Hoạt động tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 50 - 61)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VINH

2.2. Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam -

2.2.2. Hoạt động tín dụng cá nhân

Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay theo nhóm khách hàng của Vietcombank Vinh (giai đoạn 2015 - 2017)

Chỉ tiêu/ Năm

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dư nợ (triệu VND)

Tỷ lệ%

/Tổng dư nợ

Dư nợ (triệu VND)

Tỷ lệ%

/Tổng dư nợ

Dư nợ (triệu VND)

Tỷ lệ%

/Tổng dư nợ

Tổng dư nợ 1.246 100% 1.877 100% 3.004 100%

Dư nợ doanh

nghiệp 812 65% 1.198 64% 1.911 64%

Dư nợ cá nhân 434 35% 679 36% 1.093 36%

( Nguồn: Theo số liệu thống kê của Vietcombank Vinh) (Nhận xét về tỷ trọng cho vay)

Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Vietcombank Vinh trong 3 năm xoay quanh mức 10%. Năm 2015, tăng so với năm 2014 là 98 tỷ đồng (45.37%

so với năm 2014) điều này làm cho tỷ trọng dư nợ cho vay trong năm tăng 1%

thành 10%. Sang năm 2016, tỷ trọng này không thay đổi, nhưng số tuyệt đối dư nợ cho vay cá nhân lại giảm theo xu hướng giảm chung của tổng dư nợ cho vay (cụ thể

Luận văn thạc sĩ Kinh tế44

giảm 32 tỷ đồng). Tốc độ giảm dư nợ cho vay trong năm 2016 thấp hơn tốc độ giảm của tổng dư nợ cho thấy cố gắng của chi nhánh trong hoạt động cho vay cá nhân.

Giai đoạn năm 2015-2016 là giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế, chính phủ điều tiết bằng cách hạn chế tín dụng phi sản xuất, tập trung vào tín dụng sản xuất, do đó việc tăng trưởng tín dụng cá nhân không được thuận lợi.

Biểu 2.3: Biến động dư nợ cho cá nhân của Vietcombank Vinh trong năm 2017

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

0 200 400 600 800 1000 1200

680

750 793 825

889 934 957

988 100210341071 1093

Biến động dư nợ cá nhân

Dư nợ

Tháng

T đng

( Nguồn: Theo số liệu thống kê của Vietcombank Vinh) Qua diễn biến của dư nợ cho vay cá nhân từng tháng của Vietcombank Vinh trong năm 2017, ta thấy hầu như dư nợ cho vay cá nhân giảm ở các tháng đầu năm và tăng các tháng cuối năm. Mức giảm nhiếu nhất là trong tháng 7, và tăng trưởng mạnh trong các tháng 8, 9, 10, giữ gần như ổn định và giảm nhẹ trong tháng 12. Điều này được lý giải bởi tập quán và thói quen tiêu dùng của cá nhân. Tháng 7 theo truyền thống của người Việt Nam, hạn chế mua sắm sửa chữa, sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, nhu cầu trong tháng này giảm mạnh.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế45

Tuy nhiên, sang tháng 8 người dân bắt đầu chi tiêu cho tiêu dùng mạnh, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng tăng lên là nguyên nhân làm cho dư nợ cá nhân tăng.

Biểu 2.4: Biến động nợ xấu cho vay cá nhân của Vietcombank Vinh năm 2017

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 4583

4215

3527 3211 3100

1874

1253 947 873 720 639 639

Biến động dư nợ xấu

Dư nợ

Tháng

triệu đng

( Nguồn: Theo số liệu thống kê của Vietcombank Vinh) Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Vietcombank Vinh 2017 là 2,8 %. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân trên tổng dư nợ cá nhân chỉ ở mức 0,54%. Điều này cho thấy nợ xấu của Chi nhánh phần lớn tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp, khả năng thu hồi các món nợ cho vay cá nhân cao hơn nhiều. Theo diễn biến dư nợ xấu cá nhân năm 2016, nợ xấu tăng hầu hết các tháng đầu năm. Đến tháng 09/2016, tỷ lệ này mới giảm xuống tuy vẫn ở mức cao hơn so với đầu năm (đạt 1,526 triệu đồng). Xu hướng biến động của dư nợ xấu cá nhân khá tương đồng so với biến động dư nợ toàn chi nhánh tuy nhiên nó xảy ra ở mức thấp hơn.

Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng cá nhân theo sản phẩm năm 2015-2017

Chỉ tiêu/ Năm

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ đồng

Tỷ trọng

Tỷ đồng

Tỷ trọng

Tỷ đồng

Tỷ trọng

Cho vay CBCNV 6.6 3,1% 7.23 2,3% 451 1,61%

Cho vay tiêu dùng 5.8 2,7% 11.3 3,6% 19.24 6,8%

Cho vay du học 0.4 0,2% 3.76 1,2% 5.46 1,93%

Cầm cố giấy tờ có giá 9 4,2% 12.43 3,96% 14.58 5,17%

Cho vay mua ô tô 20.7 9,6% 30.27 9,64% 27.41 9,72%

Luận văn thạc sĩ Kinh tế46

Cho vay BĐS 117.9 54,6% 163.6 52,1% 122 43,27%

Cho vay SXKD 55.3 25,6% 85.41 27,2% 88.8 31,5%

Tổng dư nợ 434 100% 679 100% 1.093 100%

(Nguồn: Theo báo cáo cho vay năm 2015, 2016, 2017 của Vietcombank Vinh) Qua bảng trên ta thấy, cơ cấu tín dụng cá nhân theo nhu cầu vốn tập trung lớn vào cho vay bất động sản với tỷ lệ trung bình trong 3 năm 2014-2016 trên 50%

dư nợ cho vay cá nhân. Cho vay SXKD xếp thứ 2 về tỷ lệ trong tổng dư nợ cho vay cá nhân, chiếm xấp xỉ 30%. Tiếp đến là các sản phẩm cho vay mua ô tô, giấy tờ có giá. Ngoài ra, tỷ lệ cho vay du học, cho vay CBCNV trong tổng dư nợ cho vay cá nhân thấp cho thấy hai sản phẩm phục vụ nhu cầu này chưa được chú trọng.

Biểu 2.5: Dư nợ cho vay cá nhân của Vietcombank Vinh theo sản phẩm năm 2017

2%

7% 2%

5%

10%

43%

31% Cho vay CBCNV

Cho vay tiêu dùng Cho vay du học Cầm cố giấy tờ có giá Cho vay mua ô tô Cho vay BĐS Cho vay SXKD

(Nguồn: Theo báo cáo cho vay năm 2015, 2016, 2017 của Vietcombank Vinh) Năm 2017, sức chống đỡ của nền kinh tế giảm, việc làm và thu nhập đều khó khăn. Các kênh đầu tư bị thu hẹp, thị trường chứng khoán cầm chừng, thị trường bất động sản đóng băng kéo theo các nhu cầu vốn điều chỉnh theo hướng chỉ tập trung vào các nhu cầu thiết yếu, hạn chế nhu cầu đầu tư, mua sắm. Chính vì thế, cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân cũng được điều chỉnh phù hợp. Cụ thể:

Cho vay BĐS:

Luận văn thạc sĩ Kinh tế47

Giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ cho vay BĐS trên tổng dư nợ cho vay cá nhân luôn ở mức cao (54,6%-43,27%). Tuy nhiên, theo biến động chung của nền kinh tế và định hướng hạn chế tín dụng phi sản xuất của Chính phủ, tỷ lệ này liên tục được điều chỉnh giảm. Năm 2017, mức giảm tuyệt đối là 41,6 tỷ đồng. Cho vay BĐS bao gồm cho vay mua đất đai nhà ở, sửa chữa, xây dựng nhà ở.

Cho vay mua nhà ở: Mua nhà ở thuộc dự án được Vietcombanktài trợ vốn, mua nhà dự án, mua nhà ở và nhận Quyền sử dụng đất. Các hình thức cho vay này ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chung về cho vay cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện vay vốn đối với khách hàng:

Đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ/SHN theo quy định của pháp luật

Đứng tên trên Hợp đồng góp vốn (HĐGV) Hợp đồng mua bán (HĐMB) ký trực tiếp với chủ đầu tư (CĐT)

Chấp nhận nội dung HĐLK giữa Vietcombankvới CĐT (nếu có)

Trường hợp vay trong giai đoạn góp vốn, phải đáp ứng: Thuộc danh sách 20% số lượng nhà ở được phép huy động vốn của CĐT (có xác nhận của CĐT) và vốn tự có tham gia tối thiểu 50% giá trị HĐGV.

- Biện pháp bảo đảm:

Khi chưa được cấp GCNQSDĐ/SHN, thế chấp quyền tài sản phát sinh từ HĐGV/HĐMB

Khi được cấp GCNQSDĐ/SHN, thế chấp chính căn nhà hình thành từ HĐMB và khách hàng đứng tên chủ sở hữu.

- Tiện ích đối với khách hàng:

Mức cho vay tối đa: Tùy theo phân cấp nhà, địa bàn dự án và thu nhập của khách hàng mà mức cho vay tối đa lên đến 70% giá trị HĐMB.

Phương thức trả nợ: Kỳ hạn trả nợ gốc, lãi có thể hàng tháng hoặc tối đa 3 tháng/lần.

Thời hạn cho vay: Đối với cho vay mua nhà biệt thự, nhà liền kề có kèm theo QSDĐ tối đa 20 năm. Đối với mua nhà chung cư tối đa 15 năm.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế48

Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà ở:

Điều kiện vay vốn đối với khách hàng: Khách hàng phải có thu nhập tối thiểu 5 triệu đồng /tháng được vay tối đa lên đến 80% tổng nhu cầu vốn nếu vay ngắn hạn và 70% tổng nhu cầu vốn nếu vay dài hạn. Phương thức cho vay có thể là từng lần hoặc trả góp. Thời gian cho vay đối với vay sữa chữa nhà ở là 05 năm, 10 năm đối với xây dựng nhà ở và 15 năm đối với cho vay sửa chữa, mua nhà kèm theo giấy chứng nhận QSDĐ.

Cho vay SXKD

Tỷ lệ cho vay SXKD trên tổng dư nợ cho vay cá nhân chỉ xếp sau cho vay BĐS. Trong 3 năm, đều tăng cả số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2017, mức tăng tuyệt đối ít hơn so với năm 2016 (chỉ tăng 3.39 tỷ đồng) song tỷ trọng trên tổng dư nợ lại được điều chỉnh tăng lớn hơn (mức tăng là 4,3% năm 2017, còn 2016 là 1,6%).

Cho vay SXKD thông thường nhằm đáp ứng các nhu cầu vay vốn cho các mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển trong nước nhưng không sử dụng các hình thức cho vay cụ thể khác của Vietcombankđể đáp ứng nhu cầu đó.

- Điều kiện vay vốn: Khách hàng có độ tuổi tại thời điểm kết thúc thời hạn cho vay không quá 65 tuổi trừ trường hợp khoản vay được đảm bảo bằng tài sản có tính thanh khoản cao hoặc TSBĐ là bất động sản có giá trị lớn ít nhất gấp 3 lần số tiền vay, có tính thanh khoản và có người thừa kế nghĩa vụ trả nợ dưới 60 tuổi và chứng minh được nguồn thu nhập của mình để trả nợ.

- Hoạt động SXKD hợp pháp, có dự án đầu tư, phương án SXKD được Vietcombankthẩm định là khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Có vốn tự có tham gia tối thiểu 20% đối với vay ngắn hạn và 30% đối với vay trung – dài hạn.

- Ngoài các TSBĐ thông thường, khách hàng có thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo.

Cho vay kinh doanh tại chợ là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân kinh doanh, có nhu cầu vay vốn để kinh doanh thường xuyên tại chợ.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế49

TSBĐ cho khoản vay ngoài các TSBĐ thông thường khách hàng có thể dùng chính tài sản là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng góp vốn/mua/thuê điểm kinh doanh tại chợ.

Nếu dùng tài sản là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng góp vốn/mua/thuê điểm kinh doanh tại chợ thì mức cho vay tối đa 50% giá trị tài sản nhưng không quá 200 triệu đồng. Ngoài cho vay từng lần với kỳ hạn tối đa 12 tháng khách hàng có thể vay trả góp theo các kỳ hạn trả nợ theo ngày/tuần/tháng nhưng tối đa không quá 3 tháng.

Cho vay cửa hàng, cửa hiệu đối tượng khách hàng là chủ các cửa hàng, cửa hiệu có nhu cầu vay vốn để kinh doanh tại cửa hàng, cửa hiệu và có thể dùng chính tài sản là cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh thuộc sở hữu của chính khách hàng làm TSBĐ với điều kiện khách hàng có kinh nghiệm kinh doanh tối thiểu 01 năm. Khách hàng sẽ có điều kiện được sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiện ích với chi phí thấp.

Cho vay nông nghiệp thành phố là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn nhằm phục vụ hoạt động sản xuất. Đối với cho vay có TSBĐ khách hàng tuân thủ các điều kiện cho vay thông thường nhưng trong trường hợp cho vay không có TSBĐ khách hàng đáp ứng các điều kiện sau:

- Cư trú và có cơ sở hoặc phương án/dự án sản xuất trên địa bàn thành phố.

- Cam kết không có dư nợ cho vay không có TSBĐ tại các TCTD khác tại thời điểm vay vốn và chỉ vay vốn không có đảm bảo duy nhất tại Vietcombank.

- Nộp bản chính giấy chứng nhận QSDĐ hoặc bản chính giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc khách hàng chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và đất không có tranh chấp cho Vietcombank.

Đối với vay không có TSBĐ mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/khoản vay nhưng GHTD không có TSBĐ tối đa là 50 triệu đồng. Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng.

Cho vay mua ô tô

Đây là một sản phẩm cho vay khá nhiều rủi ro khi tài sản thế chấp chính là tài sản hình thành từ vốn vay. Giai đoạn này, dư nợ cho vay mua ô tô biến động khá thất thường nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ cá nhân lại liên tiếp tăng. Cho thấy, sản

Luận văn thạc sĩ Kinh tế50

phẩm cho vay mua ô tô ngày càng được chú trọng tuy nhiên phát triển chưa xứng với tiềm năng của thị trường này.

Các sản phẩm hiện đang được áp dụng bao gồm: Cho vay mua ôtô thông thường, mua ôtô Trường Hải,… Đối với hình thức cho vay mua ôtô thông thường khách hàng có thể được Vietcombank cho vay tối đa đến 70% giá trị của xe (Nếu xe mới) hoặc 50% (nếu xe đã qua sử dụng). Được sử dụng chính chiếc xe làm tài sản thế chấp với điều kiện có khách hàng có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng (nếu là vay tiêu dùng) và mua bảo hiểm vật chất cho toàn bộ giá trị xe trong suốt thời gian vay với số tiền bảo hiểm không thấp hớn mức dư nợ được đảm bảo với bên thụ hưởng hoặc có văn bản ủy quyền thụ hưởng nhận tiền đền bù thiệt hại là Vietcombank. Thời gian cho vay tối đa là 5 năm với xe mới và 4 năm xe đã qua sử dụng nhưng không vượt quá thời gian được phép sử dụng còn lại của xe. Còn đối với mua xe ôtô Trường Hải, khách hàng phải mua xe mới 100%, được phân phối bởi Tập đoàn ôtô Trường Hải, khách hàng được hưởng tỷ lệ ưu đãi lãi suất theo chương trình đối tác chiến lược giữa Vietcombank và Tập đoàn ôtô Trường Hải.

* Cho vay du học, tiêu dùng:

Hai sản phẩm cho vay này chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư nợ cho vay cá nhân, song đều tăng trong 3 năm liên tiếp cho thấy tiềm năng phát triển của chúng.

Cho vay du học bao gồm các hình thức cho vay du học là: Cho vay du học thông thường, cho vay du học nước ngoài trọn gói, cho vay du học trong nước trọn gói, cho vay chứng minh tài chính. Với mức cho vay tối đa 70% chi phí du học hoặc 100% nhu cầu chứng minh tài chính mà không cần TSBĐ. Ngoài ra, khách hàng được sử dụng các sản phẩm dịch tiện ích của Vietcombankvới chi phí ưu đãi trong suốt thời gian vay như: Chuyển tiền thanh toán chi phí du học, SMS banking, phát hành thẻ tín dụng,…

Cho vay tiêu dùng thông thường là hình thức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thông thường của cá nhân. Khách hàng chỉ cần đáp ứng các điều kiện về cho vay thông thường của Vietcombank quy định, nhưng mức cho vay tối đa không quá 80% tổng nhu cầu vốn đối với ngắn hạn và 70% đối với cho vay trung – dài hạn, ngoại trừ TSBD

Luận văn thạc sĩ Kinh tế51

là giấy tời có giá có tính thanh khoản cao với thời gian cho vay không quá 5 năm.

Ngoài ra, hiện Vietcombank triển khai cho vay chứng minh tài chính để đi du lịch/chữa bệnh nước ngoài. Là hình thức cho vay tiêu dùng dành cho cá nhân vay để mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, hoặc mở sổ/thẻ tiết kiệm hoặc mua giấy tờ có giá tại Vietcombanknhằm mục đích hoàn thiện hồ sơ xin cấp/gia hạn VISA du lịch hoặc VISA chữa bệnh nước ngoài.

Cho vay cầm cố có đảm bảo bằng số dư tiền gửi, sổ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá:

Đây là hình thức cho vay tiêu dùng được đảm bảo bằng TSBĐ có tính thanh khoản cao (Ngân hàng có thể xử lý ngay nếu khách hàng vi phạm HĐTD về việc trả nợ ngân hàng) vì thế ngoại trừ TSBĐ có nguồn gốc từ Vietcombank thì các TSBĐ khác phải thuộc danh mục các tổ chức do Vietcombank quy định và được cơ quan phát hành/quản lý đồng ý xác thực và phong tỏa theo yêu cầu của Vietcombank.

Với mức cho vay và thời gian cho vay tối đa đảm bảo số tiền nếu bắt buộc phải xử lý từ TSBĐ phải đủ hoàn trả nợ gốc – lãi – phí khác (nếu có).

Cho vay cán bộ công nhân viên (CBCNV):

Vietcombank hiện có 2 hình thức cho vay CBCNV là cho vay CBCNV thông thường và cho vay CBCNV Vietcombank. Đây là 2 sản phẩm cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo chỉ đảm bảo bằng uy tín của tổ chức nơi khách hàng làm việc nên việc cho vay đối với khách hàng là CBCNV cần một số điều kiện sau:

- Độ tuổi tại thời điểm kết thúc HĐTD không quá 59 đối với năm và 54 đối với nữ.

- Cơ quan/tổ chức nơi làm việc thuộc danh mục do Vietcombank quy định và có trụ sở với chi nhánh Vietcombank cho vay.

- Thu nhập tối thiếu 1,5 đến 3 triệu đồng /tháng tùy theo địa bàn nơi khách hàng làm việc

- Được cơ quan nơi làm việc xác nhận thu nhập và cam kết trích thu nhập để trả nợ vay.

- Mua bảo hiểm con người kết hợp tín dụng tại Công ty Bảo hiểm

Luận văn thạc sĩ Kinh tế52

Vietcombank VCLI

- Không còn nợ vay không có TSBĐ tại bất kỳ TCTD nào.

- Mức cho vay tối đa lên đến 12 lần thu nhập nhưng không quá 500 triệu đồng.

- Thời gian cho vay tối đa 3 năm đối với CBCNV thông thường và 5 năm đối với CBCNV Vietcombank.

2.2.2.2 Bảo lãnh cá nhân

Đối tượng được bảo lãnh là người cư trú, còn đối tượng nhận bảo lãnh có thể là tổ chức hay cá nhân bao gồm người cư trú hoặc không cư trú. Mục đích của bảo lãnh là các nhu cầu phát sinh hợp pháp của khách hàng gồm:

- Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các chi phí khác liên quan đến khoản vay.

- Nghĩa vụ thanh toán tiền vật tư, hàng hóa máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hay dịch vụ đời sống.

- Nghĩa vụ tham gia dự thầu.

- Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước.

- Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo hành công trình, hoàn tiền ứng trước.

2.2.2.3 Phát hành thanh toán thẻ tín dụng cá nhân

Cấp tín dụng thông qua hình thức phát hành và thanh toán thẻ tín dụng cá nhân là một hình thức khá mới mẻ nhưng mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng.

Mặc dù là người đi sau trên thị trường thẻ tín dụng này, nhưng Vietcombank Vinh trong những năm qua đã biết tận dụng những lợi thế của mình để không ngừng quảng bá, phát triển hình thức thẻ tín dụng.

Bảng 2.7: Hoạt động thẻ tín dụng quốc tế năn 2012-2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng thẻ TD phát hành Số lượng thẻ TD hoạt động

Doanh số thanh toán thẻ TD (triệu đồng)

Luận văn thạc sĩ Kinh tế53

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh vinh (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)