Quản lý phân bổ, giao dự toán chi ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM

2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

2.3.3. Quản lý phân bổ, giao dự toán chi ngân sách huyện

Sơ đồ 2.2 : Quy trình phân b giao kinh phí d toán chi thường xuyên Hàng năm, căn cứ quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc giao nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện tiến hành xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Sau khi dự toán chi ngân sách cấp huyện và phương án phân bổ dự toán được UBND huyện quyết định, UBND huyện ra quyết định phê chuẩn dự toán ngân sách và giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện, mức bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Ninh.

CƠ QUAN TÀI CHÍNH (Bộ, Sở, Phòng Tài chính)

Phân bổ cấp kinh phí dự toán

Cơ quan chủ quản(Bộ, Sở) Kho bạc NN TW

Đơn vị dự toán ( cấp III)

Kho bạc NN tỉnh Đơn vị dự toán

( cấp II )

Kho bạc NN huyện (1)

(2)

(2)

(3)

(4)

(4)

(2) (2)

(3) (3)

(7)

(6)

(8)

h

Theo quy định, dự toán chi ngân sách cấp huyện và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện phải thực hiện xong trước ngày 20/12 hàng năm và dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách xong trước ngày 31/12 hàng năm.

Trường hợp, sau ngày 31/12 hàng năm, vì khó khăn, vướng mắc mà các đơn vị dự toán cấp I chưa phân bổ xong dự toán được giao, đơn vị dự toán cấp I phải báo cáo với Phòng Tài chính – Kế hoạch để xem xét, cho phép kéo dài thời gian phân bổ dự toán.

Đối với các nguyên nhân do chủ quan của đơn vị, thời gian phân bổ dự toán kéo dài chậm nhất đến ngày 31/01 hàng năm. Quá thời hạn này, Phòng Tài chính – Kế hoạch tổng hợp báo cáo UBND huyện Phú Ninh điều chỉnh giảm dự toán chi của đơn vị để điều chuyển cho cơ quan, đơn vị khác, hoặc bổ sung vào dự phòng ngân sách theo quy định của Chính phủ.

Đối với các nguyên nhân do khách quan, vượt quá thẩm quyền của đơn vị như chưa có phê duyệt của cấp có thẩm quyền về tổ chức bộ máy, cơ chế thực hiện nhiệm vụ..., đơn vị dự toán cấp I phải dự kiến thời hạn hoàn thành để Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo UBND huyện cho kéo dài thời gian phân bổ, song chậm nhất không quá ngày 31/3 hàng năm. Quá thời hạn này, dự toán còn lại chưa phân bổ sẽ được xử lý tương tự như đối với các nguyên nhân chủ quan nêu trên.

Trong các năm qua thì huyện Phú Ninh đảm bảo được quy trình và thời gian theo quy định tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Những hạn chế đó là:

Một là, theo quy định dự toán phải được phân bổ hết và giao cho các đơn vị ngay từ đầu năm. Trên thực tế, dự toán chi ngân sách huyện Phú Ninh thường không được giao và phân bổ hết ngay từ đầu năm. Số dự toán giao đầu năm cho các đơn vị so với số thực hiện trong năm thường rất thấp, chủ yếu mới chỉ giao phần kinh phí tự chủ (đối với cơ quan quản lý nhà nước), kinh phí hoạt

h

động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập) để đảm bảo chi lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi quản lý hành chính phân bổ theo định mức.

Đối với các nhiệm vụ chi hoạt động sự nghiệp, nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ, nguồn kinh phí chi không thường xuyên của các đơn vị dự toán thường không được UBND huyện thực hiện giao từ đầu năm. Trường hợp được UBND huyện giao thì kinh phí cũng chỉ được giao một phần. Còn phần lớn dự toán chi cho các nội dung trên được phân bổ và giao khi đơn vị đã triển khai thực hiện nhiệm vụ, hoặc phân bổ dần vào hàng quý. Điều này đã dẫn tới tình trạng, dự toán phải bổ sung nhiều lần trong năm và đơn vị sử dụng ngân sách không được chủ động về nguồn kinh phí nên nhiệm vụ triển khai không kịp thời, thường dồn về cuối năm. Chẳng hạn như, dự toán của các phòng, ban thuộc UBND huyện, UBND các xã, thị trấn, các đơn vị thuộc khối giáo dục, ...

một năm bổ sung dự toán đến hàng chục lần.

Thứ hai, do việc phân bổ dự toán chưa thực sự sát với nhu cầu chi thực tế nên còn xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu nguồn giữa các nội dung chi cần phải điều chỉnh dự toán. Việc điều dự toán gây khó khăn cho công tác quản lý, theo dõi chấp hành dự toán của Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện và công tác kiểm soát chi của KBNN huyện. Điều này, cũng làm tăng khối lượng công việc trong quản lý và điều hành dự toán của ngân sách cấp huyện, làm chậm tiến độ triển khai nhiệm vụ của đơn vị sử dung ngân sách do phải chờ đơn vị dự toán cấp trên hoặc UBND huyện cho phép điều chỉnh dự toán.

Thứ ba, hiện nay, trực thuộc UBND huyện có 18 phòng chuyên môn, 39 đơn vị sự nghiệp (trong đó có 33 trường học), 11 xã, thị trấn và các đơn vị thuộc khối Đảng, Đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc. Các phòng chuyên môn được giao định mức biên chế và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, trong thời gian qua, UBND huyện chưa thực hiện giao dự

h

toán chi ngân sách trực tiếp đến từng ban thuộc khối Đảng, mà giao tập trung qua văn phòng huyện ủy. Khi triển khai kinh phí chi sự nghiệp, có nhiệm vụ được cấp qua văn phòng huyện ủy, có một số nhiệm vụ lại được thực hiện cấp qua dự toán hoặc qua tài khoản tiền gửi của các phòng, ban chuyên môn mở tại KB. Do vậy, việc phân định trách nhiệm của từng Phòng, ban chuyên môn trong theo dõi tình hình sử dụng dự toán, quyết toán kinh phí chưa rõ ràng, còn chồng chéo, khó khăn cho công tác tổng hợp, đối chiếu số liệu cuối năm.

Thứ tư, NSNN bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo nguyên tắc ngân sách nhà nước cấp phần chênh lệch giữa dự toán chi ngân sách và nguồn thu được để lại của các tổ chức nêu trên như đoàn phí, đảng phí, công đoàn phí, hội phí; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, ở huyện Phú Ninh, việc lập, phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thuộc đối tượng này chưa tính toán, phản ánh phần thu trong quyết định giao dự toán hàng năm.

Thứ năm, trong từng thời kỳ ổn định ngân sách, UBND tỉnh Quảng Nam đã xây dựng và ban hành các tiêu chí phân bổ ngân sách áp dụng cho từng loại hình đơn vị dự toán. Đặc biệt, đối với chi quản lý hành chính ngoài định mức phân bổ theo biến chế, còn có hệ số điều chỉnh theo vùng, miền và các hoạt động đặc thù. Tuy nhiên, việc phân bổ dự toán của huyện Phú Ninh thời gian qua còn mang tính bình quân, chủ yếu dựa vào định mức phân bổ cố định theo biên chế. Chính vì vậy đã dẫn tới tình trạng có đơn vị thừa, có đơn vị thiếu kinh phí hoạt động, phải xem xét bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm.

Thứ sáu, Dự án cải cách quản lý tài chính công được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì và triển khai theo Quyết định số 432/QĐ- TTg ngày 21/4/2003. Bắt đầu từ tháng 8/2010, KBNN Phú Ninh và Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phú Ninh đã đưa vào triển khai và vận hành Hệ thống Thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (gọi tắt là TABMIS). Việc

h

triển khai dự án nhằm hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách, tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách. Theo đó, toàn bộ quy trình ngân sách được chuẩn hoá và cập nhật trên hệ thống thông tin hiện đại này. Việc phân bổ dự toán từ cấp 0 (dự toán được UBND tỉnh giao) đến cấp 4 (dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách huyện) được quản lý trên một chương trình thống nhất giữa Kho bạc và cơ quan tài chính với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin hiện đại. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc nhập các dữ liệu liên quan đến dự toán, phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trên hệ thống TABMIS được phân định rõ ràng theo một quy trình chuẩn. Trong thực tế hiện nay, quyết định giao dự toán của UBND huyện Phú Ninh cho các đơn vị, quyết định phân khai kế hoạch vốn ĐTXDCB cho các dự án chưa thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ Tài chính.

Điều này ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả quản lý việc phân bổ dự toán theo mục tiêu dự toán đặt ra.

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)