Chương 2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
2.2. Soka Gakkai hiện nay
2.2.2. Bản tôn ( 本尊 : Honzon hay 御本尊 : Gohonzon)
Bản tôn theo như định nghĩa của từ điển Phật giáo: “本尊 Tức là vị chủ tôn căn bản, vị tôn chính. Chỉ bậc tối tôn tối thắng, xuất thế gian mà từ vô thủy đến nay vốn có, làm chỗ nương tựa cho người tu hành Phật đạo. Hoặc chỉ một vị tôn chủ yếu đặc thù nào đó trong nhiều tôn tượng, thờ tại một chùa, một viện, tức lấy vị tôn đặc thù ấy làm gốc để tôn sùng. Còn gọi là Trung tôn (vị tôn chính
49
giữa) để phân biệt với các quyến thuộc thân cận đứng hầu hai bên, hoặc tùy tòng chung quanh” (Sa Môn Thích Quảng Độ, 2014).
Bản tôn của Soka Gakkai có chút đặc biệt và khó hình dung hơn. Chủ tịch Ikeda khi bàn về vấn đề bản tôn trong “Những bài học chọn lọc trong Ngự thư”
cũng đã viết: “...có thể được hiểu theo nghĩa đen là “đối tượng được tôn thờ để quan sát tâm trí của một người”. Trong cuộc thảo luận này, hay bất kỳ cuộc thảo luận nào, chúng ta không bao giờ được đánh mất chân lý quan trọng nhất duy nhất của chúng ta: nguyên tắc tối thượng của Phật giáo là Nam myoho renge kyo (南無妙法蓮華経: Nam mô Diệu pháp liên hoa kinh) trong Tam Đại Bí Pháp, và Nichiren Daishonin đã thể hiện nó như đối tượng của sự thờ phụng, để tất cả các thế hệ kế tục có thể đạt được Phật quả. Điểm chính yếu của đức tin và sự thực hành của chúng ta là đối tượng thờ phụng đó, và trong suốt những ngày tháng Mạt Pháp, không có nguyên tắc nào khác có thể đưa chúng ta đến Phật quả”
(Ikeda, 1979). Như vậy rốt cuộc, bản tôn của Soka Gakkai, theo như ghi chép của Đại Thánh nhân, chính là “Phật” (tức sư Nichiren) hay cũng là “Pháp” (Kinh Diệu Liên Pháp Hoa). Trong Gosho tùy vào tình huống mà Đại Thánh nhân lại giải thích bản tôn là “Phật” hoặc có khi lại là “Pháp”. Thực chất làm như vậy, theo giải thích của Chủ tịch Ikeda, là do mục đích của Đại Thánh nhân là để xác định rõ ràng rằng “Phật” và “Pháp” được thống nhất trong Gohonzon; Phật là Pháp và Pháp cũng chính là hiện thân của Phật.
Trong Gosho, sư Nichiren đã có ghi chép về sự thống nhất của “Phật” và
“Pháp” được thể hiện trong Gohonzon như sau: “Đại sư Dengyo đã viết, 'Thực thể của ichinen sanzen là Đức Phật đã đạt được giác ngộ cho chính mình, và rằng Đức Phật giả định không có thuộc tính cường độ nào' Do đó, Gohonzon này là mạn đà la tối cao chưa từng được biết đến, vì nó đã không xuất hiện cho đến hơn hai mươi hai trăm hai mươi năm sau khi Đức Phật nhập diệt” (Nichiren 2021, tr.
832).
50
Lấy những lời dạy của Đại Thánh nhân Nichiren là chân lý của tổ chức, bản tôn của tổ chức chính là Mandala của “Namu myoho renge kyo” (Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa kinh) được thể hiện bởi Đại Thánh nhân Nichiren. Để có thể hình dung rõ ràng hơn về bản tôn của tổ chức, Soka Gakkai đã dùng hình ảnh của nghi lễ Kokukai (虚空会: Hư Không hội) để diễn tả. Theo từ điển Phật giáo Nichiren của Soka Gakkai, nghi lễ Kokukai là một nghi lễ: “…được mô tả trong Kinh Pháp Hoa, trong đó toàn bộ cuộc hội họp được treo lơ lửng trong không gian trên mặt đất. … Bảo tháp của Đa Bảo Như Lai xuất hiện từ bên dưới trái đất và bị treo lơ lửng giữa không trung. Thích Ca Mâu Ni, sau khi triệu tập các vị Phật là hóa thân của Ngài từ mười phương, tự mình ngự giữa không trung, mở tháp báu và bước vào đó, an tọa bên cạnh Đa Bảo Như Lai. Sau đó, sử dụng sức mạnh siêu việt của mình, ngài nâng toàn bộ tổ hợp vào không gian để chúng ở cùng một tầng. Điều này bắt đầu buổi lễ trên không. Chương “Bảo tháp” kết thúc với việc Thích Ca Mâu Ni thúc giục tất cả cùng tiếp tục hoằng pháp kinh điển trong thời đại ác quỷ sắp tới sau khi ông qua đời. Trong chương “Khuyến khích lòng sùng mộ” (thứ mười ba), vô số bồ tát tham dự phát nguyện hoàn thành ý nguyện của Đức Phật ngay cả khi họ phải chịu đựng sự bức hại của cái gọi là ba kẻ thù hùng mạnh”.
Như vậy, toàn bộ khung cảnh của lễ Kokukai này chính là hình ảnh đầy đủ của Bản tôn tổ chức, nói cách khác chính là Mandala của “Namu myoho renge kyo” (Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa kinh) được thể hiện bởi Đại Thánh nhân Nichiren”. Tại trung tâm của bản tôn chính là Đức Phật, hay cũng chính là Đại Thánh nhân Nichiren, đồng thời cũng là hiện thân cho “Pháp” tức Namu Myoho Renge kyo. Tư cách thành viên của Sōka Gakkai được xác nhận bằng việc nhận được một bản sao của ý niệm về bản tôn như giải thích ở trên được cất giữ trong nhà của các thành viên như một bàn thờ và được tụng niệm mỗi ngày. Trong trường hợp vì các điều kiện khách quan mà không thể bày trí bản sao của bản tôn
51
ở dạng bàn thờ thì tín đồ có thể được trao cho bản sao của bản tôn ở dạng bùa mệnh. Các tín đồ của tổ chức tin rằng bằng cách đặt niềm tin vào sự dẫn dắt của Bản tôn, họ có thể sống cuộc đời như Đức Phật, vượt được qua mọi khổ đau và tỏa sáng theo cách của riêng họ.