Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 39 - 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VINH

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vinh

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Từ 2013, Vietcombank liên tục đẩy mạnh các hoạt động bán lẻ bằng việc nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với tiện ích cao cho các hoạt động huy động vốn, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền.v.v… đi đôi với

Luận văn thạc sĩ Kinh tế33

việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ,gia tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng. Nhiều sản phẩm bán lẻ đã thu hút được một lượng khách hàng lớn như dịch vụ huy động vốn, dịch vụ thẻ được thể hiện ở những kết quả sau:

Bảng 2.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 - 2017

TT CHỈ TIÊU Đơn vị Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

1 Nguồn huy động Tỷ đ 1.263 1.400 2.637

- VNĐ Tỷ đ 1.087 1.203 2.469

- Ngoại tệ quy VNĐ Tỷ đ 176 197 168

- Tiền gửi DN và ĐCTC Tỷ đ 303 310 347

- Tiền gửi tiết kiệm Tỷ đ 960 1.090 2.290

2 Dư nợ cho vay nền kinh

tế Tỷ đ 1.246 1.877 3.004

- VNĐ Tỷ đ 1.171 1.840 2.986

- Ngoại tệ quy VNĐ Tỷ đ 75 77 18

4 Hoạt động thẻ

- Thẻ ATM Thẻ 16.545 26.170 27.825

- Thẻ TDQT Thẻ 509 842 2.162

5 Doanh số mua ngoại tệ ngàn

USD 41.950 71.679 71.929

6 Doanh số chi trả kiều hối ngàn

USD 12.150 18.270 19.792

7 Doanh số tài trợ TM ngàn

USD 27.473 69.230 51.579

- DSTT Nhập khẩu ngàn

USD 9.643 24.327 21.748

Luận văn thạc sĩ Kinh tế34

- DSTT Xuất khẩu ngàn

USD 17.830 44.903 29.831

8 Doanh số bảo lãnh Triệu đ 78.536 84.274 74.245

9 Thu hồi nợ đã XLRR Triệu đ 5.419 5.507 8.324

10 Thu dịch vụ ngân hàng Triệu đ 13.370 16.599 13.079 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015 - 2017 của Vietcombank Vinh) 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại, nó đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Do đó, ngay từ khi mới thành lập Vietcombank Vinh luôn chú trọng việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư.

Quy mô vốn huy động của ngân hàng Vietcombank Vinh luôn có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2013 - 2015, với mức tăng mạnh cả về số tuyệt đối và số tương đối. Mặc dù mới được thành lập, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên địa bàn thành phố Vinh, khi có 37 Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đang hoạt động, với 195 điểm giao dịch (không tính các điểm liên xã – phường của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), lãi suất huy động vốn trên thị trường xuống thấp, đặc biệt lãi suất huy động vốn của VCB luôn thấp hơn các Ngân hàng khác, thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.

Với vị thế ngày càng được khẳng định và không ngừng nâng cao, VCB Chi nhánh Trung Đô đã tạo được uy tín đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng tích cực, năng động trong việc ký kết các thỏa thuận hợp tác với các đơn vị, từ đó nâng cao tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức, nhằm đa dạng hóa kênh huy động vốn, không chỉ thu hút nguồn tiền gửi của dân cư, và đã đạt được những thành công đáng kể. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu huy động vốn, tuy nhiên, vốn huy động từ dân cư vẫn đang chiếm ưu thế lớn hơn

Biểu 2.1: Hoạt động nguồn vốn của Vietcombank Vinh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: tỷ đồng

Luận văn thạc sĩ Kinh tế35

Năm ... Năm ... Năm ...

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

1263 1400

2637

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2015-2017 của Vietcombank Vinh) 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Trong những năm qua, hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những diễn biến tốt, doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện thủ tục xin vay vốn, cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng.

Dư nợ cho vay của Vietcombank Vinh có xu hướng ngày càng tăng qua các năm từ 2015 đến 2017, đặc biệt năm 2016-2017 có sự tăng trưởng đột biến về quy mô. Nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn chung của nền kinh tế là lạm phát và nhập siêu cao, diễn biến cung cầu vốn ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường, tình trạng doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ diễn ra khá phổ biến. Kinh tế có dấu hiệu suy giảm, sức cầu yếu, sản xuất và lưu thông hàng hoá có biểu hiện trì trệ và do sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh. Mặt khác do thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An chủ yếu phát triển nhiều về lĩnh vực du lịch, bên cạnh ngành nghề khác như nông nghiệp nông thôn, xây dựng, thủy sản…

Có thể thấy, dư nợ cho vay của Chi nhánh đang tập trung chủ yếu ở khối khách hàng doanh nghiệp, đây cũng là lĩnh vực truyền thống mà ngân hàng Ngoại thương có thế mạnh. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp liên tục tăng.

Vietcombank Vinh đã tung ra nhiều sản phẩm tài chính chuyên biệt, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn không ngừng lớn mạnh. Doanh nghiệp có thể lựa chọn trong nhiều sản phẩm và giải pháp tài chính phong phú để phù hợp cho nhu cầu của mình, như tài trợ vốn lưu động, đầu tư vào các dự án. Đặc biệt, chi nhánh cũng giành nhiều ưu đãi đặc biệt giành cho các ngành nông nghiệp, thương mại dịch

Luận văn thạc sĩ Kinh tế36

vụ, xuất nhập khẩu... với lãi suất chỉ từ 6%/năm. Điều này đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp dần vượt qua khó khăn, và nắm bắt các cơ hội kinh doanh.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế37

Biểu 2.2: Hoạt động tín dụng của Vietcombank Vinh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

1246

1877

3004

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2015-2017 của Vietcombank Vinh) Từ năm 2015 đến năm 2017, hoạt động tín dụng được đẩy mạnh và thực sự mang lại hiệu quả. Dư nợ tín dụng liên tục tăng lên với tốc độ lần lượt là 44,8%;

107,8%; 30,3% trong năm 2015, 2016, 2017. Bắt đầu từ năm 2016, Vietcombank Vinh đẩy mạnh quan hệ chiến lược với một số doanh nghiệp tập đoàn có quy mô lớn và tiềm lực như Công ty CP tập đoàn Tecco, Công ty CP tổng công ty năng lượng Nghệ An...Điều này có được là do sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo cùng với các chính sách khách hàng, chính sách cho vay, lãi suất được áp dụng linh hoạt, phù hợp đã phát huy tác dụng tích cực.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng và loại hình doanh nghiệp của Vietcombank Vinh giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị: tỷ đồng Đối tượng khách hàng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh nghiệp bán buôn 309 478 909

Doanh nghiệp SME 503 720 1002

Cá nhân 434 679 1.093

Tổng cộng 1.246 1.877 3.004

(Nguồn: Theo báo cáo hoạt động tín dụng năm 2015-2017 của Vietcombank Vinh)

Luận văn thạc sĩ Kinh tế38

Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng và loại hình doanh nghiệp của Vietcombank Vinh giai đoạn 2015-2017

Đối tượng khách hàng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Doanh nghiệp bán buôn 25% 26% 31%

Doanh nghiệp SME 40% 38% 33%

Cá nhân 35% 36% 36%

Tổng cộng 100% 100% 100%

(Nguồn: Theo báo cáo hoạt động tín dụng năm 2015-2017 của Vietcombank Vinh) Trong vòng 3 năm, sự tăng trưởng dư nợ tín dụng của Vietcombank Vinh chủ yếu tập trung vào dư nợ cho vay các doanh nghiệp và tập đoàn dự án lớn.

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng phân theo nhóm nợ của Vietcombank Vinh giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dư nợ cho vay nền kinh tế (tỷ đồng) 1.246 1.877 3.004 Phân theo nhóm nợ (tỷ đồng)

Nợ nhóm 1 1.211 1.843 3.001

Nợ nhóm 2 26 1 0

Nợ xấu 9 33 3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng 2015-2017 của Vietcombank Vinh) Mặc dầu quy mô tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chất lượng đã được kiểm soát chặt chẽ.

2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ ngân hàng a. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Chính sách điều hành tỷ giá ngoại tệ ổn định trong thời gian dài đã tác động tích cực tới việc giảm chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do, tạo cơ sở cho Chi nhánh thu hút nhiều khách hàng cá nhân vãng lai và các doanh nghiệp mua bán ngoại tệ. Doanh số mua bán ngoại tệ tăng trưởng mạnh qua các năm với tốc độ trung bình là gần 70%. Kết quả đạt được trong năm 2017 như sau:

Luận văn thạc sĩ Kinh tế39

- Doanh số mua ngoại tệ: Doanh số mua ngoại tệ từ khách hàng đạt 71.929 ngàn USD, hoàn thành 85% kế hoạch bằng với số thực hiện năm 2015.

Mặc dù, Chi nhánh đã vượt qua khó khăn để đạt được những kết quả về doanh số của hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu qua đó góp phần điều hoà nguồn vốn ngoại tệ trong hệ thống Vietcombank nhưng về mặt hiệu quả, thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở mức thấp đạt 1,123 triệu đồng chiếm gần 1% thu nhập của Chi nhánh. Một số nguyên nhân hạn chế sự phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ nằm trong định hướng điều hành hoạt động của Chi nhánh như:

chưa có bộ phận chuyên trách trong mảng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại tệ chủ yếu là kiêm nhiệm, lại thay đổi liên tục. Trình độ nghiệp vụ về công tác này còn nhiều hạn chế, công tác quảng bá dịch vụ còn yếu do cán bộ ít hiểu biết về sản phẩm. Khả năng hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh còn hạn chế, chưa tích cực chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng mới, chưa thật sự linh hoạt trong dịch vụ tổng hoà, tư duy bán chéo các sản phẩm dịch vụ còn nhiều hạn chế… Ngoài ra chưa thực hiện việc giám sát đánh giá thường xuyên kết quả đạt được hàng tháng nên bộ phận được giao nhiệm vụ chưa thực sự tâm huyết và nỗ lực cho nghiệp vụ này.

b. Hoạt động thanh toán:

Trong những năm qua, với định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, hoạt động dịch vụ thanh toán được quan tâm, nâng cao chất lượng, triển khai bài bản kết hợp với nhiều chương trình khuyến mãi góp phần thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ gia tăng. Công tác thanh toán luôn đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn với chất lượng ngày càng cao. Cán bộ giao dịch được đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ bằng phong cách chuyên nghiệp và bài bản. Do đó, nhìn chung hoạt động thanh toán năm 2016 đã có sự tăng lên so với năm 2015.

- Chi trả kiều hối: Doanh số chi trả kiều hồi đạt 15.972 ngàn USD, hoàn thành 80% kế hoạch năm, tăng 4.221 ngàn USD (36%) so với đầu năm.

- Số dư bảo lãnh ngân hàng đạt 107.608 triệu đồng, hoàn thành 98% kế hoạch năm.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế40

- Hoạt động thanh toán: Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 48.489 ngàn USD, hoàn thành 67% kế hoạch năm, tăng 4.265 ngàn USD so với năm 2015, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 3.090 ngàn USD, hoàn thành 7% kế hoạch năm, giảm 21.327 ngàn USD so với năm 2015.

- Thu dịch vụ: Thực hiện đến ngày 31/12/2016, thu dịch vụ ngân hàng chỉ đạt 13.079 triệu đồng, giảm 3.520 triệu đồng (21%) so với năm 2015 do một số nguyên nhân như: Chưa triển khai giao kế hoạch cụ thể khách hàng mới thuộc đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ, tiện ích của Chi nhánh nên công tác tiếp thị, bán chéo sản phẩm chưa hiệu quả. Ngoài ra chưa triển khai các tiện ích gia tăng như nhận kiều hối qua Internet, SMS...; Bên cạnh đó, Chi nhánh vận dụng và thực hiện chính sách giảm phí để thu hút và thúc đẩy tăng trưởng dư nợ nên kết quả thu dịch vụ còn hạn chế.

c. Hoạt động thẻ:

Năm 2017, số thẻ ATM phát hành đạt 27.825 thẻ, hoàn thành 129% kế hoạch năm, phát hành thẻ TDQT đạt 2.162 thẻ, hoàn thành 87% kế hoạch năm, tăng 1.320 thẻ (160%) so với năm 2015, qua đó tăng doanh số thanh toán trên thẻ so với 2015 và duy trì nguồn tiền gửi ATM đạt hơn 43 tỷ đồng. Đồng thời tiếp thị được 7 đơn vị mới chi trả lương qua thẻ, nâng tổng số đơn vị chi trả lương qua thẻ lên 43 đơn vị góp phần nâng doanh số thu phí từ dịch vụ thẻ đạt 1.710 triệu đồng chiếm 13% tổng thu dịch vụ của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)