Thực trạng phân cấp quản lý và điều hành chi NSNN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM

2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

2.3.1. Thực trạng phân cấp quản lý và điều hành chi NSNN

Luật ngân sách nhà nước đã phân định đầy đủ nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách. Đối với ngân sách trung ương tương ứng với việc phân cấp nguồn thu quan trọng thì nhiệm vụ cũng được phân định đảm bảo những khoản chi mang tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Đối với nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương phải đảm bảo sự tăng

h

trưởng và phát triển kinh tế ở địa phương, chỉ có như vậy mới thực hiện nhiệm vụ chi ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Theo quy định thì huyện là một cấp ngân sách thuộc ngân sách địa phương và là một cấp ngân sách hoàn chỉnh nằm trong hệ thống ngân sách quốc gia. Ủy ban nhân dân cấp huyện điều hành ngân sách cấp mình. Huyện có các nguồn thu cố định (hưởng 100%) bao gồm thu tiền sử dụng đất theo phân cấp; phí, lệ phí; thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản, các khoản huy động đóng góp theo quy định hoặc tự nguyện.

Các nguồn thu điều tiết bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt (khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh); thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất (ngoại trừ các dự án từ đất), lệ phí trước bạ nhà đất.

Ngân sách cấp huyện phải đảm bảo các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong huyện đối với các dự án dưới 10 tỷ đồng; chi đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, chi một số hạng mục sự nghiệp văn hóa xã hội và sự nghiệp kinh tế của huyện, chi bổ sung ngân sách cấp xã.

Hàng năm dự toán ngân sách huyện do hội đồng nhân dân và được tổng hợp vào ngân sách địa phương. Ủy ban nhân dân huyện tổ chức điều hành, thực hiện dự toán đã được hội đồng nhân dân phê duyệt.

Thực tế thì những quy định nói trên đi vào cuộc sống khá hạn chế vì huyện và nhà nước cấp huyện thực chất chỉ là cấp trung gian. Vì vậy, phân cấp quản lý ngân sách cấp huyện đang bộc lộ những hạn chế ở các vấn đề sau:

+ Việc lập và phê duyệt dự toán hàng năm của ngân sách cấp huyện rất chậm, quỹ ngân sách nhà nước bị phân tán do có nhiều cấp ngân sách trong cùng hệ thống, tồn quỹ cấp huyện rất lớn trong khi ngân sách cấp tỉnh không đủ nguồn chi nhưng không thể điều hòa làm cho việc quản lý ngân sách kém hiệu quả.

h

+ Phân định nhiệm vụ thu chi chưa rõ ràng, cụ thể: việc phân định nguồn thu giữa các cấp ngân sách chủ yếu chưa theo tính chất, mức độ của từng nguồn thu, chưa chú ý đến đối tượng thu. Huyện có 7 nguồn thu thuộc các cấp của ngân sách địa phương mà sự phân chia lại hết sức phức tạp. Bên cạnh đó việc phân định nhiệm vụ chi đối với các khoản chi không thường xuyên (chi đầu tư phát triển…) phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người lập và người phê duyệt ví dụ theo Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 và Quyết định số 6634/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam thì: UBND tỉnh phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt đấu thầu, chỉ định thầu và phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với cấp huyện là dưới 10 tỷ, đối với cấp xã, thị trấn thì dưới 3 tỷ, nhưng thực tế thì năng lực UBND cấp xã, thị trấn còn hạn chế nên huyện giúp cho xã khâu thẩm tra để UBND xã làm căn cứ phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, phê duyệt quyết toán, mà theo đúng nguyên tắc phân cấp thì nhiệm vụ này thuộc về ngân sách xã, thị trấn.

Từ đó dẫn đến hiện tượng quá tải cho các phòng, ban chức năng của huyện, đồng thời gây nên vừa trùng chéo vừa bỏ sót, phân tán nguồn thu của ngân sách, không thể điều hòa quỹ ngân sách giữa nơi thừa với nơi thiếu gây căng thẳng thường xuyên về nhu cầu chi. Ngân sách huyện bị mất cân đối liên tục nên phải trông chờ vào trợ cấp của ngân sách tỉnh, ảnh hưởng đến việc chấp hành dự toán ngân sách.

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)