Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 94 - 99)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chế độ quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách cấp huyện

* Đối với kiểm soát, thanh toán chi ĐTXDCB

Thứ nhất, tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý ĐTXDCB.

UBND huyện Phú Ninh cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về quy trình lập kế hoạch ĐTXDCB; đổi mới cơ cấu bố trí vốn đầu tư theo hướng tập trung, ưu tiên cho các dự án hạ tầng xã hội thiết yếu; việc bố trí danh mục dự án cần tuân thủ chặc chẽ các điều kiện để được ghi vốn, ưu tiên bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn, các công trình trọng điểm, cấp thiết. Đặc biệt, trong bố trí vốn ĐTXDCB hàng năm cần dành nguồn để ưu tiên cho công trình, dự án đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và công trình, dự án đầu tư phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, đảm bảo đưa Phú Ninh sớm trở

h

thành huyện nông thôn mới của tỉnh trong thời gian tới theo mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đặt ra.

Thứ hai, công khai đầy đủ các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB.

Phòng Tài chính – Kế hoạch cần nghiên cứu hoạch tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản quy định thống nhất về trình tự tiến hành các bước công việc liên quan đến ĐTXDCB các dự án do UBND huyện quyết định đầu tư; triển khai tiếp nhận và trả kết quả phê duyệt dự án ĐTXDCB qua Bộ phận giao dịch một cửa của Văn phòng UBND huyện. Thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính, danh mục các hồ sơ, giấy tờ có liên quan Chủ đầu tư phải nộp, thời gian xử lý đối với từng công việc để Chủ đầu tư biết và thực hiện, tránh việc đi lại nhiều lần, gây phiền hà, lãng phí thời gian của Chủ đầu tư.

Đối với KBNN huyện Phú Ninh, đây là cơ quan trực tiếp kiểm soát hồ sơ trước khi thực hiện thanh toán, tạm ứng vốn ĐTXDCB cho Chủ đầu tư, và là cơ quan được quyền từ chối thanh toán các khoản chi không đảm bảo hồ sơ pháp lý theo quy định. Đây cũng là khâu dễ xảy ra hiện tượng cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu với khách hàng, nên quy định về công khai thủ tục hành chính cần được thực hiện triệt để và nghiêm túc.

Thứ ba, kiên quyết từ chối thanh toán hoặc thu hồi vốn đối với các dự án không triển khai thực hiện đúng tiến độ, vi phạm chế độ quản lý ĐTXDCB.

Trong quá trình kiểm soát, thanh toán vốn ĐTXDCB, các trường hợp tạm ứng vốn kéo dài vượt quá thời gian triển khai thực hiện dự án ghi trong quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, hoặc hết thời hạn hiệu lực của Hợp đồng kinh tế, nếu chưa khởi công hoặc việc thi công bị dừng do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, KBNN huyện cần tích cực đôn đốc

h

Chủ đầu tư thu hồi vốn đã tạm ứng cho nhà thầu. Trường hợp, Chủ đầu tư và nhà thầu thi công không chấp hành việc nộp trả vốn đã tạm ứng, KBNN huyện cần báo cáo UBND huyện để có biện pháp xử lý và thu hồi, tránh việc sử dụng vốn sai mục đích hoặc chiếm dụng vốn. Việc xử lý thu hồi vốn của những dự án này là có thể yêu cầu nhà thầu nộp trả bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc trừ vào số vốn cấp cho dự án khác của cùng một Chủ đầu tư và cùng một nhà thầu.

Trường hợp, KBNN huyện phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, Kho bạc phải có văn bản gửi UBND huyện đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất của Kho bạc huyện. Nếu quá thời hạn đề nghị mà không nhận được trả lời thì KBNN huyện giải quyết theo đề xuất của mình. Nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn phải giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền; đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét, xử lý.

Thứ tư, Chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án phải được phê duyệt cụ thể trong quyết định đầu tư và phải đảm bảo năng lực quản lý theo quy định.

Trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án, giao nhiệm vụ Chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án, Phòng Tài chính kế hoạch cần thẩm định các điều kiện về năng lực của các đơn vị dự kiến giao nhiệm vụ Chủ đầu tư theo quy định. Trường hợp, đơn vị có đủ năng lực thì theo quy định cho phép làm Chủ đầu tư và áp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Nếu không đủ năng lực theo quy định thì phải áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án để đảm bảo chất lượng công trình, hiệu quả dử dụng vốn đầu tư và hạn chế thất thoát, lãng phí cho NSNN.

Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN.

KBNN huyện Phú Ninh cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ các hồ sơ thanh toán, tuân thủ quy trình nghiệp vụ và thời hạn kiểm soát hồ sơ; thực

h

hiện kiểm tra, đối chiếu số vốn tạm ứng, thanh toán đảm bảo có trong dự toán được duyệt và hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa Chủ đầu tư và nhà thầu.

KBNN huyện thực hiện “thanh toán trước, kiểm soát sau” đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần và “kiểm soát trước, thanh toán sau” đối với công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần. Thường xuyên rà soát việc tạm ứng, thanh toán vốn ĐTXDCB, kiên quyết thu hồi, điều chuyển vốn hoặc trừ vào kế hoạch năm sau của các Chủ đầu tư có nhiều công trình dư tạm ứng kéo dài không được thanh toán.

Thứ sáu, đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá trong ĐTXDCB, khai thác tối đa các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu của Chính phủ và các chương trình theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.

* Đối với kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên

Thứ nhất, tăng cường quản lý chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định để hạn chế lãng phí, tiêu cực trong sử dụng ngân sách.

Để thực hiện giải pháp này, UBND huyện, các cơ quan chuyên môn, đơn vị dự toán cấp I cần nghiên cứu áp dụng phương thức tổ chức mua sắm tập trung theo quy định tại Thông tư số 68/2012/TT-BTC, ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và quyết định số 152/QĐ-UBND ngày 17/01/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam Quy định một số nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản để duy trì hoạt động thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Hàng năm, căn cứ vào dự toán mua sắm tài sản, trang thiết bị cho các đơn vị thuộc khối giáo dục và các Phòng chuyên môn của huyện, UBND huyện quyết định việc áp dụng phương thức mua sắm tập trung đối với những

h

gói thầu mua sắm tài sản theo lô, các tài sản đặc biệt như ôtô, trang thiết bị tin học, thiết bị văn phòng, bàn ghế, sách giáo khoa của các trường.... Theo đó, giao nhiệm vụ cho Phòng Giáo dục hoặc Văn phòng UBND huyện là những đơn vị được giao tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản xây dựng phương án tổ chức mua sắm cụ thể trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt và tổ chức mua sắm tập trung được theo đúng quy định hiện hành.

Triển khai phương thức này sẽ đảm bảo tài sản, hàng hoá được trang bị đồng bộ, thống nhất giữa các đơn vị có cùng tính chất hoạt động như khối giáo dục; đảm bảo công khai, minh bạch trong mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản nhà nước, bảo đảm yêu cầu về chất lượng, giá cả hợp lý, hồ sơ mua sắm đầy đủ. Phương thức mua sắm này cũng sẽ hạn chế tối đa việc các đơn vị sử dụng ngân sách chia nhỏ gói thầu để thực hiện mua sắm trực tiếp hoặc chỉ thầu để tránh áp dụng hình thức mua sắm chào hàng cạnh tranh, đấu thầu. Từ đó, giảm phát sinh các chi phí trung gian, chi phí quản lý hành chính, hạn chế thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi của ngân sách cấp huyện.

Thứ hai, từng bước triển khai phương thức kiểm soát chi theo kết quả đầu ra và thực hiện cam kết chi trong sử dụng ngân sách.

Để tránh việc các đơn vị sử dụng ngân sách huyện chi tiêu không có kế hoạch, tùy tiện, không đúng với nội dung, nhiệm vụ chi được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm, KBNN huyện cần tăng cường kiểm soát chi theo dự toán kết hợp với kiểm soát chi theo kết quả đầu ra và thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý và kiểm soát cam kết chi qua KBNN theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 113/TT-BTC, ngày 27/11/2008. Việc thực hiện cam kết chi được áp dụng đối với cả các khoản chi thường xuyên và chi ĐTXDCB.

Triển khai giải pháp này sẽ tránh được việc các đơn vị chi tiêu quá giới

h

hạn cho phép, việc sử dụng kinh phí được gắn với hiệu quả và chất lượng công việc, hạn chế tình trạng nợ công. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho việc lập kế hoạch chi tiêu trung hạn của cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

* Đối với kiểm soát chi chuyển nguồn

Để thúc đẩy các đơn vị tăng cường sử dụng ngân sách, triển khai kịp thời các nhiệm vụ đã được giao và đảm bảo số liệu chuyển nguồn sang năm sau chính xác, đầy đủ, vào quý IV hàng năm, Phòng Tài chính huyện cần chủ động rà soát và theo dõi chặt chẽ các nội dung, nguồn kinh phí thuộc các chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp và các nhiệm vụ chi được giao bổ sung trong năm chưa phân bổ cho các đơn vị dự toán. Thực hiện tham mưu cho UBND huyện phân bổ kịp thời cho các đơn vị dự toán phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ, tránh cấp dồn về cuối năm dẫn tới không đủ thời gian để triển khai thực hiện phải xét chuyển nguồn sang năm sau.

Đối với các khoản tạm ứng vốn ĐTXDCB, tạm ứng chi thường cần có biện pháp hạn chế tối đa việc chuyển nguồn qua nhiều năm bằng cách quy định thời hạn tạm ứng tối đa đối với các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB. Sau thời hạn quy định đó, đơn vị nào không đủ hồ sơ, chứng từ để thanh toán tạm ứng thì cần kiên quyết xử lý, bắt buộc thu hồi nộp trả ngân sách hoặc cắt giảm, khấu trừ vào dự toán, kế hoạch vốn năm sau của đơn vị, của Chủ đầu tư. Qua đó, hạn chế việc kéo dài tạm ứng, sử dụng kinh phí không đúng mục đính, chiếm dụng vốn trong ĐTXDCB..., góp phần nâng cao hiệu quả chi NSNN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)