Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 103 - 106)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

3.2.6. Một số giải pháp khác

* Tăng cường công tác thanh tra, kim tra tình hình s dng ngân sách ti các đơn v s dng ngân sách huyn

Hàng năm, UBND huyện giao cho Phòng Thanh tra huyện chủ trì, tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành gồm cán bộ thuộc Phòng Thanh tra, Phòng Tài chính – Kế hoạch, KBNN huyện tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách và việc chấp hành chế độ, định mức chi tiêu tại các đơn vị sử dụng ngân sách huyện. Qua công tác kiểm tra, những vi phạm, tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, Phòng Tài chính - Kế hoạch cũng cần tăng cường công tác thẩm tra số liệu quyết toán của các đơn vị dự toán trực thuộc UBND huyện, trước khi lập báo cáo chính thức để đảm bảo số liệu trên báo cáo quyết toán của ngân sách huyện đầy đủ và chính xác.

* Thc hin tt quy chế dân ch các ni dung quy định v công khai, minh bch trong công tác qun lý chi NSNN

Đây là giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Để thực hiện tốt giải pháp này, UBND huyện cũng như các đơn vị sử dụng ngân sách huyện cần tuyệt đối chấp hành các quy định về công khai tài chính, công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004, Quyết định số 115/2008/QĐ- TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 21/2005/TT-

h

BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính. Đối với UBND huyện, thực hiện công khai chi tiết số liệu dự toán, quyết toán ngân sách huyện hàng năm. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, thực hiện công khai việc phân bổ và sử dụng kinh phí ngân sách giao hàng năm. Nội dung công khai được thực hiện dưới các hình thức như công bố trong các kỳ họp cơ quan, niêm yết công khai tại trụ sở, thông báo bằng văn bản cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc...

* Tăng cường mi quan h phi hp gia cơ quan Tài chính, Kho bc Nhà nước và các cơ quan liên quan trong công tác qun lý chi ngân sách và trin khai thành công H thng thông tin qun lý ngân sách và Kho bc (TABMIS)

Hệ thống Thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) là một cấu phần lớn và quan trọng nhất trong Dự án cải cách quản lý tài chính công được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì và triển khai theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 nhằm hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách, đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập.

Hiện nay, TABMIS đã triển khai diện rộng tới 63 tỉnh, thành phố với hơn 600 quận, huyện. Sau khi triển khai và đưa vào áp dụng, toàn bộ quá trình giao dự toán, phân bổ dự toán, cấp kinh phí bằng lệnh chi tiền, giao dịch thu, chi ngân sách và khai thác báo cáo phục vụ công tác quản lý và điều hành ngân sách huyện sẽ được thực hiện trên hệ thống thông tin được kết nối thống nhất giữa các cơ quan trong khối Tài chính. Để đảm bảo việc triển khai hệ thống TABMIS đạt kết quả tốt và hạn chế tối đa những tác động ảnh hưởng tới quá trình điều hành, chấp hành ngân sách trên địa bàn, UBND huyện, các đơn vị trong khối tài chính, các đơn vị dự toán cần triển khai thực hiện tốt các

h

công việc sau:

i) Đẩy mạnh công tác truyền thông về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Hệ thống Thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) tới các đơn vị thụ hưởng NSNN trên địa bàn và các đối tượng khách hàng có liên quan.

ii) Lãnh đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước Phú Ninh có trách nhiệm phân công, bố trí cán bộ phụ trách việc vận hành hệ thống đảm bảo chứng từ giao dịch liên quan đến việc giao, phân bổ dự toán và thu, chi NSNN được hạch toán cập nhật hàng ngày. Khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận hành, cần phối hợp với Ban triển khai khắc phục kịp thời để hạn chế tối đa việc chậm trễ trong giao dịch và thanh toán với khách hàng.

iii) Phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai, vận hành hệ thống TABMIS và xử lý các tình huống xảy ra. Thường xuyên thông tin, báo cáo với Thường trực UBND huyện về tiến độ, kết quả triển khai từng giai đoạn và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để chỉ đạo tháo gỡ kịp thời.

iv) TABMIS là hệ thống quản lý thông tin về ngân sách với quy trình nghiệp vụ thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện. Giai đoạn đầu triển khai có thể chưa phù hợp với tính đặc thù về phương thức quản lý, điều hành ngân sách ở địa phương. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp của các đơn vị có liên quan, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc mang tính đặc thù, đảm bảo tuân thủ các quy trình trong hệ thống.

v) Trong điều kiện hạ tầng truyền thông tại địa bàn huyện Phú Ninh còn hạn chế; việc kết nối trao đổi thông tin, dữ liệu giữa cơ quan Kho bạc, Tài chính, Thuế chưa đồng bộ sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của các đơn vị tham gia vào Hệ thống TABMIS và các đơn vị giao dịch trong trường hợp có

h

sự cố (sự cố về đường truyền, sự cố tại trung tâm dữ liệu, sự cố về máy chủ...). Do đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong Khối tài chính và các đơn vị giao dịch để bảo đảm công việc không ách tắc, chậm trễ.

vi) TABMIS là một hệ thống tích hợp với việc phân định rõ vai trò của từng người, từng đơn vị tham gia vào hệ thống và đòi hỏi thực hiện các quy trình một cách đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, cá nhân, do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa các đơn vị trong khối Tài chính và đặc biệt là sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện và chỉ đạo trực tiếp của Cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai Dự án hiện đại hoá ngành Tài chính theo lộ trình, kế hoạch đã đề ra nhằm khai thác có hiệu quả chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý và điều hành chi ngân sách trên địa bàn huyện Phú Ninh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)