CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
2.3.6. Quản lý quyết toán chi ngân sách
Đây là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách, là quá trình phân tích, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách, nhằm cung cấp
h
đầy đủ thông tin về quản lý, điều hành thu, chi ngân sách của một năm và rút ra những kinh nghiệm cho các năm tiếp theo. Hàng năm, trên cơ sở thông tin hướng dẫn của Bộ tài chính, Sở tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh, phòng Tài chính sẽ hướng dẫn các phòng ban, đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện cụ thể hơn về công tác khóa sổ và quyết toán ngân sách nhằm đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của Trung ương, vừa đáp ứng yêu cầu thực tế địa phương.
Việc tổng hợp quyết toán chi ngân sách huyện Phú Ninh hiện nay do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện thực hiện, có sự đối chiếu, thống nhất số liệu với cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nước huyện và đơn vị sử dụng ngân sách.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện lập, thẩm định báo cáo quyết toán chi NS cấp huyện trình UBND huyện xem xét gửi Sở Tài chính. Đồng thời, trình HĐND huyện phê chuẩn và công khai quyết toán chi ngân sách. Thời hạn phê chuẩn của ngân sách cấp huyện theo quy định không quá 6 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.
Do biên chế cán bộ của Phòng Tài chính hiện nay còn thiếu, hạn chế về nghiệp vụ và trong những tháng đầu năm phải tập trung cho công tác phân bổ, giao dự toán nên không đủ thời gian gian để Phòng Tài chính - Kế hoạch tiến hành thẩm định và kiểm tra đầy đủ báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng NS trước khi lập báo cáo quyết toán chi ngân sách huyện. Số liệu quyết toán thường theo báo cáo Kho bạc huyện cung cấp, chưa căn cứ vào số liệu thẩm tra quyết toán đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Vì vậy, số liệu quyết toán ngân sách huyện thường chứa đựng rủi ro và sai sót trong hạch toán mục lục ngân sách, sai nội dung, tính chất các khoản chi so với thực tế, chất lượng báo cáo quyết toán chưa cao, chưa kịp thời phát hiện những sai sót trong chấp hành dự toán.
Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao,
h
đôi khi còn mang tính hình thức. Phòng Tài chính - Kế hoạch khi thẩm tra quyết toán chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm. Việc xét duyệt báo cáo quyết toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách mới chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá tính chính xác, hợp pháp của số liệu quyết toán. Từ đó có thể rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách, những bài học kinh nghiệm về chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngân sách.
Về dự phòng NS, theo quy định, ngân sách huyện Phú Ninh được trích từ 2% đến 5% để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, chi cho các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách. Trên thực tế, do nguồn thu ngân sách cấp huyện hạn hẹp, đôi khi UBND huyện phải tạm sử dụng nguồn dự phòng để đáp ứng cho các nhiệm vụ chi thường xuyên phát sinh.
Việc chấp hành chế độ quyết toán vốn ĐTXDCB đối với công trình hoàn thành chưa được thực hiện tốt. Qua số liệu thống kê của Kho bạc, đến thời điểm hiện tại, hiện còn 45 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhưng chưa được quyết toán vốn ĐTXDCB để thực hiện tất toán tài khoản vốn đầu tư theo quy định.
Đối với công tác thẩm tra quyết toán chi thường xuyên:
Thực tế trong những năm qua do hạn chế về thời gian và nhân lực, cơ quan Tài chính chỉ thẩm định 75% các đơn vị dự toán (số còn lại không thẩm tra mà sử dụng kết quả xét duyệt quyết toán của ngành để nhập vào số liệu báo cáo quyết toán chi NSĐP). Qua thẩm định các đơn vị trên phát hiện những sai sót chủ yếu là do một số nôi dung chi vượt định mức quy định, không trích đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương (do đơn vị trích trên số
h
dự toán đầu năm chứ không theo số thu thực tế phát sinh), một số khoản chi mua sắm, sửa chữa không đảm bảo về thủ tục, việc mua sắm vật tư hàng hóa có cùng chủng loại và có giá trị trên 100 triệu đồng nhưng các đơn vị không tổ chức đấu thầu mà chia nhỏ gói thầu mua sắm để chỉ định thầu...,các sai phạm trên cơ quan Tài chính yêu cầu đơn vị chấn chỉnh, điều chỉnh, hoàn thiện thủ tục, kiểm điểm rút kinh nghiệm, những sai phạm lớn, không đúng quy định thì xuất toán, không quyết toán.
Bảng 2.8: Tổng hợp tình hình thẩm tra quyết toán chi thường xuyên ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Giá trị đề nghị phê
duyệt
62.500 78.750 90.050 129.100 164.850 204.700
Giá trị xuất toán 210 110 104 155 229 288
Giá trị quyết toán 62.290 78.640 89.946 128.945 164.621 204.412 Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2008-2013
Đối với công tác thẩm tra quyết toán chi đầu tư phát triển:
Trên cơ sở hồ sơ trình duyệt của chủ đầu tư, cơ quan Tài chính tiến hành thẩm tra hồ sơ pháp lý (chấp hành trình tự và thủ tục đầu tư xây dựng, trình tự và thủ tục chọn thầu, tính pháp lý của hợp đồng kinh tế), thẩm tra nguồn vốn của dự án (đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay …để xác định số vốn đầu tư thực tế so với cơ cấu các nguồn với quyết định đầu tư). Thẩm tra chi phí đầu tư, thẩm tra tính pháp lý của dự án: điều kiện hợp đồng, giá trúng thầu, thanh lý hợp đồng và các tài liệu liên quan, kiểm tra giá trị khối lượng quyết toán với hồ sơ nghiệm thu, bảng vẽ hoàn công…, thẩm tra các khoản chi phí khác, thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư, thẩm tra tình hình vật tư, nợ công, xem xét việc chấp hành kết quả thanh tra, kiểm toán có liên
h
quan đến dự án… trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá, kiến nghị đối với việc quản lý chi phí đầu tư của chủ đầu tư.
Bảng 2.9: Tổng hợp tình hình thẩm tra quyết toán chi đầu tư phát triển (2008 – 2013)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Số dự án thẩm tra 67 88 96 112 124 131
Giá trị đề nghị quyết toán
28.524 47.238 55.839 76.500 136.000 98.500 Giá trị quyết toán
được duyệt
26.024 43.238 49.539 68.100 124.500 84.500 Giảm so với giá trị
đề nghị
2.500 4.000 6.300 8.400 11.500 14.000 Dự án hoàn thành
nhưng chưa quyết toán
5 7 6 8 9 10
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2008-2013