Lập dự toán chi ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM

2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

2.3.2. Lập dự toán chi ngân sách huyện

Sơ đồ 2.1. Quy trình lp d toán NSNN hàng năm

h

Việc lập dự toán chi ngân sách huyện Phú Ninh trong thời gian qua đã được triển khai thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách, Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách, Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về phân cấp, quản lý, điều hành ngân sách trong từng thời kỳ. Theo các quy định đó, vào đầu quý III hàng năm, UBND huyện Phú Ninh giao cho Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện ban hành văn bản để hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị dự toán trực thuộc huyện quản lý, các đơn vị, tổ chức được ngân sách huyện hỗ trợ và chính quyền cấp xã lập dự toán thu, chi ngân sách năm sau để làm căn cứ tổng hợp và xây dựng dự toán chi ngân sách cấp huyện.

Dự toán chi ngân sách của các đơn vị dự toán đã được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao; các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành, định mức phân bổ chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tình hình thực hiện dự toán của các năm trước. Dự toán được lập theo đúng nội dung, mẫu biểu quy định, thể hiện đầy đủ các nội dung chi theo từng loại hình đơn vị dự toán như chi thường xuyên, chi không thường xuyên, kinh phí tự chủ, kinh phí không tự chủ...

Dự toán chi ngân sách của chính quyền cấp xã được lập trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn xã; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp xã; mức bổ sung của ngân sách huyện cho ngân sách xã hàng năm; định mức phân bổ ngân sách.

Dự toán được tổng hợp theo từng lĩnh vực, nội dung chi như chi ĐTXDCB, chi thường xuyên (chi tiết chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục – đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp phát thanh, thể dục thể thao, đảm

h

bảo xã hội, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng, chi khác...), dự phòng, nguồn cải cách tiền lương.

Sau khi dự toán chi của các đơn vị được gửi về Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện để xem xét, tổng hợp làm căn cứ xây dựng dự toán chi ngân sách cấp huyện hàng năm, UBND huyện giao cho Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan như Chi cục Thuế, KBNN huyện... để tổng hợp, xây dựng dự toán chi ngân sách cấp huyện cùng với dự toán thu NSNN trên địa bàn và thu NS cấp huyện để báo cáo UBND huyện trước khi báo cáo lên UBND tỉnh.

Quản lý lập dự toán chi ngân sách tại huyện Phú Ninh cho thấy, về cơ bản việc lập dự toán chi ngân sách đã được thực hiện theo đúng nguyên tắc, nội dung, trình tự quy định. Chất lượng công tác lập dự toán của các đơn vị trực thuộc và của UBND huyện đã dần được cải thiện, đặc biệt là dự toán của các xã, thị trấn. Việc tổng hợp và xây dựng dự toán chi ngân sách huyện đảm bảo thời gian quy định. Số liệu dự toán đã dần bám sát với yêu cầu, nhiệm vụ chi được phân cấp và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

Tuy nhiên, quản lý lập dự toán chi ngân sách huyện Phú Ninh còn có một số hạn chế. Đó là:

Thứ nhất, chất lượng dự toán do các đơn vị quản lý nhà nước, các đơn vị thuộc khối Đảng, đoàn thể lập chưa cao, ít tính thuyết phục.

Trong quá trình lập dự toán, các đơn vị thường lấy số dự toán giao năm trước nhân với một tỷ lệ nhất định để lập dự toán năm sau mà chưa căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách ổn định trong từng thời kỳ; chưa căn cứ vào việc điều chỉnh giảm hay bổ sung nhiệm vụ chi; chưa căn cứ vào việc thay đổi chính sách về định mức chi tiêu của Nhà nước. Số liệu dự toán các đơn vị lập không chính xác, thường cao hơn so với định mức phân bổ ngân sách theo

h

quy định. Điều đó gây nhiều khó khăn cho Phòng Tài chính – Kế hoạch trong việc tổng hợp và xây dựng dự toán ngân sách của cấp huyện.

Thứ hai, dự toán chi ĐTXDCB được lập chưa cân đối với nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

Dự toán chi ĐTXDCB lập hàng năm còn dàn trải, chưa cân đối với nguồn thu phát sinh trên địa bàn và mức hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Các cơ quan chuyên môn chưa rà soát, xác định rõ danh mục các công trình trọng điểm, thiết yếu cần ưu tiên đầu tư nên dự toán lập thường quá cao, vượt quá khả năng bố trí vốn hàng năm của ngân sách huyện. Khi trình lên cơ quan cấp trên thẩm tra, phê duyệt, dự toán thường bị cắt giảm nhiều, gây bị động, khó khăn trong phân bổ vốn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dàn trải, kém hiệu quả trong ĐTXDCB trên địa bàn huyện Phú Ninh trong thời gian qua.

Thứ ba, nhiệm vụ chi ĐTXDCB, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chi sự nghiệp kinh tế… được phân cấp cho NS cấp huyện thường có thời gian triển khai thực hiện không chỉ trong một năm mà kéo dài trong nhiều năm. Trong khi đó, Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành mới chỉ quy định việc lập dự toán hàng năm, chưa quy định cụ thể việc xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn. Điều đó làm hạn chế tính chủ động của địa phương trong xây dựng và bố trí nguồn lực ngân sách một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Theo đó, nhiều chương trình, dự án thời gian triển khai thực hiện kéo dài so với dự kiến ban đầu, nên hiệu quả kinh tế không cao.

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)