Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 61 - 75)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VINH

2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vinh

2.3.1. Những kết quả đạt được

Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vinh được đánh giá thông qua việc phân tích các chỉ tiêu định lượng và định tính.

Các chỉ tiêu định lượng:

2.3.1.1 Dư nợ tín dụng cá nhân

Năm 2014 kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn chi nhánh, hoạt động tín dụng tại Vietcombank Vinh tăng trưởng khá mạnh. Tăng trưởng tín dụng đạt 84.8% năm 2014 so với năm 2013. Tiến tới đạt 3143 tỷ đồng năm 2015, mức cao nhất trong vòng 5 năm. Đến năm 2016, do tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng, hoạt động này chững lại, giảm so với năm 2015 kể cả hoạt động tín dụng cá nhân. Tỷ trọng tín dụng cá nhân trong 3 năm giữ nguyên ở mức xấp xỉ 10%. Nếu so sánh với mảng tín dụng doanh nghiệp thì có thể thấy hoạt động tín dụng cá nhân đang chiếm tỷ lệ khá thấp. Tỷ trọng này trên tổng dư nợ hầu như không thay đổi cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân chưa được chú trọng đặc biệt khi Vietcombankđã chuyển đổi mô hình, hình thành khối bán lẻ chuyên biệt. Để thấy được điều này, ta so sánh dư nợ tín dụng cá nhân và tỷ trọng của nó trên tổng dư nợ một số ngân hàng được đánh giá cao trong mảng

Luận văn thạc sĩ Kinh tế55

bán lẻ trên địa bàn. Theo thống kê của NHNN Nghệ An, dư nợ tín dụng tại các ngân hàng như sau:

Luận văn thạc sĩ Kinh tế56

Biểu 2.6: Dư nợ và tỷ trọng tín dụng cá nhân của các ngân hàng trên địa bàn Nghệ An năm 2017

(Nguồn: theo số liệu thống kê của NHNN năm 2017)

Có thể thấy dư nợ tín dụng của Vietcombank so với các ngân hàng này vượt trội hơn hẳn. Điều này có được là do vị thế của một ngân hàng lớn từ lâu. Song với thị trường bán lẻ, Vietcombank là người đi sau. Ngay khi được thành lập trên địa bàn, với chiến lược xuyên suốt, các NHTM như ACB, Sacombank, VIB, Techcombank đã tập trung nguồn lực của mính phát triển thị trường khách hàng cá nhân đang bị ngân hàng lớn bỏ ngỏ. Tỷ trọng tín dụng cá nhân trên tổng dư nợ của Vietcombank Vinh năm 2016 chỉ chiếm 10%, trong khi các ngân hàng TMCP khác tỷ lệ này khá cao từ mức 26,4%-41,7%. Điển hình, tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank Vinh cao hơn nhiều dư nợ tín dụng của VIB Vinh, nhưng dư nợ tín dụng cá nhân lại thấp hơn về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Như vây, trong những năm qua, mặc dù Vietcombank Vinh đã có những cố gắng trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cá nhân nhưng vẫn chưa thoát được khuôn mẫu của một ngân hàng

Luận văn thạc sĩ Kinh tế57

bán buôn, tỷ trọng tín dụng cá nhân chưa tương xứng với tiềm lực của ngân hàng cũng như tiềm năng của thị trường này tại Nghệ An.

2.3.1.2 Sự phát triển thị phần

Bảng 2.8: Thị phần một số NHTM trên địa bàn năm 2015-2017

Thị phần TDCN Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

ACB 3,7% 4,3% 5,6%

Sacombank 4,8% 4,9% 5,2%

VIB 10,9% 10,4% 9,7%

Agribank 14,2% 13,8% 12,7%

Vietcombank 5,2% 5,8% 6,1%

(Nguồn: theo số liệu thống kê của NHNN năm 2015-2017)

Trong năm 2017, mặc dù dư nợ tín dụng cá nhân của Vietcombank Vinh giảm nhưng thị phần lại tăng lên nguyên nhân là do trong năm 2016, dư nợ tín dụng của hệ thống giảm mạnh. Nhìn chung, thị phần tín dụng cá nhân của Vietcombank Vinh trên địa bàn không cao so với hệ thống ngân hàng. Chỉ bằng một nửa so với ngân hàng nông nghiệp, thấp hơn VIB. Tuy nhiên, thị phần lại tăng trưởng đều qua các năm cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân trong thời gian qua đã được ban lãnh đạo Vietcombank Vinh chú trọng song vẫn chưa đủ để thay đổi đặc thù truyền thống của một ngân hàng bán buôn.

2.3.1.3 Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.9: Nợ xấu tín dụng cá nhân năm 2015-2017

Đơn vị: Tỷ đồng 58

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng dư nợ tín dụng 2411 3143 2821

Dư nợ tín dụng cá nhân 216 314 282

Nợ xấu tín dụng cá nhân 0 4.6 7.8

Tỷ lệ nợ xấu TDCN/ dư nợ TDCN 0 1.46 2.77

Tỷ lệ nợ xấu TDCN/ Dư nợ tín dụng 0 0.15 0.28

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

(Nguồn: Theo báo cáo cho vay năm 2015-2017 của Vietcombank Vinh) Ta thấy năm 2017, xét về cơ cấu dư nợ, tín dụng cá nhân chiếm 10% so với tổng dư nợ tín dụng của toàn chi nhánh thì tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân trên dư nợ tín dụng cá nhân 2,77% là tương đối thấp. Tuy nhiên, mức 2,77% này lại xấp xỉ bằng 2,8% tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng toàn chi nhánh đã cho thấy dấu hiệu tăng lên của nợ xấu tín dụng cá nhân. Trong thời gian tới, cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân, số lượng hồ sơ khách hàng nhỏ lẻ ngày càng tăng, đòi hỏi chi nhánh phải phát triển về chiều sâu, chú trọng hơn công tác thẩm định, quản lý khách hàng đảm bảo nợ xấu được duy trì trong tầm kiểm soát của Chi nhánh.

2.3.1.4 Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân

Nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng hiện nay đến từ hoạt động tín dụng.

Trong đó, nguồn thu từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập ngân hàng (thường chiếm khoảng 70%). Đó là do đây là hoạt động chủ lực truyền thống của ngân hàng, một số mảng kinh doanh dịch vụ khác mới triển khai trong thời gian gần đây chưa mang lại nhiều lợi nhuận.

Tại Vietcombank Vinh với định hướng chiến lược chung của toàn hệ thống Vietcombank, đẩy mạnh kinh doanh bán lẻ, nguồn thu từ hoạt động tín dụng cá nhân đã dần dần gia tăng và đóng góp vào sự tăng trưởng lợi nhuận chung của toàn chi nhánh.

Bảng 2.10: Thu nhập từ tín dụng cá nhân năm 2015-2017

Năm

TN từ tín dụng cá nhân(Triệu

đồng)

TN từ TDCN/

TN HDKD NH

Số tăng tuyệt đối ( Triệu đồng)

Tỷ lệ tăng tương đối

(%)

2015 29.548 5,9% 6.538 128%

2016 49.204 6,4% 19.656 166%

2017 45.757 6,5% (3.447) 93%

Luận văn thạc sĩ Kinh tế59

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2015-2017 của Vietcombank Vinh) Từ năm 2012 đến năm 2015, thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân liên tục tăng qua các năm. Cao nhất là năm 2015 đạt 49,204 triệu đồng tăng 66% so với năm 2014. Đến năm 2016, trước khó khăn chung của toàn hệ thống, dư nợ tín dụng cá nhân tại chi nhánh giảm kéo theo thu nhập từ hoạt động này cũng giảm xuống. Điều này được minh họa qua biểu đồ dưới đây:

Biểu 2.7: Thu nhập từ tín dụng cá nhân năm 2015-2017 Vietcombank Vinh

2015 2016 2017

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000

Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2015-2017của Vietcombank Vinh)

Các chỉ tiêu định tính:

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, để đánh giá được đúng những kết quả đạt được trong phát triển hoạt động tín dụng cá nhân thì cần phải phân tích các chỉ tiêu định tính như: độ tiếp cận của hệ thống phân phối, tính đa dạng danh mục sản phẩm tín dụng cá nhân, tính minh bạch ổn định trong chính sách tín dụng…

Khác với chỉ tiêu định lượng, luận văn đo lường phân tích các chỉ tiêu định tính này thông qua việc thu thập tham khảo các ý kiến phản hồi của khách hàng, xem xét sự đánh giá của họ về các yếu tố trong hoạt động tín dụng cá nhân. Trong

Luận văn thạc sĩ Kinh tế60

phạm vi của luận văn, do thời gian cũng như chi phí hạn hẹp, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn để thực hiện.

Đối tượng phỏng vấn:

Cán bộ tín dụng làm việc tại Vietcombank Vinh, cá nhân bao gồm khách hàng đơn lẻ và hộ kinh doanh cá thể đã và đang sử dụng sản phẩm tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vinh.

Quy mô phỏng vấn:

- 15 cán bộ bao gồm: 10 cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng, cán bộ đã và đang sử dụng sản phẩm tín dụng, 5 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của chi nhánh: 03 trưởng phó phòng giao dịch phụ trách tín dụng, trưởng phòng và phó giám đốc bán lẻ.

- 25 khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm tín dụng của Vietcombank tại phòng bán lẻ hội sở và 02 phòng giao dịch có cho vay.

Công cụ thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn (Phụ lục 01).

Phương pháp xử lý thông tin: Dựa trên phương pháp phân tích thống kê thông thường.

2.3.1.5 Hệ thống kênh phân phối

Cùng với quá trình đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cá nhân, Vietcombank đã tiến hành mở rộng mạng lưới phân phối. Hệ thống phân phối là kênh dẫn các sản phâm bán lẻ nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng đến tận khách hàng. Nhận biết được vai trò đó, năm 2014, Vietcombank Vinh bắt đầu đầu tư thành lập mới nâng số lượng các phòng giao dịch từ 6 đến 10 phòng. Qua phân tích nhu cầu tại địa bàn, Chi nhánh nhận thấy hiện nay nhu cầu cá nhân có thu nhập cao tại thành phố Nghệ An là khá lớn, tuy nhiên mức độ cạnh tranh cao do có quá nhiều ngân hàng đặc biệt là các NH TMCP trẻ năng động trong lĩnh vực bán lẻ. Yêu cầu được đặt ra là phải nâng cấp các phòng giao dịch, nâng cao hình ảnh thương hiệu Vietcombank.

Bảng 2.11: Hoạt động tín dụng tại 2 phòng giao dịch tại địa bàn Nghệ An Dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng cá

nhân

Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân

2016 2017 2016 2017 2016 2017

Quán Bàu 67.321 118.173 19.478 34.741 28,93% 29,39%

Luận văn thạc sĩ Kinh tế61

Thái Hòa 32.646 43.026 8.147 11.489 24,96% 26,70%

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tín dụng của các phòng năm 2015-2016) Qua bảng dữ liệu trên ta thấy mặc dù năm 2016 là năm khó khăn, tổng dư nợ toàn chi nhánh sụt giảm nhưng dư nợ tín dụng và dư nợ tín dụng cá nhân của 3 phòng giao dịch địa bàn thành phố vẫn tăng trưởng khá mạnh. Tốc độ tăng trưởng tin dụng cá nhân của 3 phòng trong năm 2016 tương ứng là 78,3%;

41,02% và 86,81%. Tỷ trọng tín dụng cá nhân trên dư nợ tín dụng của 3 phòng này tăng qua các năm và đạt mức cao hơn tỷ trọng tín dụng cá nhân chung toàn chi nhánh (10%). Kết quả này cho ta thấy mở rộng mạng lưới phân phối rộng khắp, tập trung khai thác các thị trường mới là chiến lược đang được Chi nhánh thực hiện có hiệu quả.

Ngoài ra, các phòng giao dịch được thành lập lâu năm tọa lạc ở những địa bàn khá đông dân cư có thu nhập cao, chợ, trung tâm thương mại buôn bán sầm uất như Chợ Vinh, BigC, Metro... Cơ sở vật chất, trang thiết bị không ngừng được đầu tư sửa sang ấn tượng tạo điều kiện để các mắt xích trong hệ thống phân phối phát huy được hết mức lợi thế của mình: bám địa bàn, sâu sát đến từng khách hàng, nhạy cảm nhận biết xu hướng thay đổi thói quen tiêu dùng, nhu cầu mới của khách hàng.

Năm 2017, bước vào giai đoạn cuối cùng của công tác chuyển đổi mô hình, hệ thống các phòng giao dịch được cơ cấu lại theo hướng tập trung phục vụ từng nhóm khách hàng. PGD chỉ phục vụ khách hàng bán lẻ, cung câp các sản phẩm cho cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp siêu vi mô. Đây là tiền đề để Vietcombank Vinh chuyên nghiệp hóa trong khâu bán hàng, cung ứng sản phẩm.

Bên cạnh kênh phân phối truyền thống, Vietcombank Vinh tiến hành liên kết với một số siêu thị, công ty tư vấn xúc tiến việc làm, showroom ô tô, triển khai các kênh hiện đại như SMS banking, Internet banking, theo đó khách hàng có thể gửi đơn vay vốn, trả nợ, truy vấn thông qua điện thoại hay mạng internet.

Việc phát triển mạng lưới của Vietcombank Vinh được ban lãnh đạo chi nhánh rất chú trọng và đã thu được một số kết quả nhất định. Song công tác này vẫn chưa thỏa mãn được những yêu cầu của khách hàng khi đến giao dịch. Điều

Luận văn thạc sĩ Kinh tế62

này được thể hiện qua kết quả phỏng vấn trong tiêu thức: độ tiếp cận của kênh phân phối.

Bảng 2.12: Kết quả phỏng vấn độ tiếp cận của kênh phân phối Hoàn

toàn đồng ý

Đồng ý Bình thường

Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

Mạng lưới giao dịch rộng khắp 4 26 7 3

Cách bồ trí quầy hợp lý 2 6 27 5

Các tiện nghi phục vụ tốt 7 12 19 2 0

Ngân hàng điện tử dễ sử dụng 9 13 15 3 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn khách hàng và cán bộ hiện sử dụng sản phẩm tín dụng cá nhân của Vietcombank Vinh) Biểu 2.8: Kết quả phỏng vấn độ tiếp cận của kênh phân phối

(a) (b) (c ) (d)

0 5 10 15 20 25 30

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý

Bình thường Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

Như vậy qua đánh giá của khách hàng có thể thấy độ tiếp cận kênh phân phối của Vietcombankđang còn hạn chế. Công tác nâng cấp cơ sở vật chất, hình ảnh của các phòng giao dịch không đồng đều, thiếu thống nhất (số lượng các phòng theo kiểu mẫu cũ vẫn còn tồn tại) là nguyên nhân dẫn đến kết quả đánh giá chênh lệch như trên. Xác định được điều này, trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra đối với Vietcombanklà phải tiến tới chuẩn hóa toàn bộ phòng giao dịch Chi nhánh về cơ sở vật chất, quầy giao dịch, trang thiết bị, con người.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế63

2.3.1.6 Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân

Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam mới chỉ khai thác khoảng từ 10-20%

thị trường dịch vụ bán lẻ, thông qua việc cung cấp khoảng gần 100 sản phẩm tài chính khác nhau chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, tiện ích rời rạc, thiếu tính liên kết. So với danh mục sản phẩm các ngân hàng nước ngoài triển khai tại Việt Nam thì số lượng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trong nước chỉ bằng 10%, mỗi sản phẩm chỉ tập trung giải quyết một nhu cầu trực tiếp của cá nhân. Đây là một điểm bất lợi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ. Do đó song song với quá trình chuyển đổi mô hình, Vietcombankxác định đa dạng hóa sản phẩm chính là tạo ra lợi thế để thâm nhập sâu và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, hẹp hơn là thị trường tín dụng cá nhân. Trong những năm qua, theo định hướng chiến lược đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh đã tập trung đẩy mạnh chú trọng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường. Điều này được thể hiện ở những mặt sau:

Vietcombank Vinh đã căn cứ vào nhu cầu đặc trưng của thị trường tại địa bàn Nghệ An triển khai tương đối đầy đủ các sản phẩm tín dụng cá nhân trong danh mục sản phẩm bán lẻ do ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đưa ra trong từng thời kỳ. Ngoài các sản phẩm cho vay truyền thống còn có các sản phẩm hiện đại hơn như vay thấu chi, thẻ tín dụng quốc tế. Các sản phẩm này đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của các cá nhân. Từ các sản phẩm tín dụng cá nhân căn bản, Vietcombank Vinh còn liên tiếp triển khai những sản phẩm điển hình phục vụ từng mục đích cụ thể cung cấp trực tiếp đến từng nhóm khách hàng, tạo ra sự tiện ích và nhanh chóng cho các cá nhân chứng tỏ sự tiếp cận nắm bắt rất nhanh chóng chính xác nhu cầu khách hàng của Vietcombank. Các sản phẩm mới như: Cho vay chi phí du học; Cho vay chứng minh tài chính; Cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Cho vay kinh doanh tại chợ; Cho vay đối với hộ nông dân, Cho vay kinh tế trang trại, Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên; Cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng số dư tài khoản sổ thẻ tiết kiệm, GTCG.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế64

Quá trình đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cá nhân cung cấp còn được đánh dấu khi phòng bán lẻ- đầu mối triển khai sản phẩm bán lẻ ra đời. Đây là nơi nghiên cứu, tổng hợp những bất cập điểm yếu của sản phẩm tín dụng cá nhân, nơi tập hợp tất cả những khó khăn vướng mắc khi triển khai sản phẩm của toàn chi nhánh từ đó có những đề xuất cải tiến chất lượng sản phẩm, đưa ra sản phẩm mới phù hợp điển hình cho hoạt động tại địa bàn. Như vậy, sản phẩm tín dụng cá nhân được đưa ra và phát triển không ngừng tạo thành sản phẩm hoàn thiện nhất cho khách hàng.

Cơ cấu sản phẩm tín dụng cá nhân của Vietcombank Vinh ngày càng được điều tiết phù hợp với mức nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm mới ngày càng tăng trưởng mạnh như cho vay du học, vay chứng minh tài chính, kinh doanh tại chợ, hoàn toàn hợp lý khi trên địa bàn Nghệ An số lượng du học sinh rất nhiều, các trung tâm du học và xuất khẩu việc làm xuất hiện nhiều, các phòng giao dịch của chi nhánh đều tập trung tại địa bàn kinh doanh buôn bán sầm uất. Tỷ lệ các sản phẩm truyền thống như vay bất động sản xu hướng giảm dần do nhu cầu đầu tư và mua sắm đang chững lại. Tỷ lệ các sản phẩm tính rủi ro cao cũng giảm. Như vậy, có thể thấy Vietcombank Vinh thực hiện đa dạng hóa sản phẩm trong sự cân nhắc, tính toán nguồn lực và hiệu quả, xu hướng tiêu dùng của thị trường. Đây là một chiến lược đúng đắn.

Bảng 2.13: Kết quả phỏng vấn sử dụng sản phẩm tín dụng Hoàn toàn

đồng ý

Đồng ý

Bình thường

Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng

ý Đáp ứng đầy đủ nhu

cầu của cá nhân

29 9 2

Dễ dàng nhận biết ngay sản phẩm của VIETCOMBANK Vinh

1 6 28 5

Luận văn thạc sĩ Kinh tế65

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)