Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 1: CÓ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Phát triển hoạt động tín dụng đối với cá nhân

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân

1.3.2.1. Dư nợ tín dụng cá nhân, tỷ trọng tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ của ngân hàng

Dư nợ tín dụng cá nhân là một trong những chỉ tiêu về lượng, phản ánh quy mô của hoạt động tín dụng đối với cá nhân. Được đo lường qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân năm nay so với năm trước. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng được mở rộng.

Tỷ trọng tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng ngân hàng: phản ánh trong năm tín dụng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu tín dụng ngân hàng theo nhóm khách hàng. Tốc độ tăng lên của chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng của dư nợ tín dụng cá nhân xét theo mức tăng trưởng của tổng dư nợ.

1.3.2.2. Sự tăng trưởng thị phần tín dụng cá nhân

Mức tăng trưởng thị phần là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mọi hoạt động kinh doanh, phản ánh năng lực cạnh tranh của một ngân hàng trên địa bàn. Thị phần tín dụng cá nhân càng lớn, số lượng khách hàng chiếm lĩnh được càng nhiều thì khả năng mang lại càng nhiều lợi nhuận tăng lên, thương hiệu hình ảnh của ngân hàng được quảng bá rộng rãi hơn, tạo đà tiếp tục tăng thị phần.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế15

1.3.2.3. Tỷ lệ nợ xấu

Một khoản tín dụng tốt là khoản tín dụng được hoàn trả đúng hạn và đủ gốc lãi. Để đánh giá khả năng thu hồi nợ khách hàng, ngân hàng sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu TDCN = Nợ xấu TDCN

x 100%

Dư nợ TDCN

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và văn bản sửa đổi Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng thì nợ ngân hàng được chia làm 05 nhóm:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - các khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý - các khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - các khoản nợ không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần gốc lãi.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - các khoản nợ có khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - các khoản nợ không có khả năng thu hồi vốn.

Theo đó, nợ xấu là nợ nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ nợ xấu cho thấy mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này quá cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đang xấu đi. Có thể do trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng đã vô tình hay cố ý vi phạm các nguyên tắc cơ bản trong thẩm định khách hàng, nhận tài sản bảo đảm hoặc vi phạm nguyên tắc phân tán rủi ro, tập trung vốn vào một nhóm khách hàng hay ngành kinh tế. Nếu tỷ lệ này thấp thể hiện sự dè dặt, thận trọng quá mức trong cấp tín dụng ngân hàng. Đây là một trong các yếu tố kìm hãm sự phát triển hoạt động tín dụng. Rủi ro là yếu tố có thể hạn chế được chứ không triệt tiêu được trong kinh doanh. Chính vì thế, mỗi ngân hàng phải chấp nhận tỷ lệ nợ xấu nhất định trong một giới hạn an toàn cho phép. Theo thông lệ quốc tế và tại Việt Nam mức an toàn là 5%, mức tốt là duy trì dưới 3%.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế16

1.3.2.4 Thu nhập từ tín dụng cá nhân

Là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của NHTM. Việc tăng quy mô hoạt động tín dụng đối với cá nhân phải cho kết quả là tăng thu nhập từ hoạt động này thì mới được coi là đạt hiệu quả. Lợi nhuận cho vay KHCN năm sau phải cao hơn năm trước.

Thu nhập từ TDCN = Thu từ TDCN - Chi ch o TDCN

 Thu TDCN

Thu TDCN = Dư nợ TDCN x Lãi suất cho vay

CN Trong đó:

- Dư nợ TDCN là số tiền khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh cá thể nhận nợ tại ngân hàng.

- Lãi suất cho vay CN là lãi suất bình quân của các hình thức tín dụng cá nhân.

Lãi suất tín dụng cá nhân được áp dụng cho các khoản tín dụng theo từng nhóm chương trình, sản phẩm tín dụng và thay đổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng. Thời hạn vay vốn càng cao thì lãi suất cho vay càng cao. Do những đặc điểm về chi phí và rủi ro trên nên lãi suất tín dụng cá nhân thường được định giá cao hơn lãi suất tín dụng doanh nghiệp.

Chi cho hoạt động TDCN là phần chi gồm: Lãi suất huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay cho các kỳ hạn vay, chi phí quảng cáo, chi phí hoạt động… Chi phí này được phân bổ trong từng thời kỳ.

Tỷ trọng thu lãi từ tín dụng cá nhân trên tổng thu lãi hoạt động tín dụng giúp ngân hàng cũng là một chỉ tiêu xem xét hiệu quả của hoạt động tín dụng cá nhân trong tổng quan hoạt động tín dụng ngân hàng. Từ đó có định hướng phát triển hoạt động này rõ ràng hơn.

1.3.2.5 Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng

Đây là chỉ tiêu tổng hợp, là một trong những cơ sở để cá nhân quyết định lựa chọn sản phẩm tín dụng của ngân hàng nào. Chỉ tiêu này không được đánh giá

Luận văn thạc sĩ Kinh tế17

thông qua tiêu thức cụ thể mà đánh giá bằng việc so sánh chính sách tín dụng của các ngân hàng khác nhau. Sự minh bạch, tính ổn định trong chính sách tín dụng được thể hiện ở chính sách lãi suất và phí, cam kết điều kiện giải ngân.

Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng: Bao gồm khung lãi suất ngân hàng quy định theo từng kỳ hạn (ngắn, trung, dài); từng loại tiền cho vay (VND, USD), từng gói sản phẩm tín dụng; phương thức tính lãi, biên độ, kỳ hạn điều chỉnh lãi suất, phí tín dụng (phí bảo lãnh, phí thẩm định, phí thu xếp vốn, phí quản lý tài sản bảo đảm...). Với ngân hàng, mức lãi suất và phí suất tín dụng được xác định dựa trên rủi ro và chi phí dự tính. Tuy nhiên nó cần được đưa ra thỏa thuận thống nhất với khách hàng ngay khi tư vấn giới thiệu các sản phẩm tín dụng.

Cam kết và điều kiện giải ngân: Để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, ngân hàng giải ngân khi khách hàng thỏa mãn được các điều kiện về giải ngân. Đó là cần cung cấp các chứng từ chứng minh nhu cầu hợp lý, hợp pháp như hóa đơn, chứng từ nhập hàng... Các điều kiện giải ngân này là điều kiện tiên quyết khi nhận nợ vay. Các cam kết giải ngân là việc ngân hàng có thể giải ngân ngay khi hợp đồng có hiệu lực hay không, giải ngân một lần hay nhiều lần số vốn mà khách hàng cần.

Trong điều kiện các ngân hàng có thể đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho khách hàng dựa trên nền tảng sản phẩm tín dụng như nhau, thì tính minh bạch, ổn định của chính sách tín dụng chính là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự lựa chọn của khách hàng.

1.3.2.6 Tính đa dạng của các sản phẩm tín dụng cá nhân

Sự đa dạng hóa sản phẩm thể hiện mức độ đầu tư của ngân hàng trong việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân. Cơ sở của việc đa dạng hóa này là việc nắm bắt, phân tích được nhu cầu ngày càng tăng của các cá nhân trong xã hội và biến nó thành các sản phẩm, các gói tài chính như một giải pháp cho nhu cầu đó. Tuy nhiên để việc đa dạng hoas các sản phẩm tín dụng trở nên hiệu quả thì đầu tiên ta phải xem xét quá trình phát triển sản phẩm trong mối tương quan với nguồn lực hiện có

Luận văn thạc sĩ Kinh tế18

của ngân hàng. Việc cung cấp quá nhiều sản phẩm có thể sẽ gây ra sự dàn trải trong đầu tư nguồn lực.

Cơ cấu sản phẩm trong danh mục đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cá nhân cũng rất quan trọng. Cơ cấu sản phẩm không hợp lys cho thấy ngân hàng đang tập trung quá nhiều vào một hay một nhóm sản phẩm. Điều này cho thấy mức độ da dạng sản phẩm còn thấp, việc đa dạng hóa mới chỉ dừng lại ở việc nêu tên sản phẩm, chưa tập trung phát triển sản phẩm. Tùy theo chiến lược phát triển từng thời kỳ mà ngân hàng sẽ thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng cá nhân phù hợp.

Mức độ đa dạng hóa thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Với sản phẩm đa dạng, ngân hàng có thể khai thác được nhu cầu tiềm năng của khách hàng, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, từ đó tăng thị phần. Hiện tại, bên cạnh việc triển khai các sản phẩm tín dụng tốt nhất, ngân hàng còn tiến tới bán chéo sản phẩm hỗ trợ tín dụng như bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng điện tử ...

1.3.2.7 Hệ thống kênh phân phối

Mở rộng kênh phân phối chính là việc tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng cá nhân, mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng. Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng bao gồm:

- Kênh phân phối truyền thống: Chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch của ngân hàng. Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch lên cho thấy một phần quy mô của một ngân hàng. Để thuận lợi cho việc giao dịch và phục vụ thị trường khách hàng cá nhân- một thị trường lớn và phân tán thì các ngân hàng thường mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch. Ngân hàng có càng nhiều chi nhánh, phòng giao dịch thì việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với KHCN càng trở nên thuận lợi hơn. Các chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại các khu dân cư có thu nhập và nhu cầu tín dụng cao như các khu đô thị, khu buôn bán, chợ... Tại ngay địa bàn dân cư, ngân hàng dễ dàng nắm bắt sát sao những thay đổi nhu cầu chi tiêu vốn của khách hàng. Việc thu thâp và xác nhận thông tin khách hàng cá nhân chính xác hơn, từ đó tiến hành thẩm định, quyết định cho vay và thu hồi nợ.

- Kênh phân phối hiện đại: Ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử là một khái

Luận văn thạc sĩ Kinh tế19

niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. Nhưng nó lại được phát triển cực kỳ mạnh mẽ trong thời gian gần đây do cuộc chiến công nghệ số. Bản chất của kênh phân phối này là dựa trên nền tảng khoa học công nghệ sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại... Ưu điểm của kênh phân phối này là mang lại thông tin về sản phẩm nhanh hơn, nhiều hơn đến khách hàng. Nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho khách hàng và giảm áp lực mở rộng mạng lưới cho ngân hàng.

Mọi ngân hàng hiện nay đang hướng tới mở rộng hệ thống phân phối của mình trong xu thế kết hợp truyền thống lẫn hiện đại.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)