Kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của một số NHTM nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 1: CÓ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Phát triển hoạt động tín dụng đối với cá nhân

1.3.4. Kinh nghiệm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của một số NHTM nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO), theo Thông tư số 03/2007/TT-NHNN ngày 05/06/2007, các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh được phép hoạt động theo nguyên tắc không phân biệt đối xử trên thị trường tài chính Việt Nam tạo ra một lợi thế rất lớn đối với các tổ chức tài chính này. Với những kinh nghiệm tích lũy được từ các thị trường lớn và sự nắm bắt nhanh nhạy thị trường mới, các ngân hàng nước ngoài đã nhanh chóng thu được những thành công đáng kể bằng cách xen vào những khoảng trống của thị trường đặc biệt là phân khúc bán lẻ. Trong xu thế đó, các ngân hàng trong nước bắt đầu thay đổi chiến lược của mình, cố gắng bắt kịp với các ngân hàng nước ngoài và cạnh tranh khốc liệt dành thị phần phát triển tín dụng cá nhân.

1.3.4.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của một số NHTM nước ngoài Trong những năm qua, các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam đều khá thành công trong mảng bán lẻ trong khi các ngân hàng nội địa khá ì ạch chuyển mình.

Ngân hàng HSBC đạt giải NHBL tốt nhất năm 2006, tiêu biểu có ngân hàng ANZ với 5 lần được ghi nhận ở giải thưởng này năm 2003, 2004, 2007, 2012, và gần đây là năm 2016. Trong khi mới chỉ có 2 ngân hàng trong nước là ACB năm 2005, Sacombank năm 2013 đoạt giải NHBL tốt nhất. Đây là giải thưởng do tạp chí The Asian Banker trao tặng một năm một lần cho các ngân hàng kể cả quốc tế hay nội địa tại thị trường Việt Nam dựa trên tiêu chí ngân hàng có doanh thu bán lẻ tăng vọt, số lượng khách hàng tăng mạnh, tín dụng tăng trưởng bền vững và dẫn đầu về

Luận văn thạc sĩ Kinh tế26

lợi nhuận kinh doanh bán lẻ. Với những kết quả mà các ngân hàng nước ngoài đã đạt được tại Việt Nam, đặt các ngân hàng nội địa đứng trước những trăn trở buộc phải tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để có thể đứng vững, tạo lợi thế riêng cho mình trên thị trường đầy thách thức này.

Ngân hàng ANZ

ANZ Việt Nam là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993. Với 10 chi nhánh và điểm giao dịch tại Việt nam, hiện nay ANZ cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng bao gồm dịch vụ ngân hàng cá nhân, ngân hàng thương mại (phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp triển vọng) và dịch vụ ngân hàng bán buôn. ANZ không những đạt được nhiều giải thưởng về dịch vụ bán lẻ nói chung mà riêng lĩnh vực tín dụng bán lẻ, ngân hàng này cũng đã gặt hái được nhiều thành công. Nguyên nhân được chỉ ra:

ANZ tạo ra một hệ thống tách biệt từng mảng hoạt động dựa trên đối tượng cung cấp sản phẩm: Khối Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng thương mại và ngân hàng bán buôn song lại có mối liên hệ hỗ trợ mật thiết với nhau. Trong lĩnh vực bán lẻ, ANZ thiết lập một chiến lược kinh doanh rõ ràng và tập trung. Các kế hoạch cụ thể triển khai có trọng điểm, đối tượng khách hàng mục tiêu nhắm tới nhóm khách hàng cao cấp và nhóm khách hàng triển vọng có thu nhập cao ổn định tại Việt Nam.

Từ đó, ANZ cung cấp cho khách hàng danh mục sản phẩm tín dụng đa dạng với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, thời gian thẩm định và chấp thuận khoản tín dụng được rút ngắn. Đồng thời, ngân hàng cũng đã xây dựng được hệ thống kiểm soát rủi ro rất thành công và xem đây cũng là một chỉ số để đánh giá khả năng làm của nhân viên.

ANZ đầu tư mạnh vào công nghệ và các quy trình nghiệp vụ. Về nhân sự, ANZ xây dựng bài bản một đội ngũ tư vấn tài chính chuyên nghiệp có kỹ năng bán hàng tốt, khả năng xử lý công việc ưu việt. Kết quả là ANZ đã làm thay đổi cách nhìn của người tiêu dùng Việt Nam khi sử dụng sản phẩm của Ngân hàng. Họ cảm nhận được sự khác biệt so với các ngân hàng khác trong từng sản phẩm dịch vụ cung cấp. Tháng 3/2015, ngân hàng ANZ Việt Nam đã được The AsianBanker trao

Luận văn thạc sĩ Kinh tế27

giải "Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất khu vực châu Á". Điểm nổi trội của sản phẩm này là hình thức tín dụng tái cấp vốn cho phép khách hàng có thể vay lại chính khoản tiền mà khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng trước đó thông qua các thủ tục đơn giản trong vòng 4 giờ. Sản phẩm này ra đời khi thị trường bất động sản Việt Nam giao dịch sôi động, nhu cầu về căn hộ cao cấp được đánh giá là rất lớn. Có thể nói sản phẩm đánh rất trúng vào nhu cầu của khách hàng. Kết hợp với các gói dịch vụ đa dạng khác, ngay lập tức sản phẩm vay mua nhà này đã trở thành sản phẩm đặc thù chỉ ANZ mới có, tạo ra sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh, đánh dấu hình ảnh ANZ đậm trong lòng khách hàng. Với sự tuân thủ chiến lược kinh doanh nhất quán xuyên suốt và hệ thống nhân lực, kiểm soát bài bản đã giúp ngân hàng AZN đi đầu thị trường trong một số lĩnh vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng. Đây chính là đẳng cấp và kinh nghiệm của một tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới mà các ngân hàng nội địa cần học tập.

Ngân hàng HSBC

Có mặt tại Việt Nam khá lâu nhưng đến năm 2013, HSBC mới chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt động, trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, liên tiếp trong các năm 2006-2014 HSBC giành được giải thưởng Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam do tạp chí FinanceAsia bình chọn, năm 2006 giành giải Ngân hàng Bán Lẻ tốt nhất Việt Nam do AsianBanker bình chọn… Hiện tại, HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.

Trên thị trường bán lẻ nói chung và hẹp hơn là hoạt động tín dụng cá nhân, yếu tố làm nên thành công của HSBC Việt Nam là việc cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm cá nhân hết sức đa dạng và phong phú đặc trưng là các nhóm sản phẩm trọn gói, liên kết hết sức tiện lợi và chuyên nghiệp.

Sản phẩm trọn gói: Gói dịch vụ ngân hàng toàn diện được kết nối trên phạm vi toàn cầu- HSBC Premier cung cấp cho khách hàng cá nhân tiềm năng. Đây là gói dịch vụ tài chính được kết nối bởi nhiều sản phẩm riêng lẻ như cho vay, thẻ tín

Luận văn thạc sĩ Kinh tế28

dụng, chuyển tiền, ứng tiền mặt... và được tích hợp nhiều tiện ích. Các tiện ích và ưu đãi bao gồm truy vấn thông tin và quản lý tất cả các tài khoản HSBC trên toàn cầu chỉ thông qua một trang web duy nhất; được miễn phí tiền chuyển khoản trực tuyến giữa các tài khoản cá nhân trong hệ thống ngân hàng HSBC; được hỗ trợ thông qua dịch vụ khẩn cấp 24/7 trên toàn cầu của HSBC với một số điện thoại duy nhất trên toàn cầu; cho phép cấp lại thẻ tín dụng và ứng trước khoản tiền mặt tối thiểu 2.000 đô la Mỹ trong các trường hợp khẩn cấp. Khách hàng Premier tại Việt Nam cũng có thể giao dịch tại 350 trung tâm Premier quốc tế tại những thành phố lớn trên thế giới và hơn 6.000 văn phòng chi nhánh khác có dịch vụ Premier. Dịch vụ này dành cho những khách hàng cá nhân có duy trì số dư giao dịch khoảng 1 tỷ đồng tại HSBC.

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên kết: Chương trình home & away là chương trình dành riêng cho chủ thẻ tín dụng HSBC, khi thanh toán bằng thẻ tại những điểm bán lẻ đã liên kết với HSBC, khách hàng có thể hưởng những ưu đãi giảm giá đặc biệt khi mua sắm, ăn uống, giải trí,... tại hơn 19000 điểm bán lẻ trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương.

Một số ưu đãi cho chủ thẻ tại Việt Nam như: được giảm giá 10% khi mua sắm tại cửa hàng thời trang ALDO, cửa hàng Baby Land, BEBE, được giảm giá 50% tiền phòng tại Anna Mandarin Resort- Đà Năng, được giảm giá 7% khi thuê xe hãng taxi Mai Linh…

Như vậy với hai nhóm sản phẩm của HSBC cho thấy kinh nghiệm của HSBC trong việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tăng tiện ích cho khách hàng. Đây chính là những kinh nghiệm trong bán chéo sản phẩm mà các ngân hàng nội địa cần học tập. Việc bán chéo sản phẩm trong một gói tài chính có hai tác dụng: Một mặt có thể tích hợp một nhóm các dịch vụ, tiện ích ngân hàng có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm thỏa mãn tối đa khách hàng, mặt khác khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm ngân hàng một lúc. Việc bán chéo thông qua liên kết là xu hướng nhiều ngân hàng và doanh nghiệp quan tâm. Trong đó, HSBC đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng về hình thức này. Ví dụ: bán chéo giữa ngân hàng với các công

Luận văn thạc sĩ Kinh tế29

ty địa ốc thông qua sự kết hợp giữa nhóm sản phẩm cho vay bất động sản của ngân hàng với nhóm sản phẩm nhà ở, đất nền, căn hộ trong các dự án; giữa ngân hàng với các nhà cung cấp sản phẩm tiêu dùng: xe máy, xe hơi, tủ lạnh, máy giặt... thông qua hoạt động bán hàng trả góp; giữa ngân hàng với các công ty cung ứng dịch vụ: dịch vụ du học, dịch vụ viễn thông...

1.3.4.2. Bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân cho các NHTM Việt Nam Trong mối tương quan bình đẳng về việc cung cấp các sản phẩm tín dụng cá nhân giữa các ngân hàng quốc tế và nội địa tại Việt Nam, có thể thấy phần yếu đang thuộc về các ngân hàng nội địa. Những kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình triển khai hoạt động tín dụng cá nhân trong thời gian qua của các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới thực sự là bài học đáng giá cho ngân hàng Việt Nam. Theo đó, để phát triển được hoạt động này, các NHTM Việt Nam cần phải:

- Đưa ra chiến lược hoạt động tín dụng cá nhân rõ ràng, nhất quán, đảm bảo xuyên suốt trong quá trình thực hiện, xác định thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu riêng cho mình.

- Nghiên cứu kỹ nhu cầu thực tiễn của khách hàng cá nhân, từ đó đa dạng hóa các sản phẩm, gói sản phẩm tiện ích phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Tăng cường công tác bán chéo sản phẩm.

- Có chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên tư vấn tài chính và tín dụng thông thạo nghiệp vụ, xử lý linh hoạt nhạy bén và có kỹ năng tốt.

- Tùy theo năng lực tài chính của mình, cân đối nguồn vốn đáp ứng hoạt động tín dụng cá nhân đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá.

- Tăng cường công tác kiểm soát, xây dựng hệ thống đánh giá rủi ro, làm tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ nhân viên.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế30

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)