CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
2.2. THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH
2.2.2. Thực trạng chi thường xuyên
Bảng 2.4: Tình hình chi thường xuyên huyện Phú Ninh giai đoạn 2008-2013
(Đơn vị tính: Triệu đồng) STT Nội dung chi 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng cộng 1 Chi Quốc phòng 1.308 1.978 2.416 4.116 4.492 4.958 19.268 2 Chi An ninh 621 748 1.010 1.325 2.155 2.532 8.391 3 Chi sự nghiệp giáo
dục, đào tạo và dạy nghề
30.049 34.855 41.415 49.631 65.342 93.259 314.551
4 Chi sự nghiệp y tế 1.844 956 0 0 0 10 2.810 5 Chi sự nghiệp khoa
học, công nghệ
9 24 28 47 0 40 148
6 Chi SN VHTT- thể dục thể thao
1.015 1.177 1.534 1.965 2.581 2.650 10.922
7 Chi SN phát thanh- truyền hình
451 667 657 846 1.095 1.100 4.816
8 Chi sự nghiệp môi trường
280 329 362 586 1.245 1.671 4.473
9 Chi đảm bảo xã hội 5.683 11.700 11.541 24.199 25.287 26.943 105.353 10 Chi sự nghiệp kinh
tế
2.763 3.016 3.050 5.990 12.199 12.200 39.218
11 Chi QL hành chính, Đảng, đoàn thể
16.967 21.056 26.655 38.109 48.945 57.139 208.871
12 Chi trợ giá các mặt hàng chính sách
34 34 52 52 53 53 278
13 Chi khác ngân sách 1.266 2.100 1.225 2.079 1.227 1.818 9.754 Tổng chi thường
xuyên
62.290 78.640 89.946 128.945 164.621 204.412 728.853 ( Nguồn: Báo cáo quyết toán chi qua các năm của UBND huyện Phú Ninh)
h
Chi thường xuyên là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NS huyện. Tổng chi thường xuyên tăng đều qua các năm tương ứng với sự tăng lên của số thu trên địa bàn.
Số liệu tại bảng 2.4 cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013, nhiệm vụ chi của ngân sách huyện Phú Ninh chủ yếu tập trung đảm bảo các hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, chi sự nghiệp kinh tế, đảm bảo xã hội và một số nhiệm vụ khác được phân cấp tương ứng với dự toán được giao. So sánh giữa dự toán chi thường xuyên do UBND huyện giao với số thực chi (xem số liệu tình hình chi ngân sách huyện tại bảng 2.5) có thể thấy rằng, tổng chi thường xuyên tăng cao so với dự toán được giao từ đầu năm, phần tăng này phần lớn do tỉnh bổ sung có mục tiêu cho huyện để thực hiện cải cách tiền lương và chi đảm bảo xã hội.
Từ năm 2010, HĐND, UBND tỉnh phân cấp, chuyển giao chi sự nghiệp y tế về cho sở Y tế chi theo ngành dọc nên NS cấp huyện không chi. Về triển khai thực hiện một số nội dung chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp giáo dục.
Những nội dung này trước đây thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh, từ năm 2008 trở đi tỉnh phân cấp cho huyện do vậy, tổng chi thường xuyên từ nguồn ngân sách huyện trên địa bàn tăng mạnh. Năm 2009, tổng chi thường xuyên của ngân sách huyện Phú Ninh là 78.640, tăng 26,2% so với năm 2008. Con số đó đến năm 2010 là 89.946 triệu đồng, tăng 14,3% so với 2009; năm 2011 là 128.945 triệu đồng, tăng 43,3% so với 2010, năm 2012 là 164.621 triệu đồng, tăng 27,6% so với 2011, đến năm 2013 là 204.412 triệu đồng, tăng 24,17% so với năm 2012.
Đối với nội dung chi hoạt động sự nghiệp, bao gồm chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp Giáo dục đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hoá, thể thao... Nội dung chi này nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; hỗ trợ người lao động
h
phát triển kinh tế gia đình; đưa các mô hình sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt; nâng cao chất lượng nguồn ngân lực thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công nghệ; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tuyên truyền, giáo dục các chính sách, pháp luật của Đảng, của nhà nước tới các tầng lớp dân cư thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao, đảm bảo hoạt động của các cơ sở, giáo dục đào tạo từ cấp mầm non lên tới trung học cơ sở.
Tổng chi cho hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2008 đến 2013 chỉ chiếm khoảng 53,2% trong tổng chi thường xuyên. Cùng với việc phân cấp nhiệm vụ chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo cho NS cấp huyện, tương ứng với việc có thêm khoảng 33 đơn vị dự toán trực thuộc Phòng giáo dục huyện được mở tài khoản tại Kho bạc và được phân bổ dự toán hàng năm. Điều này có tác động tới việc tăng quyền chủ động và tăng cường trách nhiệm cho Thủ trưởng các đơn vị trong sử dụng ngân sách đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, đây cũng là một khó khăn trong công tác quản lý ngân sách, vì hầu hết thủ trưởng các đơn vị thuộc khối giáo dục còn hạn chế về năng lực quản lý tài chính, kế toán của đơn vị chưa được đào tạo cơ bản, thường là làm kiêm nhiệm các công tác khác của nhà trường.
Về chi đảm bảo xã hội, khoản chi này được bố trí 1 phần trong dự toán và trong năm tỉnh bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chính sách trợ giúp các đối tương bảo trợ xã hội (theo NĐ 67/2007/NĐ-CP và NĐ13/2010/NĐ- CP) cùng với các đối tượng do huyện quản lý như cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các công tác xã hội khác (thăm hỏi gia đình chính sách, hoạt động tình nghĩa...). Khoản chi này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi thường xuyên, thường chiếm khoản từ 5 đến 15% và tăng cao trong các năm từ 2008 đến 2013. Sở dĩ có tình trạng trên là do nhà nước thay đổi chính sách về tiền lương, thực hiện trợ cấp khó khăn và quà lễ tết cho các
h
đối tượng chính sách.
Về chi quản lý hành chính, bao gồm các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp huyện...). Đây là khoản chi đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyện và là khoản chi chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi ngân sách huyện hàng năm và tăng nhanh qua các năm. Tổng chi quản lý hành chính năm 2008 mới chỉ có 16.967 triệu đồng. Đến năm 2013, tổng chi đã là 57.139 triệu đồng, tăng 3.3 lần so với năm 2008.
Chi quản lý hành chính luôn đảm bảo có trong dự toán được giao, không chi vượt dự toán. Khoản chi này chiếm khoảng 28,7% so với tổng chi thường xuyên trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013. Từ năm 2009 đến năm 2013, khoản chi này tăng mạnh do thay đổi chính sách tiền lương và điều chỉnh một số định mức chi tiêu hành chính. Nguyên nhân của thực trạng này là do ngân sách huyện được phân cấp thêm các nhiệm vụ chi sự nghiệp giáo dục làm tổng chi thường xuyên tăng lên, đồng thời làm giảm tỷ trọng chi quản lý hành chính.