Thời kỳ “Liên lập chính quyền”

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa soka gakkai với các chính đảng nhật bản từ 1930 đến nay (Trang 90 - 98)

Chương 2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC

3.2. Quan hệ với Đảng Dân chủ Tự do ( 自由民主党 : Jiyu Minshu-to)

3.2.3. Thời kỳ “Liên lập chính quyền”

Như đã trình bày ở phần trước, vào giai đoạn Đảng Tân Tiến giải thể và Đảng Công Minh tái thiết lập, quan hệ giữa phía Soka Gakkai – Đảng Công Minh và phía Đảng Dân chủ Tự do đã có xu hướng hòa giải. Vào năm 1998, tại buổi diễn thuyết của mình tại Fukuoka, một cán bộ của Đảng Dân chủ Tự do là ông Kato Hiroshi, người từng tham gia rất tích cực vào hoạt động chỉ trích Soka Gakkai cùng Đảng Công Minh trong thời kỳ Đảng Tân Tiến nắm chính quyền, đã có phát biểu về thế lực Đảng Công Minh: “Lấy mục tiêu là hòa bình và phúc lợi thì một đảng chính trị dù có quan hệ sâu sắc với tôn giáo cũng không phải một điều xấu” (Shimada 2017, tr. 1819-1820). Từ thời điểm này, xu hướng hòa giải giữa 2 phía ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Cũng trong năm 1998, phía Đảng Dân chủ Tự do đã lên tiếng xin lỗi về các cáo buộc trước đó đối với Chủ tịch Ikeda vì “không đủ chứng cứ” kết tội. Trong khoảng thời gian này, Đảng Dân chủ Tự do cũng lấy các lý do như trùng lịch họp để không cử đại diện tham gia các buổi hội họp của Hội tháng tư, vốn ban đầu được Đảng Dân chủ Tự do xúc

88

tiến thành lập và hoạt động nhằm công kích và chỉ trích Soka Gakkai và Đảng Công Minh.

Đến tháng 11 cùng năm, sau 4 năm phân tách, Đảng Công Minh cuối cùng cũng đã được tái thành lập. Sau khi Đảng Tân Tiến giải thể thì nhiều đảng mới dần xuất hiện như đảng Tự do do Ozawa đứng đầu. Đến năm 1999, đảng Tự do (自由党: Jiyu To) gia nhập liên minh với Đảng Dân chủ Tự do, tạo nên liên minh Tự - Tự (自自連立: Ji ji renritsu). Sau đó, liên minh này đã thêm Đảng Công Minh mới vào, tạo nên liên minh Tự - Tự - Công (自自公連立: Ji ji ko renritsu). Mặc dù trong nội bộ Đảng Dân chủ Tự do vẫn còn những ý kiến nghi hoặc vì mới trước đó cả 2 vừa có những cuộc đụng độ khốc liệt trên chính trường, vì vậy đối với nhiều nghị viên thì đây là một biến chuyển “đường đột” và “khó lý giải”. Sau đó, liên minh Tự - Tự - Công này đổi thành “Tự - Công Bảo” (自公 保: Ji ko ho), chính là liên minh giữa 2 Đảng Dân chủ Tự do và Công Minh.

Kể từ khi thành lập liên minh Tự - Công, phía Đảng Công Minh đã tiến hành hỗ trợ Đảng Dân chủ Tự do ở mặt bầu cử rất tích cực. Tuy nhiên, do 2 bên đã duy trì mối quan hệ thù địch trong suốt một quãng thời gian nay rất khó để có thể ngay lập tức hoàn toàn thuyết phục hội viên của Soka Gakkai bỏ phiếu cho các ứng viên của Đảng Dân chủ Tự do. Việc này có thể thấy được tại cuộc bầu cử thượng viện Nagano tháng 10 năm 1999, ngay sau khi chính quyền liên lập được thành lập. Mặc dù Đảng Công Minh đã đề cử cho ứng viên của Đảng Dân chủ Tự do nhưng phía các hội viên của Soka Gakkai lại có động thái bầu cử một cách tự do. Thêm một ví dụ nữa, đó là cuộc bầu cử hạ viện năm 2000, đây là cuộc bầu cử hạ viện đầu tiên của liên minh Tự - Công sau khi thành lập. Đảng Công Minh được cho là đã có kết quả thảm bại và điều này đã nhận nhiều ý kiến bất mãn từ phía Đảng Dân chủ Tự do cho rằng với tình trạng thế này thì quan hệ liên lập của 2 bên Soka Gakkai và Đảng Công Minh và Đảng Dân chủ Tự do sẽ trở thành quan hệ một chiều, với phía Đảng Dân chủ Tự do là bên bất lợi. Tuy

89

nhiên, lợi ích của việc liên minh với Đảng Công Minh là không thể chối cãi, rất nhiều nghị viện của đảng Dân chủ Tự nhờ có sự hỗ trợ của Đảng Công Minh và Soka Gakkai thì mà mới có thể trúng cử. Nhận định về vai trò của các bên trong liên minh Tự - Công tại cuộc bầu cử hạ viện này, Kabashima Ikuo đã đánh giá:

“Nếu đảng Dân chủ và Đảng Công Minh tham gia tranh cử cùng nhau thì chắc chắn tỉ lệ trúng cử của Đảng Dân chủ Tự do sẽ giảm mạnh... Đảng Công Minh có sức ảnh hưởng to lớn trong cả quá trình bầu cử lẫn xây dựng chính quyền”

(Shimada 2017, tr. 2060-2076). Như vậy ta thấy, Đảng Dân chủ Tự do nhờ quan hệ liên minh với Đảng Công Minh mà gia tăng sức mạnh tranh cử, giúp tăng khả năng duy trì chính quyền, đồng thời tránh được sự hình thành của liên minh giữa đảng Dân chủ và Đảng Công Minh.

Về mặt chính sách, có thể thấy rõ, khi tham gia vào liên minh với đảng cầm quyền thì một ưu điểm rõ rệt đối với phía Soka Gakkai và Đảng Công Minh so với lúc còn là đảng đối lập đó chính là khả năng các chính sách của đảng được hiện thực hóa. Tuy vậy, do chính sách của Đảng Công Minh và Đảng Dân chủ Tự do có những khác biệt lớn, mặc dù động thái của 2 phía vẫn là thỏa hiệp, song điều này cũng là một trong những điểm yếu của mối quan hệ liên minh.

Dưới thời Thủ tướng Yoshiro Mori, phía Đảng Công Minh và Soka Gakkai đã phản đối yêu cầu thay đổi luật giáo dục cơ bản của Đảng Dân chủ Tự do và Chủ tịch Ikeda cũng đã phải lên tiếng. Đây không phải lần duy nhất mà đến thời Thủ tướng Koizumi Junichiro cũng xảy ra đối lập trong chính sách giữa 2 phía. Cụ thể là ở vấn đề Thủ tướng đi viếng đền Yusukuni và vấn đề cử quân tự vệ sang Ira. Mặc dù đi ngược lại với phương hướng hoạt động của Soka Gakkai và Đảng Công Minh nhưng cuối cùng Đảng Công Minh đã không thể ngăn cản được 2 vấn đề này xảy ra. Thủ tướng Koizumi sau đó đã có chuyến đi viếng thăm đền Yasukuni; vấn đề cử quân tự vệ sang Iraq được Đảng Công Minh chấp nhận, bộ trưởng Kanazaki (đảng viên của Đảng Công Minh) đã đóng vai trò đại biểu và

90

được phái cử sang Samawah, Iraq với vai trò là người ngoại giao. Điều này đã gây ra một làn sóng phản đối mãnh liệt trong nội bộ hội viên của Soka Gakkai, đặc biệt là những hội viên trẻ tuổi có tư tưởng phản chiến.

Việc phải thỏa hiệp với một số vấn đề không là điều đương nhiên khi tham gia vào một liên minh. Tuy nhiên, cũng chính nhờ tham gia vào liên minh cầm quyền mà phía của Soka Gakkai và Đảng Công Minh đã có nhiều thành tích đáng kể trong các chính sách thuộc lĩnh vực phúc lợi như: các chính sách hỗ trợ trẻ em, tăng tiền trợ cấp sau sinh, phòng chống bạo lực gia đình... Đây rõ ràng là thành quả mà nếu không tham gia vào liên minh cầm quyền thì khó mà có thể đạt được. Có thể nói, về chính sách, trong lĩnh vực phúc lợi thì Đảng Dân chủ Tự do có xu hướng dựa dẫm vào phía Đảng Công Minh, nói rộng ra, tức là Đảng Công Minh có vai trò xử lý những khía cạnh mà Đảng Dân chủ Tự do đã bỏ sót trong vấn đề chính sách. Như vậy ta thấy được, Soka Gakkai với Đảng Công Minh và Đảng Dân chủ Tự do có thể tương hỗ nhau khá hài hòa kể cả ở mặt bầu cử lẫn chính sách.

Tiểu kết chương 3

Ta thấy, ở thời kỳ đầu trong mối quan hệ của 2 tổ chức, Soka Gakkai chính là “cội nguồn”, là cái nôi sinh ra Đảng Công Minh. Cục văn hóa của Soka Gakkai đã xúc tiến việc tiến thân vào chính giới của tổ chức, từ đó sinh ra Liên minh chính trị Công Minh, cũng chính là tiền thân của Đảng Công Minh vào năm 1961. Soka Gakkai và tiền thân của Đảng Công Minh có mối quan hệ mật thiết tới mức có thể diễn tả bằng cụm từ “nhất thể đồng tâm”, điều này có thể thấy không những ở việc các thành viên, cán bộ của Soka Gakkai đồng thời cũng là thành viên, cán bộ của Liên minh chính trị Công Minh mà còn có thể thấy được thông qua việc các chính sách mà liên minh xúc tiến hướng tới đối tượng là người dân thuộc tầng lấp trung lưu và nghèo khó, đồng thời cũng là thành phần

91

chủ đạo của thành viên Soka Gakkai. Từ năm 1964, Đảng Công Minh được chính thức thành lập từ tiền thân là Liên Minh chính trị Công Minh, vì vậy, mối quan hệ giữa Soka Gakkai và Đảng Công Minh trong thời gian này chia sẻ nhiều điểm tương đồng với quan hệ giữa Soka Gakkai và liên minh. Có thể nói, tại thời điểm thành lập, Đảng Công Minh là một chính đảng tôn giáo được thành lập để hiện thực hóa lý tưởng, triết lý của Soka Gakkai. Vào năm 1969, vụ án cản trở ngôn luận và xuất bản đã làm lung lay mối quan hệ giữa Soka Gakkai và Đảng Công Minh. Sau sự việc, giữa 2 tổ chức đã có sự tách bạch rõ ràng ở mặt nhân sự (ở cấp cán bộ), tức là một đảng viên của Đảng Công Minh không thể nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong Soka Gakkai và ngược lại. Tuy nhiên, Soka Gakkai vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc hậu thuẫn cho việc tranh cử của Đảng Công Minh và Đảng Công Minh vẫn hoạt động vì lợi ích của bộ phận người dân là thành viên của Soka Gakkai. Vào năm 1994, Đảng Công Minh đã phân tách thành nhóm Công Minh và Công Minh tân đảng. Tuy nhiên, sự phân tách này cũng là có chủ đích của người lãnh đạo thực sự của Đảng Công Minh, đó là Ikeda. Sau khi phân tách, Công Minh tân đảng đã sáp nhập với Đảng Tân Tiến để giành lấy chính quyền và điều này có sự góp sức không nhỏ từ sự hậu thuẫn của Soka Gakkai.

Đảng Tân Tiến có được sự hậu thuẫn đó không gì khác ngoài nhờ việc sáp nhập của Công Minh tân đảng. Tuy nhiên, vì điều này, Soka Gakkai đã bị các chính đảng khác chĩa mũi nhọn dư luận vào, lợi dụng vụ việc thảm sát của giáo phái Aum. Vì bị công kích bởi dư luận, Soka Gakkai không thể duy trì hiệu quả hoạt động bầu cử như trước và điều này đã làm Đảng Tân Tiến thất thế trên chính trường. Năm 1997, Đảng Tân Tiến giải thể và chỉ 1 năm sau đó, các thành viên của Đảng Công Minh cũ đã cùng với nhóm Công Minh tái hợp và tái thiết lập Đảng Công Minh mới. Sau khi Đảng Công Minh tái thành lập, Soka Gakkai vẫn tiếp tục đóng vai trò là một tổ chức hậu phương cho hoạt động tranh cử của đảng mặc dù mối quan hệ của hai bên sẽ phải đối diện với một số vấn đề như sự đa

92

dạng hóa cơ cấu thành viên của Soka Gakkai, sự thay đổi môi trường kinh tế do toàn cầu hóa, sự chuyển giao thế hệ trong nội bộ Soka Gakkai và vấn đề giai đoạn “hậu Ikeda”.

Soka Gakkai cũng đã sớm thành lập mối quan hệ với Đảng Dân chủ Tự do kể từ những năm đầu đảng này thành lập. Mối quan hệ này càng phát triển hơn nữa dưới thời của Chủ tịch Ikeda. Điều này cũng là hiển nhiên bởi Ikeda từ lúc nhận chức Chủ tịch của Soka Gakkai đã ấp ủ tham vọng dấn thân sâu hơn vào chính trị bằng cách đưa người của tổ chức tham gia Hạ viện. Mối quan hệ giữa Soka Gakkai và Đảng Dân chủ Tự do có thể được xem xét qua ba thời kỳ lớn đó là: thời kỳ “thể chế năm 55”, thời kỳ “phi Đảng Dân chủ Tự do” và thời kỳ “Liên lập chính quyền”. Trong thời kỳ “thể chế năm 55”, quan hệ giữa Soka Gakkai và Đảng Dân chủ Tự do diễn ra tốt đẹp khi các bộ phận của đảng muốn mượn sức mạnh của Soka Gakkai để duy trì chính quyền và củng cố vị thế cho phe cánh của mình trong nội bộ đảng; về phía Soka Gakkai, bản thân Ikeda cũng có nguyện vọng đưa tổ chức tham gia tích cực hơn nữa vào chính trường nên rõ ràng đây là một liên minh mà cả 2 bên đều được lợi. Kể từ sau sự kiện giữa Chủ tịch thứ hai Toda và cựu Thủ tướng Kishi Nobusuke, nhiều thành viên của Đảng Dân chủ Tự do đã tiếp cận phía Soka Gakkai, sớm nhất phải kể đến Ono Banboku và Sato Eisaku, tuy nhiên, 2 nhân vật này không hoạt động chung với nhau trong quá trình tạo dựng quan hệ với Soka Gakkai. Sato sau đó đã chỉ định Tanaka Kakuei để tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị của 2 phía. Tanaka có mối quan hệ vô cùng tốt đẹp với Chủ tịch Takeiri Yoshikatsu của Đảng Công Minh và có thể nói trong một khoảng thời gian dài của thời kỳ “thể chế năm 55”, quan hệ giữa Soka Gakkai – Đảng Công Minh và Đảng Dân chủ Tự do xoay quanh mối quan hệ của Tanaka và Tekeiri. Thời kỳ “phi Tự Dân Đảng” chứng kiến sự phân liệt của Đảng Dân chủ Tự do, quan hệ giữa Soka Gakkai – Đảng Công Minh với Đảng Dân chủ Tự do cũng trở nên phức tạp. Cùng với sự phân liệt này,

93

Đảng Dân chủ Tự do lần đầu kể từ năm 1955 đã phải rời khỏi vị trí đảng cầm quyền và nhường chỗ cho Nội các Hosokawa đứng đầu là Thủ tướng Hosokawa Morihiro, nội các còn có tên gọi khác đó là chính quyền phi Tự Dân – phi Công sản, thực chất là liên minh của 8 đảng chính trị trong đó có đảng Tân sinh của của phe Ozawa – Hata và Đảng Công Minh. Một điểm đáng lưu ý đó là phía Soka Gakkai – Đảng Công Minh lại có quan hệ với phe Ozawa và Hata trong nhóm phân liệt khỏi Đảng Dân chủ Tự do, như vậy, không khó để hiểu tại sao phía Soka Gakkai và Đảng Công Minh giai đoạn này lại quay lưng với Đảng Dân chủ Tự do. Về phía Đảng Dân chủ Tự do, sau khi đánh mất chính quyền vào tay nhóm phân liệt, nhận thấy Soka Gakkai là một mối nguy hại lớn với tư cách là tổ chức hậu thuẫn cho liên minh cầm quyền “phi Tự Dân”, đảng đã tiến hành thành lập các nhóm: “Hội suy nghĩ về Hiến pháp điều 20” và “Hội tháng 4”

nhằm công kích và gây áp lực lên Soka Gakkai, đây được gọi là chiến dịch “phản Soka Gakkai”. Việc này chỉ dừng lại khi Đảng Tân Tiến giải thể và Đảng Công Minh được tái thành lập vào năm 1998. Thực tế, có thể thấy rõ sự thất thế của nhóm phân liệt và các đảng đối lập với Đảng Dân chủ Tự do vào năm 1996 khi chính quyền quay trở lại tay Đảng Dân chủ Tự do. Điều này lại phải quay lại động thái của Soka Gakkai khi bị chiến dịch “phản Soka Gakkai” gây áp lực.

Nhận thấy nguy cơ từ sự công kích của Đảng Dân chủ Tự do, Soka Gakkai đã giảm bớt sự hỗ trợ của mình tới nhóm phân liệt của Đảng Dân chủ Tự do. Điều này dẫn đến sự tan rã của Đảng Tân Tiến và tái thành lập của Đảng Công Minh và cũng chính vì vậy, đến năm 1998, chiến dịch “phản Soka Gakkai” đã kết thúc hoàn toàn. Quan hệ của Soka Gakkai – Đảng Công Minh và Đảng Dân chủ Tự do có xu hướng hòa giải và tiến vào quá trình hình thành liên minh. Liên minh giữa Đảng Công Minh và Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục cho đến ngày nay và phía sau đó vẫn là sự hậu thuẫn mạnh mẽ của tổ chức Soka Gakkai.

94

Vì có sự tương tác và mối quan hệ với các đảng chính trị, cụ thể là đảng Công Minh và đảng Dân chủ Tự do, xét về mặt lịch sử cũng từ rất sớm mà xét trên mặt chính sách và bầu cử cũng rất khắng khít, nên kể cả cho đến hiện tại ở Nhật Bản cũng vẫn còn rất nhiều ý kiến cho rằng Soka Gakkai đã vi phạm, thậm chí đi ngược lại hoàn toàn với quy tắc về “Chính giáo phân ly” tại Nhật Bản.

Song từ vị trí của Soka Gakkai, đảng Công Minh và thậm chí là chính phủ Nhật Bản cũng rất nhiều lần bác bỏ nhận định này. Một trong những lập luận chính được sử dụng để phê phán những nhận định mang tính cáo buộc gây hiểu lầm trên đó chính là tái khẳng định “nguyên tắc chính giáo phân ly” quy định tại Điều 20 của Hiến pháp. Nguyên tắc này có nghĩa là “tách bạch nhà nước và tôn giáo” và đối tượng điều chỉnh là “quyền lực nhà nước”, trong đó bên bị ràng buộc là chính quyền, nhà nước chứ không phải người dân hay các tổ chức tôn giáo. Vì vậy quan hệ của Soka Gakkai với các đảng chính trị hoàn toàn không vi phạm hay đi ngược lại với quy tắc “chính giáo phân ly”.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa soka gakkai với các chính đảng nhật bản từ 1930 đến nay (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)