Giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 100 - 103)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI

3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vinh

3.2.5. Giải pháp hỗ trợ

Ngoài những giải pháp cơ bản trên, các giải pháp hỗ trợ được đưa ra để Vietinbanh hoàn thiện hơn hoạt động tín dụng cá nhân như sau:

Phát triển tín dụng cá nhân không thể tách rời việc phát triển các sản phẩm đi kèm cũng như việc gia tăng các tiện ích sản phẩm. Khi khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng cá nhân kèm sản phẩm bảo hiểm cho chính người đi vay đó thì sản phẩm được đánh giá cao hơn. Các hình thức vay vốn online, vấn tin số dư hay trả nợ qua kênh internet cũng là các tiện ích mà ngân hàng Vietcombank Vinh cần triển khai sâu rộng hơn nữa.

Dựa trên các tiêu chí của VIETCOMBANK đưa ra như khả năng tài chính, tiềm năng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trình độ dân trí, uy tín, lịch sử thanh toán nợ… tiến hành phân loại khách hàng cá nhân của chi nhánh: Khách hàng giàu có, siêu giàu có (khách hàng VIP đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng (thường lựa chọn trong số 10% khách hàng đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng), khách hàng trung lưu là khách hàng có thu nhập cao, ổn định và có trình độ hiểu biết; khách hàng bình thường bao gồm khách hàng bình dân, không yêu cầu cao về sản phẩm. Việc phân nhóm khách hàng như vậy giúp chi nhánh dễ dàng đưa ra những sản phẩm phù hợp hơn đến từng đối tượng khách hàng. Xây dựng chương trình chăm sóc riêng dựa vào việc xác của từng phân đoạn khách hàng, từng loại hình dịch vụ để có các định hướng phát triển phù hợp.

Đầu tư, nâng cấp về mặt kỹ thuật đến phát triển phần mềm, đào tạo cán bộ có khả năng ứng dụng, khai thác hoàn thiện hệ thống mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Các giải pháp cụ thể cần được tiến hành như sau :

- Tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện thêm hệ thống trang thiết bị hiện có, đảm bảo máy móc vận hành tốt, không bị hỏng hóc, mất dữ liệu, hay trục trặc về đường truyền trong quá trình hoạt động, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như bản thân các cán bộ làm việc trong ngân hàng.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế94

-Tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, các phần mền quản lý mới phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế, phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa quá trình cung cấp và quản lý sản phẩm. Ứng dụng công nghệ giúp hiện đại hoá và tự động hoá các thao tác nghiệp vụ, gia tăng tiện ích cho các sản phẩm.

- Tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thuộc phòng điện toán, phòng công nghệ thông tin để họ có thể vận hành thành thạo các thiết bị điện tử, nghiên cứu khai thác, sử dụng tối đa các tính năng của phương tiện, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các mặt hoạt động.

Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh

Công tác quản trị rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng cấp đối với cá nhân. Quản trị rủi ro nhằm hạn chế các yếu tố bất lợi gây ra nợ xấu và tổn thất cho Vietcombank.

- Triển khai áp dụng khung quản lý rủi ro tác nghiệp nhằm xác định rủi ro trong chính sách, quy định, quy trình và cả văn hóa, thói quen làm việc của cán bộ trong nội bộ ngân hàng. Việc đánh giá và kiểm soát rủi ro thông qua phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ cần được tiến hành thường xuyên và áp dụng cho toàn bộ các phòng/ban, toàn diện trên tất cả các nghiệp vụ.

- Quản trị rủi ro trong toàn bộ quá trình cung cấp sản phẩm tín dụng đối với cá nhân - Xây dựng các tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhanh và nhất quán trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và cơ hội, giữa thu nhập từ lãi vay và tổn thất mất mát dự kiến;

triển khai đầy đủ, yêu cầu cán bộ tín dụng duy trì cập nhật hệ thống tính điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân nhằm giảm thiểu rủi ro, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay trong những lần cấp tín dụng tiếp theo. Tăng cường công tác kiểm soát và quản lý giám sát khoản vay: rà soát, đánh giá thường xuyên tình hình nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng cá nhân, quản lý dòng tiền, định kỳ phân loại nợ để nắm được thực trạng chất lượng dư nợ tín dụng; tăng cường xử lý các khoản vay ngắn hạn thiếu tài sản đảm bảo, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế95

- Thiết lập tổ thu hồi nợ chuyên trách hoạt động theo một quy trình chuẩn.

Xác định kế hoạch thu hồi nợ vay ngay sau khi xuất hiện dấu hiệu rủi ro và sai mục đích, ưu tiên cho các khoản vay có giá trị lớn có khả năng thu hồi nợ cao, các món cho vay thời hạn quá hạn ngắn.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế96

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)