CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách ở huyện Hưng Hà, Thái Bình
h
kế toán quyết toán ngân sách. Ngoài ra việc giao, phân bổ dự toán và quản lý điều hành ngân sách được công khai minh bạch, kịp thời đã góp phần chống tiêu cực trong quản lý, sử dụng vốn NSNN. Tổng thu ngân sách ước thực hiện 183.720 triệu đồng, đạt 110% dự toán, tổng chi ước thực hiện 177.459,9 triệu đồng, đạt 112% dự toán.
Trong tổng số 12 chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn thì có 8 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch so với dự toán HĐND huyện phê chuẩn. Một số chỉ tiêu thu những năm trước đạt thấp, nhưng năm 2012 thu khá như thuế ngoài quốc doanh đạt 125% dự toán, lệ phí trước bạ đạt 135% dự toán. Để tránh trông chờ vào ngân sách cấp trên, ngay từ đầu năm Hưng Hà đã tập trung chỉ đạo Chi cục Thuế, Đài phát thanh, các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền và tổ chức triển khai sâu rộng luật quản lý thuế, tổ chức giao dự toán thu cho từng cá nhân, đơn vị. Đồng thời số quyết toán thuế năm 2011, dự toán giao thu năm 2012 đều bám sát hoạt động kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ phát triển và tận thu cho NSNN.
Đối với chi ngân sách, chủ tài khoản các cấp và các đơn vị dự toán đã bám sát dự toán được giao, chủ động điều hành chi đúng tiêu chuẩn định mức Nhà nước, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Ngoài việc đảm bảo đủ nguồn chi theo dự toán đầu năm, ngân sách huyện, xã đã bố trí được kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất và đáp ứng kịp thời, đầy đủ kinh phí bầu cử Quốc hội, xoá nhà dột nát, hỗ trợ vốn để sản xuất…Có được kết quả thu, chi ngân sách như trên, Hưng Hà đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính, XDCB và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong năm qua cơ quan tài chính đã thực hiện thẩm tra quyết toán ngân sách được 95% số xã, thị trấn, 100% quyết toán đơn vị dự toán và 65%
quyết toán ngân sách của các trường…Qua kiểm tra, kiểm soát đều có biên bản chi tiết với các đơn vị, đã chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, tồn tại
h
trong quản lý thu chi ngân sách, XDCB và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Cùng với những kết quả đạt được trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách, thì Hưng Hà vẫn còn nhiều tồn tại khó khăn. Theo Ban Kinh tế- xã hội HĐND huyện thì nguồn thu trên địa bàn rất thấp, nên phụ thuộc phần lớn vào ngân sách cấp trên, do đó chỉ đáp ứng được chi tiêu thường xuyên, việc đầu tư dự án lớn để đẩy mạnh phát triển kinh tế khó khăn. Một số xã thu, chi ngân sách chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời vào kho bạc, hạch toán chưa đúng với mục lục ngân sách, chi tiêu chưa tiết kiệm, vượt dự toán. Đồng thời nhiều cơ sở chưa có biện pháp tích cực để tận thu tại địa phương, còn ỷ lại trông chờ vào ngân sách cấp trên. Nhiều xã chưa thực hiện quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra ở xã, thị trấn yêu cầu chi cho các hoạt động của các ngành, đoàn thể lớn, nhưng định mức chi có hạn chưa điều chỉnh kịp thời, trong khi đó giá cả tăng cao nên chi cho hoạt động này rất thấp, chỉ đạt dưới 1,5 triệu đồng/ đoàn thể.
Để đảm bảo thu chi ngân sách có hiệu quả, Hưng Hà đã đưa ra 9 giải pháp. Dự kiến, dự toán thu ngân sách Nhà nước 175.375 triệu đồng, trong đó thu ngân sách huyện 114.134 triệu đồng, ngân sách xã 53.877 triệu đồng, còn lại là một số khoản thu khác. Dự kiến tổng chi ngân sách huyện, xã là 167.010 triệu đồng, trong đó ngân sách huyện chi 114.133,5 triệu đồng, xã chi 53.876,6 triệu đồng. Để đạt dự toán đề ra, đơn vị thực hiện chính sách động viên hợp lý, tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân sách các cấp. Ưu tiên vốn cho đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chi có hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất, thực hiện công khai, minh bạch dự toán, quyết toán ngân sách Nhà nước. Ngoài ra để hoàn thành thắng lợi dự toán thu, chi ngân sách, UBND huyện chỉ đạo các cấp, ngành phải phấn đấu đạt và vượt kế hoạch. Thực hiện khai thác hết nguồn thu
h
đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước, như các sắc thuế, luật thuế hiện hành, các nguồn thu tại địa phương. Các xã, thị trấn thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai tài chính ngân sách, kể cả ngân sách Đảng uỷ, HĐND, giám sát việc sử dụng tiền đất, xây dựng cơ bản.
Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh kế toán, thống kê, luật ngân sách, chấm dứt tình trạng để tự chi ở cơ sở, không qua kho bạc Nhà nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chi ngân sách là hoạt động cơ bản quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đối với nền kinh tế và toàn bộ xã hội.
Tuy nhiên, khác với các chủ thể khác, với những đặc thù cơ bản về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Nhà nước, việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả chi tiêu của NSNN là rất khó khăn, phức tạp.
Để đánh giá hiệu quả chi tiêu NSNN, cần phải sử dụng đến hệ thống các chỉ tiêu, bao gồm sự kết hợp phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cũng như các chỉ tiêu định lượng và định tính với nhau.
Tất cả những vấn đề lý luận là cơ sở để phân tích, đánh giá đến công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Phú Ninh đề cập ở chương 2.
h
CHƯƠNG 2