CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH TỈNH QUẢNG NAM
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
2.3.4. Quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách
Bảng 2.5: Tình hình chi ngân sách huyện Phú Ninh (2008-2013) (thực hiện/kế hoạch)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Néi dung chi 2008 2009 2010 2011 2012 2013
KH TH Tỷ lệ KH TH Tỷ lệ KH TH Tỷ lệ KH TH Tỷ lệ KH TH Tỷ lệ KH TH Tỷ lệ
Tổng hợp chi ngân sách
địa phương (A+B) 83,175 162,919 93,079 212,682 105,059 249,676 182,262 444,256 175,540 521,140 175,540 503,906 A. Chi cân đối NSĐP 82,643 160,369 92,476 208,166 104,444 242,862 180,712 429,948 173,390 505,670 470 176,883 491,436 277.83 Tổng chi đầu tư 39,673 36,117 91 40,324 62,572 155.17 52,589 60,695 115.41 71,479 92,088 128.83 52,612 175,688 333.93 46,831 109,055 232.87 Tổng chi thường xuyên 42,970 62,290 145 52,152 78,640 150.79 51,855 89,946 173.46 109,233 128,945 118.05 120,778 164,621 136.3 130,052 204,412 157.18 1/ Chi Quốc phòng 645 1,308 203 1,023 1,978 193.35 556 2,416 434.53 1,190 4,116 345.88 2,246 4,492 200 3,047 4,958 162.72 2/ Chi An ninh 143 621 434 218 748 343.12 218 1,010 463.3 298 1,325 444.63 298 2,155 723.15 466 2,532 543.35 3/ Chi sự nghiệp giáo
dục, đào tạo và dạy nghề 21,368 30,049 141 24,004 34,855 145.2 23,222 41,415 178.34 51,499 49,631 96.37 54,255 65,342 120.43 57,691 93,259 161.65
4/ Chi sự nghiệp y tế 1,510 1,844 122 1,518 956 62.98 0 10
5/ Chi sự nghiệp Khoa
học, CN 70 9 13 115 24 20.87 90 28 31.11 70 47 67.14 120 0 0 120 40 33.33
6/ Chi SN VHTT - ThÓ
dôc thÓ thao 840 1,015 121 818 1,177 143.89 1,258 1,534 121.94 1,102 1,965 178.31 1,640 2,581 157.38 1,661 2,650 159.54 7/ Chi SN phát thanh
truyÒn h×nh 400 451 113 400 667 166.75 405 657 162.22 768 846 110.16 877 1,095 124.86 779 1,100 141.21 8/ Chi sự nghiệp môi
trường 252 280 111 672 329 48.96 472 362 76.69 1,057 586 55.44 826 1,245 150.73 1,326 1,671 126.02 9/ Chi đảm bảo xã hội 1,956 5,683 291 4,631 11,700 252.65 6,803 11,541 169.65 12,656 24,199 191.21 14,983 25,287 168.77 15,614 26,943 172.56 10/ Chi SN kinh tÕ 2,611 2,763 106 4,867 3,016 61.97 3,012 3,050 101.26 9,092 5,990 65.88 10,180 12,199 119.83 12,967 12,200 94.08 11/ Chi QL hành chính,
Đảng, đoàn thể 12,861 16,967 132 13,628 21,056 154.51 15,561 26,655 171.29 30,958 38,109 123.1 34,700 48,945 141.05 35,658 57,139 160.24 12/ Chi trợ giá các mặt
hàng chính sách 34 34 100 34 34 100 34 52 152.94 52 52 100 53 53 100 53 53 100
h
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Néi dung chi
KH TH Tỷ lệ KH TH Tỷ lệ KH TH Tỷ lệ KH TH Tỷ lệ KH TH Tỷ lệ KH TH Tỷ lệ
13/ Chi khác ngân sách 280 1,266 452 224 2,100 937.5 224 1,225 546.88 491 2,079 423.42 600 1,227 204.5 670 1,857 277.16
Chi chuyển nguồn 42,656 30,666 41,028 111,494 75,663 86,572
Chi bổ sung ngân sách
cÊp díi 19,306 36,288 51,193 97,421 89,698 91,397
Chi bổ sung cân đối 7,337 7,091 7,587 25,800 29,963 26,820
Chi bổ sung có mục tiêu 11,969 29,197 43,606 71,621 59,735 64,577
B. Các khoản chi từ nguồn thu được để lại cho đơn vị quản lý qua
NSNN 532 2,550 479 603 4,516 749 615 6,814 1,108 1,550 14,308 923 2,150 15,470 720 2,950 12,470 422.71
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2008-2013
h
So sánh số liệu giữa dự toán chi ngân sách và quyết toán chi ngân sách huyện Phú Ninh giai đoạn 2008-2013 (xem bảng 2.5), có thể thấy rằng, UBND huyện đã thực hiện tốt việc quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách huyện hàng năm. Về cơ bản, các nhiệm vụ chi được UBND tỉnh giao, UBND huyện Phú Ninh đều tổ chức thực hiện đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, do khai thác nguồn thu trên địa bàn còn hạn chế, dẫn đến nhiệm vụ chi ĐTXDCB có năm còn chưa đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.
Đối với quản lý chấp hành dự toán chi ĐTXDCB, từ năm 2008 đến năm 2011, UBND tỉnh chưa thực hiện phân cấp và chuyển giao số chi ĐTXDCB từ nguồn ngân sách tập trung của tỉnh cho ngân sách huyện quản lý. Khi đó, tổng dự toán chi ĐTXDCB của ngân sách huyện Phú Ninh được giao tương ứng với nguồn thu từ tiền sử dụng đất phát sinh trong năm (phần điều tiết cho ngân sách huyện hưởng), thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương và nguồn được ngân sách tỉnh hỗ trợ cho từng dự án.
Về cơ bản, trong những năm này, số chi ĐTXDCB luôn đạt và vượt dự toán được giao, riêng năm 2008 không đạt so với dự toán. Nguyên nhân là do, số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất giao trong dự toán không đạt được, dẫn tới tỷ lệ chi ĐTXDCB đạt thấp so với dự toán giao. Cụ thể, năm 2008 chỉ đạt 91%.
Riêng năm 2012, số chi ĐTXDCB vượt rất cao so với dự toán được giao. Nguyên nhân, trong năm này, số thu NSNN trên địa bàn từ nguồn thu tiền sử dụng đất tăng đột biến so với dự toán giao, cùng với việc phân cấp và chuyển giao nhiệm vụ chi ĐTXDCB từ nguồn ngân sách tập trung của tỉnh về huyện qua chuyển giao cân đối ngân sách huyện, tổng chi ĐTXCB do huyện quản lý, điều hành và phân bổ cho các dự án trên địa bàn tăng rất cao.
Từ 60.695 triệu đồng của năm 2010, 2011 là 92.088 triệu đồng thì đến năm 2012 tổng chi ĐTXDCB là 175.688 triệu đồng so với kế hoạch là 52.612
h
triệu đồng bằng 334% so với kế hoạch, năm 2013 tổng chi ĐTXDCB là 109.055 triệu đồng.
Do được giao chủ động về quản lý và điều hành nguồn vốn ĐTXDCB, ngoài việc phân bổ tổng số vốn theo dự toán được UBND tỉnh giao, UBND huyện Phú Ninh còn tổ chức quản lý và khai thác tối đa mọi nguồn thu trên địa bàn để tập trung cho nhiệm vụ chi ĐTXD. Đồng thời, trong giai đoạn này, một số nhiệm vụ chi ĐTXDCB thuộc nguồn vốn NS tỉnh nhưng cũng chuyển giao về cho NS huyện quản lý và thanh toán như nguồn thưởng vượt thu của tỉnh, trái phiếu Chính phủ... Điều đó đã dẫn tới tổng chi ĐTXDCB tăng so với dự toán phân bổ ban đầu.
Đối với quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên, trên cơ sở dự toán được giao, UBND huyện quyết định giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị dự toán cấp I và các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các văn bản về điều hành ngân sách hàng năm. Tổng chi thường xuyên hàng năm của UBND huyện Phú Ninh luôn đạt và vượt dự toán UBND tỉnh giao. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có một số tồn tại trong quá trình quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên của Ngân sách huyện Phú Ninh.
Một là, dự toán chi sự nghiệp không được phân bổ và giao chi tiết đến các đơn vị sử dụng ngân sách ngay từ đầu năm nên đơn vị không được chủ động về kinh phí để triển khai thực hiện nhiệm vụ chi. Nguyên nhân do phân bổ và giao dự toán chậm, thường chi dồn vào những tháng cuối năm nên một số nhiệm vụ không kịp triển khai phải thực hiện chuyển nguồn sang năm sau.
Hai là, việc giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách không sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần. Việc UBND huyện hay đơn vị dự toán cấp trên bổ sung dự toán nhiều trong năm cho đơn vị sử dụng ngân sách không những thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách mà
h
còn thể hiện cơ chế "xin - cho" vẫn còn tồn tại. Việc chấp hành dự toán chi ngân sách đã được HĐND, UBND huyện phê chuẩn từ đầu năm chưa tốt.