Kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1. Kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Song song với cải cách thu ngân sách, việc chi ngân sách cũng thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả và hợp lý hóa cơ cấu các khoản chi. Cải cách chi được thực hiện với xu hướng giảm bội chi; chi thường xuyên không vượt quá nguồn thu từ thuế, lệ phí để tăng tiết kiệm cho ngân sách. Đặc biệt là ưu tiên chi ngân sách gắn với việc thực thi kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.

* Về nâng cao hiệu quả về quản lý chi đầu tư phát triển

Quận Cẩm Lệ đổi mới triệt để tư duy về đầu tư công, chỉ đầu tư cho những lĩnh vực, công trình mà các thành phần kinh tế khác không thể hoặc không muốn đầu tư; tạo môi trường lành mạnh để mọi thành phần kinh tế khác có thể tham gia đầu tư.

Việc xây dựng kế hoạch hàng năm quận Cẩm Lệ luôn tuân thủ chặt chẽ

h

những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Việc bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tư, dự án quy hoạch, chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tư phải tuân thủ chặc chẽ các điều kiện để được ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển KT-XH của quận, không bố trí dàn trải, bố trí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách. Ưu tiên bố trí vốn các công trình chuyển tiếp, các công trình đã phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn.

Tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư đối với các công trình đã đầu tư, nhất là đánh giá các công trình thuộc các chương trình KT-XH của quận như: Chương trình giao thông kiệt hẻm, Chương trình kiên cố hóa trường học, xây nhà họp Tổ dân phố…Từ đó khắc phục những tồn tại, loại bỏ những dự án, công trình xét thấy đầu tư không hiệu quả để tránh lãng phí.

Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các đơn vị thực hiện công tác tư vấn trong tất cả các khâu: lập dự án, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lập thiết kế dự toán, thẩm định, giám sát kỹ thuật thi công.

Quận Cẩm Lệ luôn coi trọng chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án, xác định chính xác nhu cầu, nội dung, mục tiêu, quy mô đầu tư để tránh tình trạng gặp vướng mắc khi triển khai, kéo dài thời gian, gây lãng phí, muốn vậy phải nâng cao năng lực của người đề xuất đầu tư, nâng cao năng lực của Ban Quản lý các dự án đầu tư theo đúng quy định để đảm đương được nhiệm vụ;

có chức năng làm chủ đầu tư đối với các công trình do UBND quận làm chủ đầu tư.

Đồng thời Quận Cẩm Lệ đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thủ tục đầu tư, ban hành quy trình công tác của các cơ quan chuyên môn có liên quan về công tác thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, công tác đấu thầu, chỉ định thầu, công tác kiểm soát thanh toán, công tác quyết toán.

Thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác

h

đầu tư và xây dựng để kịp thời phát hiện sai phạm, cần tham mưu người có thẩm quyền xử lý kiên quyết những sai phạm qua thanh tra, kiểm tra, tiến hành thu hồi nộp vào ngân sách các khoản tiền vi phạm.

Thực hiện nghiêm túc việc công khai trên lĩnh vực XDCB theo quy định, trong đó cần chú ý hình thức và nội dung công khai, nhất là việc công khai các công trình có vận động nhân dân đóng góp ở các địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát của các Đoàn thể cũng như nhân dân trong việc thực hiện các công trình XDCB trên địa bàn. Tăng cường công tác giám sát cộng đồng theo Quyết định 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và quy chế giám sát cộng đồng của UBND quận để góp phần đảm bảo hoạt động đầu tư phù hợp với quy hoạch được duyệt, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy hoạch, sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình và ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng.

* Về nâng cao hiệu quả chi thường xuyên

Nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính và UBND quận.

Cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của ngân sách một cách hợp lý nhất có thể.

Tiến hành soát xét lại hệ thống các định mức sử dụng ngân sách hiện hành. Việc xác định các định mức chi thường xuyên bao gồm các khoản cần phải được định rõ mức chi tiêu. Định mức chi tiêu này đòi hỏi phải dựa trên cơ sở mức chi tiêu theo quy định để từ đó xây dựng mức chi tiêu phù hợp với đặc điểm bộ máy tổ chức hành chính trên địa bàn.

Thay đổi phương thức thực hiện, quản lý đối với một số khoản chi thường xuyên lớn, cụ thể là đối với khoản chi SNKT. Đây là khoản chi chiếm

h

tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên, cần thay đổi theo hướng sau:

Chi kiến thiết thị chính: chủ yếu tập trung vào các công việc như vệ sinh công cộng, chăm sóc cây xanh, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng công cộng, hệ thống nước sạch. Sử dụng phương thức đấu thầu hoặc kêu gọi xã hội hóa nhằm huy động mọi khả năng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia vào công tác này. Điều này sẽ giảm được ngân sách cho quận.

Thực hiện nghiêm quy định của luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản dưới luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí do UBND thành phố ban hành. Tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức của từng đơn vị, từng cán bộ công chức của quận.

Giảm các khoản chi hành chính chưa cần thiết, thực hiện nghiêm quy định về mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc. Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thường xuyên của NSNN, sử dụng tài sản công. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng kinh phí thường xuyên của Ngân sách. Đồng thời có qui định nếu lãnh đạo tổ chức nào sử dụng sai mục đích lãng phí tiêu cực thì phải bị xử lí một cách đúng mức từ xử phạt hành chính đến truy tố trước pháp luật.

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước” đối với tất cả các đơn vị, kể cả các đơn vị thuộc khối Đảng, Đoàn thể.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)