CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
3.2.7. Một số kiến nghị
* Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ
i) Do Luật ngân sách chưa quy định giới hạn thời gian được phép điều chỉnh, bổ sung dự toán nên tình trạng dự toán điều chỉnh, bổ sung nhiều lần trong năm. Việc điều bổ sung, chỉnh thường thực hiện vào tháng 12 hàng năm làm ảnh hưởng đến tính chủ động trong sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán. Mặt khác, do điều chỉnh, bổ sung ngân sách dồn vào cuối năm nên nhiều trường hợp, đơn vị không đủ thời gian để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đó, dẫn tới số chi chuyển nguồn sang năm sau rất lớn. Đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung, sửa đổi Luật Ngân sách. Theo đó, cần có quy định giới hạn về thời gian được phép điều chỉnh dự toán, tránh điều chỉnh vào cuối năm và trong thời gian chỉnh lý quyết toán, gây khó khăn trong quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách.
ii) Hiện nay, việc xây dựng Kế hoạch tài chính trung hạn và Kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn 2009-2013 đã được triển khai thí điểm tại 6 Bộ:
h
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải và 3 địa phương: Hà Nội, Bình Dương và Vĩnh Long theo hướng dẫn tại Thông tư số 55/2008/TT-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính.
Do vậy Chính phủ cần sớm trình Quốc hội bổ sung sửa đổi Luật ngân sách để chuẩn bị cơ sở pháp lý cho việc chính thức thực hiện xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn, kế hoạch ngân sách trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn trong phạm vi cả nước, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy trình quản lý tài chính - ngân sách theo hướng hiện đại, minh bạch và hiệu quả.
* Kiến nghị với Bộ Tài chính
i) Thông tư số 108/2008,TT-BTC ngày 28/11/2008 củ Bộ Tài chính Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm quy định chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau quy định rất nhiều nội dung được phép chuyển nguồn sang năm sau (như trình bày ở Chương I) và còn chung chung, chưa cụ thể. Đặc biệt, việc cho phép chuyển nguồn đối với số dư tạm ứng sẽ dẫn tới việc các đơn vị không tích cực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, tạm ứng kéo dài không được thu hồi, số chuyển nguồn sang năm sau hàng năm khá lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Có nhiều khoản chi tạm ứng vốn ĐTXDCB kéo dài và chuyển nguồn qua nhiều năm không được xử lý dứt điểm. Đề nghị Bộ Tài chính quy định cụ thể, chi tiết và rõ ràng những nội dung được phép chuyển nguồn sang năm sau và thời hạn hoàn thành việc triển khai các nhiệm vụ để thúc đầy các đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ hạn chế tối da việc chuyển nguồn sang năm sau.
ii) Hiện nay, có rất nhiều văn bản hướng dẫn kiểm soát chi cho từng đối tượng đơn vị sử dụng ngân sách khác nhau như đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ thì thực hiện kiểm soát theo Thông tư
h
số 18/2006/TT-BTC, ngày 13/3/2006 (sau này có bổ sung, sửa đổi tại Thông tư 84/2007/TT-BTC, ngày 17/7/2007) và Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 09/6/2006 (sau này bổ sung, sửa đổi thêm tại Thông tư 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007); đơn vị chưa thực hiện chế độ tự chủ thực hiện kiểm soát theo Thông tư 79/2003/TT-BTC, ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính; ngân sách xã, phường kiểm soát theo Thông tư số 60/2003/TT-BTC, ngày 23/6/2003.
Trong đó, Thông tư 79/2003/TT-BTC được xem là văn bản gốc để thực hiện việc kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN được ban hành từ năm 2003 đến nay, đã có quá nhiều điểm bất cập và không phù hợp với cơ chế quản lý tài chính hiện hành. Đồng thời, việc có quá nhiều văn bản khác nhau quy định về kiểm soát chi thường xuyên của NSNN, gây rất nhiều khó khăn cho KBNN trong việc kiểm soát chi. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu bổ sung, sửa đổi, hoặc ban hành văn bản mới thống nhất hướng dẫn kiểm soát chi NSNN. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và áp dụng các quy định trong kiểm soát, thanh toán các khoản chi của ngân sách, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN và hiệu quả quản lý chi NSNN.
* Kiến nghị với UBND tỉnh
i) Thực hiện Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch, vốn để thực hiện các dự án, nhiệm vụ quy hoạch được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị. Để đảm bảo quy định về phân cấp quản lý ĐTXDCB, UBND tỉnh cần quy định bổ sung nhiệm vụ chi quy hoạch kinh tế - xã hội và quy hoạch ĐTXDCB cho ngân sách cấp huyện. Vốn quy hoạch phải được giao trong dự toán chi thường xuyên - nguồn sự nghiệp kinh tế, không giao trong nguồn chi ĐTXDCB.
h
ii) Do định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho ngân sách huyện thường giao ổn định trong 5 năm, theo từng thời kỳ ổn định ngân sách địa phương. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động, giá cả tăng nhanh gây khó khăn trong chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách. Ngoài định mức phân bổ dự toán theo quy định, hàng năm UBND tỉnh thường rà soát, trình HĐND tỉnh xét hỗ trợ, bổ sung kinh phí cho ngân sách cấp huyện để giảm bớt khó khăn cho địa phương. Do vậy, UBND tỉnh nên quy định bổ sung tiêu chí về hệ số trượt giá trong công thức tính toán phân bổ dự toán hàng năm để đảm bảo công bằng và chủ động trong điều hành ngân sách của địa phương.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Quản lý chi NSNN là một vấn đề lớn, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Luật NSNN và các văn bản dưới luật đã có những quy định về quản lý NSNN. Song trong quá trình triển khai thực hiện cụ thể ở mỗi cấp, mội địa phương lại có nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra đã tác động đến quản lý chi ngân sách. Đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” đã tập trung làm rõ các vấn đề sau:
Đề tài đã nghiên cứu và đánh giá tình hình quản lý chi NSNN tại huyện Phú Ninh. Nêu rõ những ưu điểm và hạn chế, vướng mắc của công tác quản lý chi ngân sách. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp vừa có tính chất phù hợp với địa phương, vừa phù hợp với phân cấp ngân sách hiện nay.
Bên cạnh những giải pháp, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách tại địa phương dưới dạng đề xuất với Quốc hội, chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh. Những giải pháp đó hy vọng sẽ góp cho quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN tại huyện
Phú Ninh trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
h
KẾT LUẬN
Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, công cụ quản lý chi ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc điều chỉnh chính sách vĩ mô. Tuy nhiên, với khả năng hạn hẹp thì việc sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả là một thách thức lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên nghiên cứu, từ lý luận đến thực tiễn để đưa ra những kiến nghị, những giải pháp góp phần ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước.
Trong luận văn đã đề cập đến những vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước, quản lý chi ngân sách nhà nước và nội dung hoạt động của chi ngân sách, xem xét và khái quát thực trạng về quản lý chi ngân sách tại huyện Phú Ninh. Từ đó tìm ra những tồn tại, hạn chế của việc quản lý chi ngân sách và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương trong thời gian tới.
Muốn tiếp tục hoàn thiện quản lý chi ngân sách thì điều kiện trước hết là phải thực hiện đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền, đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong quá trình lập và quyết toán ngân sách địa phương.
Phương hướng hoàn thiện quản lý ngân sách trong thời gian tới là:
+ Phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản gắn với kế hoạch vốn, tránh dàn trãi, lãng phí; tập trung bố trí vốn cho các công trình trọng tâm, trọng điểm.
Chủ động bố trí ngân sách được giao trả dứt điểm nợ xây dựng cơ bản; kiên quyết đình hoãn những dự án không hiệu quả, thực hiện kéo dài.
+ Thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, tranh thủ sự đóng góp của nhân dân và các tổ chức trong đầu tư xây dựng cơ bản, từng bước giảm chi
h
ngân sách. Đối với sự nghiệp giáo dục ưu tiên phân bổ kinh phí cho cấp mầm non đến cấp trung học, đối với lãnh vực hành chính cần thực hiện khoán kinh phí gắn liền với sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, giảm chi thường xuyên.
+ Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, phân bổ ngân sách theo hướng cân đối tổng thể, không phân nguồn kinh phí tự chủ và kinh phí không tự chủ; gắn kết việc phân bổ ngân sách với các chỉ tiêu đầu ra cho các đơn vị; quy định tiêu chuẩn đối với bộ phận kế toán; tăng cường quyền kiện toàn, sắp xếp bộ máy tổ chức.
+ Xây dựng phần mềm dùng chung, ban hành thống nhất hệ thống kế toán ngân sách nhà nước dùng chung cho các cấp ngân sách. Thông qua đó các cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước, Thuế, Hải quan, các đơn vị sử dụng ngân sách khai thác dữ liệu dùng chung nhằm phục vụ công tác báo cáo, thống kê, điều hành ngân sách kịp thời và hiệu quả.
+ Hoàn thiện phân cấp thu theo hướng xóa dần các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm cho ngân sách huyện, xã đồng thời nâng dần các khoản thu mà các cấp ngân sách được hưởng 100%. Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cấp chính quyền địa phương được chủ động điều hành ngân sách sao cho hiệu quả cao, tiết kiệm theo quy trình Quốc hội quyết định ngân sách Trung ương và phần trợ cấp cho ngân sách cấp dưới, Hội đồng nhân dân quyết định ngân sách cấp mình; chuyển ngân sách huyện thành đơn vị dự toán để chủ động và tập trung nguồn quỹ ngân sách địa phương. Ngoài ra kiến nghị quỹ ngân sách nhà nước tập trung quản lý thống nhất tại Kho bạc nhà nước, không gởi quỹ ngân sách ra các ngân hàng thương mại.
Từ những nội dung cơ bản đã trình bày, về thực trạng quản lý chi ngân sách, luận văn đã kiến nghị những giải pháp cơ bản áp dụng trong quá trình quản lý và điều hành chi ngân sách góp phần đổi mới và hoàn thiện quản lý chi ngân sách huyện Phú Ninh trong giai đoạn tới.
h
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Ngọc Phương Anh (2005), Quản lý ngân sách hiệu quả, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
[2] Bộ Tài chính (2003), Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, quyển 1, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[3] Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
[4] Bộ Tài chính (2003), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cải cách quản lý tài chính công, Hà Nội.
[5] Bộ Tài chính (2002), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho cán bộ công chức hệ thống thuế, KBNN và quản lý tài chính doanh nghiệp, Hà Nội.
[6] Bộ Tài chính (2003), Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
[7] Bộ Tài chính (2006), Thông tư 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
[8] Bộ Tài chính (2006), Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
[9] Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009quy
h
định về công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, phường nơi không tổ chức HĐND
[10] Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng thi hành Luật ngân sách
[11] Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 về quy chế xem xét, thảo luận, quyết định dự toán, phân bổ ngân sách và phê chuẩn ngân sách
[12] PGS-TS Phạm Ngọc Dung, TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2010), Quản lý ngân sách nhà nước theo đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội
[13] TS. Trần Văn Giao (2008), “Xử lý bội chi ngân sách nhà nước”, Tạp chí Cộng sản 18(162).
[14] Hoàng Hàm (2008), “Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dự toán NSNN" , Tạp chí Kế toán, số 11,12 năm 2008;
[15] Học viện Tài chính (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[16] Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Quản lý kinh tế, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
[17] Nguyễn Sinh Hùng (2005), "Quản lý và sử dụng ngân sách trong tiến trình cải cách tài chính công", Tạp chí Cộng sản, số 3 năm 2005.
[18] Kho bạc nhà nước (2008), Chiến lược phát triển khoa bạc nhà nước đến năm 2020, NXB Tài chính năm 2008
[19] Kho bạc nhà nước (2006), Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) và những vấn đề có liên quan, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[20] GS-TS Dương Thị Bình Minh (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính
h
[21] Nguyễn Thị Minh và Nguyễn Quang Đông (2009), “Phân tích tính công bằng và hiệu quả của chi NSNN theo thành phố”, Tạp chí Tài chính tháng 12/2009.
[22] GS-TS Dương Thị Bình Minh (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính, Hà Nội
[23] Vũ Hoài Nam (2007), Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[24] Vũ Hoàng Nam, (2008), Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế Học viện Tài chính.
[25] Trịnh Văn Ngọc (2008), Quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[26] PGS.TS Vũ Như Thăng (2011), “Một số vấn đề về chính sách tài khóa và đầu tư công với mục tiêu ổn định vĩ mô”, Tạp chính quản lý ngân quỹ quốc gia số 113.
[27] Vũ Văn Yên (2008), Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trang web
[28] www.quangnam.gov.vn [29] www.Phuninh.gov.vn [30] http://www.mof.gov.vn
h