phát triển kỹ năng

Có nhiều quan điểm khác nhau về các mức độ của KN:

Quan điểm chia KN thành hai mức độ:

Với quan điểm này, căn cứ vào tính đầy đủ và tính thành thục của thao tác hành động, các tác giả Belaiev B. V., Archiomov V. A., Rudic P. A., Thodorson G.

... chia KN thành hai mức độ: KN bậc 1 (được hình thành trên cơ sở tri thức) và KN bậc 2 (được hình thành trên cơ sở các kỹ xảo và có tính sáng tạo) [49].

Lêvitov N. Đ. cũng cho rằng: Có hai loại KN: KN sơ bộ (KN biểu hiện ở thí nghiệm thành công bước đầu trong việc hoàn thành một động tác và có kết quả nhất định) và KN ở giai đoạn phát triển cao (đòi hỏi thực tiễn luyện tập và nó dần dần chuyển thành kỹ xảo) [46]... Việc các tác giả phân chia KN thành hai mức độ là quá khái quát. Điều này gây khó khăn trong việc đánh giá mức độ phát triển KN của cá nhân.

Quan điểm chia mức độ KN theo các giai đoạn phát triển của KN:

Theo quan điểm này, có các tác giả Kixegov X. I., Platônov K. K. và Gulôbev G. G., Vũ Dũng, Trần Quốc Thành, Dương Diệu Hoa, Đỗ Thị Châu...

Theo Kixegov X. I. , Quá trình hình thành KN, kỹ xảo cho SV gồm 5 giai đoạn. Tương ứng với 5 giai đoạn là năm mức độ phát triển KN từ thấp đến cao. Đó là các mức độ: Nhận thức, tái hiện, quan sát, bắt chước và hành động độc lập [dẫn theo 58].

Platônov K. K. và Gulôbev G. G. cũng đưa ra 5 mức độ của KN, tương ứng với 5 giai đoạn phát triển của KN. Đó là các mức độ: KN còn sơ đẳng, KN đã có nhưng chưa đầy đủ; KN chung song còn mang tính riêng lẻ; KN ở trình độ cao, cá nhân vừa thành thạo, vừa sáng tạo sử dụng KN trong những điều kiện khác nhau. Tiêu chí để đánh giá mức độ của KN là tính đầy đủ, tính thành thạo và tính sáng tạo [64].

Tác giả Trần Quốc Thành đưa ra ba mức độ của KN tương ứng với ba giai đoạn hình thành KN. Đó là các mức độ: Nhận thức; Quan sát; Bắt chước và hành động độc lập [74, tr.30]...

Theo quan điểm này, KN được hình thành qua các mức độ từ thấp đến cao, từ bị động đến chủ động và hoàn toàn có thể xác định những tiêu chí nhận diện, đánh giá KN và phân chia KN thành các mức độ khác nhau...

1.3.3.2. Các mức độ phát triển KN lập KHHT trong ĐTTC

Trên cơ sở kế thừa và phát triển quan điểm của các tác giả đi trước và căn cứ vào 3 tiêu chí chủ yếu: Tính đúng đắn của các thao tác; Tính thành thạo của các thao tác và tính hiệu quả của việc thực hiện hoạt động, chúng tôi cho rằng có thể đánh giá KN lập KHHT trong ĐTTC theo 5 mức độ phát triển KN như sau:

Mức độ 1: Chưa thực sự có KN lập KHHT trong ĐTTC (KN*). Ở mức độ này, SV mới chỉ có được một số thao tác để thực hiện hoạt động nhưng chưa chính xác, thậm chí chưa nắm được tri thức lý thuyết trong thực hiện lập KHHT và kết quả hoạt động dĩ nhiên là chưa đạt yêu cầu, chủ yếu là SV mới dừng ở mức độ ”nhận biết”, mà chưa đủ sức tự lập một KH.

Mức độ 2: Có KN* ở mức độ thấp. Ở mức độ này, SV đã thể hiện một cách đúng đắn các thao tác để lập KHHT, có một vài KN* riêng lẻ (xác định mục tiêu học tập, xác định các công việc học tập…, có thể biết làm một vài KHHT trong ĐTTC: KHHT môn học, KHHT học kỳ). Các thao tác lập KHHT còn chưa có tính hệ thống, chưa thể hiện sự thành thạo và hoạt động lập KHHT đạt kết quả thấp, hoặc đạt 1 số yêu cầu nào đó nhưng chưa đầy đủ và chưa ổn định.

Mức độ 3: Có KN* ở mức độ trung bình. Ở mức độ này, SV thể hiện tương đối đầy đủ các thao tác để thực hiện hoạt động lập KHHT, đã lập được các loại KHHT đáp ứng được yêu cầu cơ bản của KHHT trong ĐTTC, nhưng chưa đủ thành thạo, chưa linh hoạt trong tiến hành các thao tác và hoạt động lập KHHT đạt kết quả trung bình, hoặc khá nhưng chưa vững chắc.

Mức độ 4: Có KN* ở mức độ khá. Ở mức độ này, SV thể hiện gần như đầy đủ, có tính tổng thể, thường xuyên, đúng đắn, bắt đầu có sự thuần thục các thao tác để lập KHHT ở mức khá thạo, tuy tính linh hoạt của các thao tác chưa hoàn toàn chủ động, chưa vượt ra ngoài Chương trình đào tạo (một khóa học), chưa chuyển thành KNS. Hoạt động lập KHHT của SV đạt kết quả ở mức khá, vững chắc.

Mức độ 5: Có KN* ở mức độ cao. Ở mức độ này, SV đã có đầy đủ các thao tác để thực hiện lập KHHT, thể hiện các thao tác một cách đúng đắn, thành thạo, sáng tạo trong lập KHHT, tầm nhìn vượt ra ngoài chương trình đào tạo của

một khóa học, là KNS, trở thành loại NL tư duy cao cấp và các hành động lập KHHT trở nên thành thạo, chủ động hoàn toàn, đạt kết quả tốt.

Với KN* từ mức độ 4 và 5, cần phải tổ chức luyện tập một cách có hệ thống thì mới có được. KN* khi đạt đến mức thành thạo, sẽ trở thành NL tư duy khoa học (NL KH hóa công việc). Đây là mục tiêu cuối cùng của quá trình rèn luyện KN lập KHHT.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng lập kế hoạch học tập cho sinh viên đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 54 - 57)