Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa soka gakkai với các chính đảng nhật bản từ 1930 đến nay (Trang 54 - 58)

Chương 2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC

2.2. Soka Gakkai hiện nay

2.2.3. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức cơ bản của Soka Gakkai có trụ sở chính ở Tokyo và có 12 chi nhánh trải dài trên toàn quốc: Hội quán Hokkaido (tỉnh Hokkaido), Hội quán Tohoku (tỉnh Miyagi), Hội quán Kanto (tỉnh Saitama), Hội quán văn hóa Kanagawa (tỉnh Kanagawa), Hội quán kỷ niệm Ikeda Chubu (tỉnh Aichi), Hội quán văn hóa Ikeda Niigata (tỉnh Niigata), Hội quán văn hóa Ishikawa (tỉnh Ishikawa), Hội quán kỷ niệm Ikeda Kansai (tỉnh Osaka), Hội quán kỷ niệm hòa bình Ikeda Hiroshi (tỉnh Hiroshima), Hội quán văn hóa Ikeda Shikoku (tỉnh Kagawa), Giảng đường Ikeda Kyushu (tỉnh Fukuoka), Hội quán hòa bình quốc tế Okinawa (tỉnh Okinawa).

“Somukai” (Hội đồng tổng vụ), được cho là cơ quan ra quyết định tối cao của hiệp hội, quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến việc vận hành của tổ chức, chẳng hạn như phê duyệt các chính sách hoạt động hàng năm và quyết toán các khoản thu chi. “Chuo Kagi” (Hội nghị trung ương) vận hành dưới sự quản lý của Chủ tịch, tham gia vào việc hỗ trợ để quyết định các vấn đề như cách tiến hành các hoạt động cụ thể nào đó của các đại diện các đơn vị khác như:

Josei bu (Hội phụ nữ), Seinen bu (Hội thanh niên)... Ngoài ra, mỗi khu vực đều có một “Homen unei kaigi” (Hội nghị cấp khu vực) của khu vực đó, hoạt động dưới sự điều phối của “Homen cho” (Quản lý cấp khu vực), và mỗi tỉnh thành lập một “Hội nghị cấp tỉnh”, hoạt động dưới một “Ken cho” (Quản lý cấp tỉnh) của tỉnh đó.

52

Ở mỗi đơn vị hành chính mà Soka Gakkai có cơ sở đều có cơ cấu khu vực cơ bản: “Bun ken/Ku” (Phân huyện/Khu)” – “Ken/ Bunku” (Quyển/Phân khu) –

“Honbu” (bản bộ) – “Shibu” (Chi bộ) – “Chiku” (Địa khu) – Block (các khối).

Các hoạt động của Shibu được thực hiện thông qua các cuộc họp bàn tại các

“Shibu kyogi kai” (hội đồng cấp chi bộ) và tương tự như vậy, hoạt động của Chiku thì phải thông qua cuộc họp tại “Chiku kyogi kai” (hội đồng cấp địa khu).

Tất cả các thành viên thuộc Block và tham gia hoạt động trong khu vực của Block mà họ trực thuộc. Hơn nữa, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính, các thành viên sẽ được xếp vào các nhóm khác như: “Sonen bu”(hội người trưởng thành), “Josei bu” (Hội phụ nữ) hay “Seinen bu” (Hội thanh niên) (hội thanh niên gồm: “Danshi bu” (Hội con trai), “Gakusei bu” (Hội học sinh) và “Mirai bu” (Hội tương lai)).

Ngoài ra, tổ chức của Soka Gakkai bao gồm “Kyogaku bu” (Bộ phận giáo lý) mà tại đó, thành viên của bộ là các học giả chuyên nghiên cứu các giáo lý của Phật giáo; “Bunka bu” (Ban văn hóa) bao gồm các thành viên hoạt động trong các lĩnh vực xã hội khác nhau (nghệ thuật, văn nghệ, học thuật…); “Shakai honbu” (Bộ xã hội), “Chiiki bu” (Bộ khu vực); “Kyoiku bu” (Bộ giáo dục) và

“Kokusai bu” (Bộ quốc tế).

53

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Soka Gakkai

Các cơ quan đáng chú ý bao gồm có: Hội đồng tổng vụ; Hội đồng chọn Chủ tịch; Hội đồng chỉ đạo tối cao; Hội đồng tham nghị; Hội nghị trung ương;

Hội đồng sư phạm; Hội nghị quản lý cấp khu vực/tỉnh; Hội nghị xã hội; Hội nghị xúc tiến hòa bình; Hội đồng giám sát/ Hội đồng xét duyệt trung ương.

54

Hội đồng tổng vụ được cấu tạo bởi các vấn đề chung của các thành viên giải quyết các vấn đề tổng vụ. Hội đồng có nhiệm vụ quyết định các công việc quan trọng như các chính sách hoạt động hàng năm và phê duyệt báo cáo tài chính. Hội đồng chọn Chủ tịch là một ủy ban lựa chọn Chủ tịch bao gồm các thành viên đại diện của các bộ phận khác. Hội đồng chỉ đạo tối cao được tạo ra để duy trì nghiêm túc "tinh thần Gakkai '' của ba vị Chủ tịch, đồng thời đào sâu hơn và lưu truyền lại nó nhằm cung cấp hướng dẫn và lời khuyên về tôn giáo Hội đồng tham nghị là một cơ quan tư vấn cho Chủ tịch về các vấn đề quan trọng như chính sách hoạt động hàng năm. Hội nghị trung ương chủ trì và quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các công việc quan trọng, chẳng hạn như công tác tổ chức và nhân sự, dựa trên các quyết định của Hội đồng tổng vụ. Hội đồng sư phạm thực hiện nghiên cứu giáo lý và thúc đẩy việc dạy - học giáo lý.

Hội nghị quản lý cấp khu vực / tỉnh vận hành tuân theo sự quản lý trực tiếp từ Hội nghị Trung ương. Cơ quan này được thành lập ở các khu vực và tỉnh để xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ sơ tại khu vực, tỉnh đó. Hội nghị xã hội được thành lập ở mỗi chính quyền trung ương, khu vực và tỉnh, các ủy ban này thảo luận và quyết định quan điểm về các vấn đề xã hội do hội nghị trung ương và hội nghị quản lý khu vực / tỉnh ủy thác.

Bên cạnh đó, bộ phận này cũng đảm nhận chức năng xử lý các vấn đề về các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương. Hội nghị xúc tiến hòa bình tiến hành các cuộc thảo luận và đưa ra các quyết định về những vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy phong trào hòa bình và các quan điểm và quốc tế. Cuối cùng, là các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra tư cách thậm chí là xử lý các thành viên khi cần thiết bao gồm: Hội đồng giám sát/ Hội đồng xét duyệt trung ương; Hội đồng xét duyệt trung ương đối với Hội nghị trung ương và Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh đối với các cơ sở thuộc các cấp ở đơn vị hành chính. Ngoài ra, còn có Hội đồng thẩm

55

định được thành lập như một cơ quan kiểm tra kháng nghị đối với các quyết định của Hội đồng xét duyệt trung ương và cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa soka gakkai với các chính đảng nhật bản từ 1930 đến nay (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)