Từ Soka Kyoiku Gakkai đến Soka Gakkai

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa soka gakkai với các chính đảng nhật bản từ 1930 đến nay (Trang 41 - 44)

Chương 2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC

2.1. Quá trình thành lập và phát triển của Soka Gakkai

2.1.1. Từ Soka Kyoiku Gakkai đến Soka Gakkai

Tổ chức Soka Gakkai, tiếng Nhật là 創価学会 (Sáng giá Học hội) được biết đến là một tổ chức tôn giáo theo Phật giáo, được chính thức thành lập vào năm 1930. Trên thực tế, tổ chức có thể đã hoạt động từ sớm hơn thế nhưng người ta đã lấy mốc tháng 11 năm 1930, cùng khoảng thời gian mà Makiguchi và học trò của mình Toda Josei cho xuất bản tập đầu tiên của kiệt tác Soka Kyoiku Taikei (創価教育体系: Sáng giá giáo dục thể hệ). Chữ Soka (創価: Sáng giá) trong tên gọi của tổ chức hiện nay là viết tắt cho cụm từ “Kachi no sozo” – 価値 の創造, tức là “sự tạo ra những giá trị”. Những giá trị này là những giá trị sẽ mang lại niềm hạnh phúc cho người người và hòa bình cho thế giới, đây cũng

39

chính là mục tiêu tối thượng của tổ chức, được lặp đi lặp lại trong nhiều ghi chép của các đời Chủ tịch. Tuy nhiên, đương thời vào lúc thành lập, Soka Gakkai có tên là “Soka Kyoiku Gakkai” (創価教育学会: Sáng giá Giáo dục Học hội). Nếu chỉ từ tên gọi, dù là Soka Gakkai hay Soka Kyoiku Gakkai thì người ta cũng khó nghĩ rằng đây lại là một tổ chức tôn giáo mà phải là một tổ chức học thuật thì đúng hơn. Trên thực tế, vào khoảng thời gian được thành lập, Soka Gakkai có xu hướng là một đoàn thể thiên về tính giáo dục hơn là tôn giáo. Tham khảo ở điều 2 trong các “Quy tắc quan trọng của Soka Kyoiku Gakkai”: “Hội có mục đích là thực hiện các nghiên cứu giáo dục học về thể chế giáo dục sáng tạo giá trị và đào tạo ra những nhà giáo dục ưu tú, cùng với đó là cải thiện nền giáo dục của cả quốc gia”; hay điều 4 khi nói về phương thức phổ cập và tiến hành các mục tiêu nêu trên cũng chỉ đề cập tới việc bố trí các cơ sở nghiên cứu, tổ chức các buổi tọa đàm, xuất bản sách báo và tạp chí, hoàn toàn không đề cập gì tới các hoạt động mang tính chất tôn giáo cả (Shimada 2004, tr. 17). Điều này là vì Chủ tịch đầu tiên Makiguchi Tsunesaburo xuất thân là một nhà giáo dục, ông từng là hiệu trưởng một trường tiểu học ở Tokyo và đã dành rất nhiều công sức, thời gian để nghiên cứu và viết sách về lĩnh vực giáo dục.

Vào tháng 3 năm 1945, học trò của Makiguchi là Toda, đồng thời cũng là Chủ tịch đời thứ 2 của Soka Gakkai đã chính thức đổi tên của tổ chức từ Soka Kyoiku Gakkai sang Soka Gakkai. Có sự thay đổi này là vì Toda cho rằng hoạt động của tổ chức lúc này không chỉ đơn thuần là cải thiện giáo dục nữa mà đã mở rộng hơn thế rất nhiều, đó là hướng tới mục tiêu thay đổi xã hội để con người được sống trong hòa bình và hạnh phúc. Từ đây ta có thể tính chất tôn giáo của Soka Gakkai đã lấn át rất nhiều so với đặc tính giáo dục vốn có của nó. Trên thực tế, việc chuyển đổi từ một tổ chức giáo dục sang tôn giáo của Soka Gakkai có thể đã xảy ra từ năm 1940. Lúc này, một cuộc nghị lớn khoảng 300 người tham gia của tổ chức đã diễn ra tại khuôn viên của Hội quán quân sự Kudan (nay

40

là Hội quán Kudan), tại đây Makiguchi đã chính thức nhận vị trí Chủ tịch của Soka Gakkai. Sau đó, trong các “Quy tắc quan trọng của Soka Kyoiku Gakkai”

đã có thêm một điều ước: “Hội chúng ta tuân theo giáo lý vô thượng tối cao của Phật giáo Nhật Liên – San Daihihou (三大秘法: Tam đại bí pháp), thực hiện cách tân giáo dục – tôn giáo – lối sống, làm cho sáng tỏ con đường sống trung hiếu, như vậy chính là lấy việc mang lại hạnh phúc cho quốc gia và quốc dân làm mục tiêu” (Shimada 2004, tr. 25).

Ngoài ra, hình thức “Zadankai” (座談会: Tọa đàm hội) mà tại đó những tín đồ sẽ tập trung để phục vụ cho mục đích truyền giáo cũng đã được Makiguchi tổ chức vào khoảng thời gian này. Hình thức “Zadankai” được Soka Gakkai duy trì cho tới hiện nay và cũng nắm giữ một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động của tổ chức. Lúc đầu Zadankai được gọi là “Seikatsu Kakushin Jikken Shoumei Zadankai” (生活革新実験少年座談会: Sinh hoạt cách tân thực nghiệm chứng minh tọa đàm hội), tức là tại đây các hội viên sẽ đưa ra những ví dụ (có thể của bản thân hoặc người khác) về những lợi ích cùng như những hình phạt khi tín đồ nghe theo giáo lý của tổ chức nhằm chứng minh giá trị của giáo lý của Phật giáo Nhật Liên. Một minh chứng khác có thể kể đến đó là hoạt động của cơ quan báo chí của tổ chức. Lúc đầu, các bài viết, bài báo... của cơ quan mang tính học thuật cao, thể hiện đúng tính chất là một cơ quan báo chí của một tổ chức giáo dục.

Tuy nhiên, từ giai đoạn 1940 trở đi, trên các mặt báo và tạp chí của tổ chức lại có nhiều các bài viết với nội dung thiên về tính tôn giáo như: hội viên trở nên an cư lạc nghiệp hơn sau khi tham gia tổ chức, khi nhắm mắt cũng thanh thản hơn, hay nhờ ân đức của Makiguchi mà những kẻ nghiện rượu lại có thể bỏ rượu hoặc vì hội viên đi theo những tín ngưỡng khác mà lại bị bệnh tật liên miên... Rất rõ ràng là Soka Gakkai đã có sự chuyển mình từ một tổ chức giáo dục sang tôn giáo từ thời Makiguchi, trước lúc mà Toda trở thành Chủ tịch và đổi tên tổ chức.

Nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là Makiguchi mặc dù xuất thân là một nhà

41

giáo dục nhưng lại là người nhận ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ tôn giáo. Trước khi bị thu hút bởi Phật giáo Nhật Liên thì Makiguchi đã là một con người thân thuộc với giới tôn giáo, cụ thể là đạo Tin Lành. Ngôi trường sư phạm mà Makiguchi theo học tọa lạc tại Sapporo, cứ điểm của truyền giáo của đạo Tin Lành, tại đây có trường Nông nghiệp Sapporo vốn là nơi sinh ra các nhà truyền đạo Tin Lành nổi tiếng như Uchimura Kanzo hay Itobe Inazou. Bản thân Makiguchi cũng có kể về việc bản thân có nhiều bạn bè thân hữu là các tín đồ Tin Lành trong các tác phẩm của mình. Có nghĩa là bản thân ông không phải là người có thành kiến nặng nề đối với tôn giáo và khi tiếp xúc với Phật giáo Nhật Liên và tìm thấy sự cộng hưởng mạnh mẽ với tư tưởng của tông giáo này, việc tổ chức Soka Gakkai do Makiguchi làm Chủ tịch, ban đầu vốn mang đậm tính giáo dục hơn dần dần có xu hướng chuyển mình sang tính tôn giáo cũng là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa soka gakkai với các chính đảng nhật bản từ 1930 đến nay (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)