CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO
1.2. Kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
* Khái niệm kỹ năng
KN là vấn đề được nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học trong và ngoài nước quan
chúng tôi đề cập hai quan niệm chính về KN.
+ Quan niệm thứ nhất: coi KN là mặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động. Đại diện cho quan điểm này có các tác giả: V.A. Kruchetxki, V.X. Cudin, A.G.
Covaliov, A. Leonchep, B.M. Chieplop, A.A. Xmirnov, Trần Trọng Thủy, Phạm Thị Diệu Vân, Hà Thế Ngữ…V.A. Kruchetxki cho rằng, “KN là thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, những phương thức đúng đắn”.
KN là phương thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. Người có KN là người thực hiện các hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động, chứ không phải là kết quả hoạt động. KN được hình thành bằng con đường luyện tập thường xuyên. Tác giả Nguyễn Xuân Thức [64] cho rằng, “KN là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được hành động tức là có KN”. Nhìn chung các tác giả trên cho rằng, KN là mặt kỹ thuật của hành động, là sự kết hợp của nhiều thao tác theo một trình tự nhất định phù hợp với mục đích và yêu cầu của hoạt động. Người có KN hoạt động nào đó là người nắm được các kiến thức về hoạt động đó, hiểu được mục đích, cách thức, các điều kiện khi thực hiện và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết quả của hành động. Mọi KN đều phải dựa trên cơ sở của kiến thức, muốn thao tác trước hết phải có hiểu biết về nó.
+ Quan niệm thứ hai: KN không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà nó còn là biểu hiện mặt năng lực của con người. Đại diện cho quan điểm này có các tác giả:
K.K. Platônôp, G.G. Golubev, Paul Hersey, Ken Blanchard, P.A. Ruđich, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Quang Uẩn… X. I. Kixengof cho rằng [40]: “KN là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thống hành động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống hành động này. Để KN diễn ra bao giờ cũng chịu sự kiểm tra của ý thức nhiều hay ít. KN đòi hỏi việc sử dụng những kinh nghiệm đã thu được trước đây và những kiến thức nhất định nào đó trong các hành động, thiếu những điều kiện này không thể có KN”. Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn [67], Ngô Công Hoàn [12] cho rằng,
“KN là năng lực của con người biết vận dụng các thao tác của một hành động theo đúng quy trình”. Các tác giả đã cho thấy, KN không chỉ là việc lặp đi lặp lại các thao tác, không đơn thuần là một hành động kỹ thuật nào đó mà còn chú trọng tới mặt kết quả của nó trong mối quan hệ với mục đích, phương tiện, điều kiện và cách thức tiến hành hoạt động.
Như vậy, KN là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm, mỗi quan niệm nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của KN nhưng thực chất chúng không mâu thuẫn hay loại trừ nhau mà vẫn có mối tương quan bổ trợ trong nhau. KN được xem xét ở mặt kỹ thuật thao tác của hành động khi mới bắt đầu hình thành KN. Nếu KN đã hình thành ổn định, con người biết sử dụng nó một cách linh hoạt trong các hoàn cảnh khác nhau thì lúc đó KN được xem xét là một năng lực.
Kế thừa cả hai hướng nghiên cứu, luận án xem KN là năng lực cá nhân của con người, thực hiện một hành động hay một hoạt động có kết quả trong đó có tính đến cả
mặt kỹ thuật thao tác của hành động. KN được hiểu như sau: Kỹ năng là năng lực vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm đã có một cách đúng đắn của chủ thể vào thực hiện các hoạt động trong điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục đích đã xác định.
Có thể hiểu: kiến thức và kỹ năng gắn bó chặt chẽ với nhau, kiến thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành KN, KN là sự chuyển hóa kiến thức, kinh nghiệm đã có thành năng lực hành động của cá nhân, KN luôn gắn với một hành động hay một hoạt động nhất định nhằm đạt được mục đích đã đặt ra.
* Khái niệm quan sát
QS là thành phần cơ bản của nhận thức, được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan niệm khác nhau:
Theo các tác giả Ahtee, M cùng cộng sự [29], Catherine Eberbach & Kevin Crowley [22], cho rằng: QS không chỉ là nhìn hằng ngày, không phải chỉ là quan sát ngẫu nhiên hay ngẫu hứng vào các đối tượng mà quan sát là một kỹ năng xử lý của các giác quan một cách khoa học để hiểu các đối tượng hay một hoạt động nào đó. Đó là khả năng thực hiện các quan sát chi tiết, báo cáo chúng một cách hiệu quả và đánh giá chính xác các báo cáo quan sát từ tự nhiên/ngẫu hứng) sang quan sát khoa học. Theo tác giả Yurumezoglu, K [39], Quan sát là một quá trình tổng thể tiếp nhận và xử lý dữ liệu từ môi trường bên ngoài bằng cách sử dụng không chỉ mắt mà tất cả các giác quan. QS không chỉ là sự tham gia duy nhất mà đôi khi là sự tham gia đồng thời của nhiều giác quan. Điều đó giúp cho quá trình thu thập và xử lý dữ khi QS một đối tượng nào đó càng chính xác và toàn diện hơn.
Tác giả Ngô Công Hoàn [12], “QS là mức độ phát triển cao nhất của tri giác”. Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [35], “QS là tri giác có chủ định”. Tác giả Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn [68] đưa ra khái niệm “QS là sự tri giác có mục đích và phương pháp định trước, bị chế ước bởi nhiệm vụ của hoạt động. QS như là hành vi đặc trưng của con người, về nguyên tắc khác những dạng tri giác ở động vật. QS phát triển như là một thành phần cơ bản của thao tác lao động tham gia vào việc hình thành sự tương ứng của sản phẩm hoạt động với hình ảnh lý tưởng trong kế hoạch. Với sự phức tạp của thực tiễn xã hội và những tác động lao động, QS trở thành phương diện độc lập của hoạt động (QS khoa học, sự tri giác thông tin trong các phương tiện, QS như là một phần của quá trình sáng tạo nghệ thuật…)”. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn [67] cho rằng, “QS là một hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích”. Theo tác giả Trần Thị Ngọc Trâm [61], “QS là hướng sự chú ý có tính mục đích rõ rệt vào đối tượng được QS. QS là một KN cho phép trẻ học được nhiều hơn những gì chúng đang nhìn thấy.”
Từ những quan niệm trên, trong luận án này khái niệm về QS được hiểu như sau:
QS là một hoạt động nhận thức của con người, là hình thức cao nhất của tri giác được liên kết chặt chẽ với các yếu tố tâm lý, mang tính chủ động, có mục đích, có kế hoạch cụ thể, nhằm phản ánh một cách chính xác, trọn vẹn và đầy đủ các thuộc tính dấu hiệu
người.
Có thể hiểu: QS là hình thức cao nhất của tri giác, có tính chủ định, có tính mục đích và tính kế hoạch cụ thể. QS không chỉ là nhìn, không phải chỉ là quan sát ngẫu nhiên hay ngẫu hứng vào các đối tượng mà QS là sự phối hợp giữa các giác quan: thị giác; xúc giác; thính giác; khứu giác và vị giác từ đó giúp trẻ phát hiện nhanh chóng, chính xác những đặc điểm quan trọng, chủ yếu và đặc biệt của sự vật hiện tượng xung quanh.
* Khái niệm kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trên cơ sở phân tích những khái niệm trên, Luận án xây dựng khái niệm KNQS như sau: KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi là năng lực vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm đã có của trẻ vào tri giác các đối QS một cách có mục đích, có kế hoạch cụ thể nhằm phản ánh chính xác, trọn vẹn và đầy đủ các thuộc tính dấu hiệu, sự thay đổi của sự vật, hiện tượng với sự liên kết chặt chẽ của các yếu tố tâm lý phù hợp với mục đích quan sát đề ra trong những điều kiện nhất định.
1.2.2. Cấu trúc kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Cấu trúc của KNQS đã được một số tác giả nghiên cứu và xác định:
Tác giả Nguyễn Thị Xuân [11] căn cứ vào bản chất của hoạt động QS để xác định thành phần cấu trúc năng lực quan sát của trẻ 5-6 tuổi gồm: “Khả năng tri giác; Sự hỗ trợ tích cực, kịp thời, hiệu quả của các thao tác tư duy; khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc; Thái độ nhận thức tích cực.” Theo tác giả tất cả các thành phần chỉ được hình thành và phát triển trong chính hoạt động QS hay những hoạt động có QS. Bệnh cạnh đó, các thành phần này không thể hiện một cách riêng lẻ hay rời rạc mà chúng liên kết, đan xen với nhau trong một tổng thể thống nhất.
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh [21] đã xác định KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi gồm các KN thành phần sau: KN xác định nhiệm vụ QS; KN sử dụng phương thức QS;
KN phát hiện và mô tả kết quả QS; KN đánh giá, đối chiếu kết quả QS.
Tổng hợp các nghiên cứu trên, có thể thấy nội hàm cấu trúc KNQS đều có sự thống nhất và tương quan nhau. Kế thừa các quan điểm trên và sự liên kết chặt chẽ các thành phần tâm lý trong KNQS của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, luận án xác định cấu trúc của KNQS của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi gồm:
- Sự tập trung chú ý khi quan sát: Để xác định được nhiệm vụ QS, cách thức sử dụng khi QS để tìm ra những đặc điểm; dấu hiệu đặc trưng; phát hiện ra những điểm giống và khác nhau, những điểm mới lạ của đối tượng QS thì trẻ cần tập trung chú ý cao độ và biết phân phối sự chú ý một cách hợp lý, đồng thời nỗ lực, duy trì sự chú ý của mình cho đến khi đạt được mục đích. Trẻ biết hướng chú ý của mình vào các đối tượng từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ và xác định mục đích QS. Trong quá trình tham gia vào hoạt động giáo dục KNQS, các nhiệm vụ QS không cố định mà luôn thay đổi, theo xu hướng mở rộng và phức tạp dần. Điều này đòi hỏi trẻ phải có sự tập trung chú ý bền vững để có thể thực hiện được nhiệm vụ QS. Khả năng tập trung và duy trì chú ý cao độ và hợp lý sẽ giúp cho quá trình QS diễn ra hiệu quả, nhanh chóng, phản ảnh đầy đủ, chính xác các đặc điểm, đặc trưng của các đối tượng QS.
- Xác định nhiệm vụ khi QS: điều này nhằm định hướng và đảm bảo quá trình QS của trẻ được thực hiện đúng cách và hiệu quả. Trẻ tiếp nhận hay tự xác định được nhiệm vụ quan sát một cách chính xác và cụ thể về đối tượng: Cần QS những gì? Quan sát để tìm ra cái gì? Để thực hiện được nhiệm vụ QS đó thì cần làm những gì?...Điều này giúp
cho phù hợp để mang lại kết quả cao nhất cho hoạt động này.
- Cách thức sử dụng các QS khi QS đối tượng: đây là cách thu thập thông tin và hiểu biết về các đối tượng được QS. Thể hiện việ trẻ linh hoạt sử dụng các giác quan một cách hợp lý để QS nhằm đạt mục tiêu đề ra. Khi QS cần phải tập trung vào việc tối ưu hóa mỗi giác quan cụ thể, phối hợp chúng một cách linh hoạt, nhịp nhàng để có thể thu thập thông tin một cách chính xác, đáng tin cậy về đối tượng được QS. Ví dụ: Trò chơi “Quả bóng giấu ở đâu” Cô giấu quả bóng vào một vị trí nào đó của lớp, rồi cho 1 trẻ đi tìm xem quả bóng được giấu ở đâu. Trẻ không chỉ tập trung quan sát bằng mắt mà còn bằng tai để có thể lắng nghe và đi theo tiếng vỗ tay hướng dẫn của các bạn (vỗ nhỏ là đi chưa đúng hướng, to là đã đúng hướng) để tìm đồ chơi.
- Kiểm soát thời gian khi quan sát: Thể hiện việc trẻ lập kế hoạch hành động và quá trình thực hiện có kiểm soát của ý thức về lượng thời gian cho từng hoạt động QS cụ thể. Trẻ biết cân nhắc, xem xét và phân chia lượng thời gian cần bỏ ra cho từng hoạt động, từng đối tượng để hoàn thành được nhiệm vụ QS trong thời gian cho phép một cách hiệu quả.
- Phát hiện và trình bày kết quả quan sát: Trẻ có hành động khám phá, chỉ ra, tìm được và thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ khi quan sát. Kết quả QS nên phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ ban đầu của quá trình QS. Trẻ có thể sử dụng sản phẩm như hình ảnh, biểu đồ, mô hình để trình bày kết quả QS một cách trực quan và rõ ràng. Điều này giúp cho mọi người dễ dàng hiểu những kết quả QS mà trẻ muốn truyền đạt.
1.2.3. Các thành phần tâm lý tham gia vào quá trình phát triển kỹ năng quan sát của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Quá trình phát triển KNQS của trẻ MG 5-6 tuổi có sự tham gia và liên kết chặt chẽ của các thành phần tâm lý sau:
Tri giác: là thành phần cơ bản và rất quan trọng của hoạt động QS. Tri giác đóng vai trò định hướng cho việc thực hiện, tiến hành QS của trẻ, giúp trẻ lựa chọn và sử dụng chính xác cách thức QS. Luôn có sự tham gia tích cực của các thành phần tâm lý khác khi QS đối tượng, tuy nhiên nếu không có thành phần tri giác thì hoạt không xảy ra hoặc có xảy ra nhưng không hiệu quả.
Tri giác ở trẻ MG 5-6 tuổi phát triển mạnh mẽ, hiệu quả QS đạt được ngày càng cao thể hiện ở việc phát hiện chính xác và đầy đủ các dấu hiệu, đặc điểm của đối tượng QS. Trong quá trình QS, trẻ tích cực huy động và phối hợp các tri giác khác nhau một cách đa dạng để QS đối tượng. Để có thể QS tốt trước hết trẻ phải được bảo vệ, chăm sóc và luyện tập các giác quan, không có các giác quan thì không thể tri giác, QS sự vật hay hiện tượng nào[1],[23],[24]. KNQS của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nếu một trong số các giác quan trên bị ảnh hưởng hoặc bị hạn chế. Ngược lại, các giác quan của trẻ càng tinh nhạy thì hoạt động QS càng hiệu quả, thể hiện ở việc phát hiện đầy đủ, chính xác và nhanh nhạy các đặc điểm, thuộc tính và các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng.
Tư duy: Gronlund G. & James. M. đã nhận định [25]: “Những QS của trẻ, nếu càng
dựa trên so sánh các vật này với vật khác bao nhiêu thì QS càng chính xác và đầy đủ bấy nhiêu”. Để có thể giải quyết các nhiệm vụ QS như: nhận biết đầy đủ, chính xác những đặc điểm giống nhau và khác nhau; sự thay đổi; phát triển hoặc các mối liên hệ;
quan hệ… của các đối tượng QS thì cần phải sử dụng kịp thời và hiệu quả sử các thao tác tư duy. Điều này giúp cho thời gian QS các đối tượng được rút ngắn và giải quyết được nhiệm vụ QS một cách hiệu quả. Tư duy của trẻ MG 5-6 tuổi đã được phát triển lên từ tư duy trực quan hình tượng thành tư duy trực quan - sơ đồ và tư duy logic. Hoạt động tư duy này có ảnh hưởng lớn và định hướng cho quá trình QS. Nhờ có tư duy trẻ dễ dàng lựa chọn cách thức QS phù hợp và biết sắp xếp thứ tự QS đối tượng sao cho hiệu quả.
Ngôn ngữ: Đối với QS ngôn ngữ càng trở nên hết sức cần thiết vì nó tham gia vào việc xác định phương phướng, nhiệm vụ và mục đích của QS, ngôn ngữ giúp cho quá trình QS được giải quyết một cách chính xác, nhanh chóng và trọn vẹn hơn [26],[46],[69]. Trong quá trình QS, trẻ MG 5-6 tuổi biết sử dụng ngôn ngữ để đặt câu hỏi, để trao đổi, miêu tả, để diễn đạt, phân tích hay đánh giá các dấu hiệu, các kết quả mà mình QS được.
Chú ý: Chú ý được coi là cơ sở cho sự tiếp nhận thông tin ban đầu để tiếp tục thực hiện các giai đoạn sau của quá trình nhận thức. Chú ý được biểu hiện ra ở bên trong và bên ngoài thông qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, nhìn “chằm chằm”, “không chớp mắt”,
“vểnh tai”, “há hốc miệng” khi nghe, kìm hãm những động tác thừa “ngồi im thin thít hoặc ngược lại cử động cơ thể theo những cử động hay chuyển động của đối tượng được chú ý”… Thực tế, có trẻ nhìn bề ngoài có vẻ chăm chú QS theo dõi đối tượng, nhưng thực ra trẻ lại đang chú ý đến đối tượng khác. Ngược lại, có trẻ tưởng chừng lơ đãng nhưng thật ra lại đang chú ý cao độ. Chú ý được chia thành 2 loại: chú ý không chủ định và chú ý có chủ định. Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích tự giác, không có một phương pháp nào và vẫn chú ý vào đối tượng. Chú ý có chủ định là sự định hướng hoạt động do bản thân chủ thể đặt ra. Do bản thân xác định mục đích hành động nên chú ý có chủ định phụ thuộc nhiều vào chính mục đích và nhiệm vụ hành động.
Loại chú ý này mang tính bền vững cao hơn. Tuy nhiên do cần phải có nỗ lực ý chí nên nếu kéo dài chú ý có chủ định thì dễ gây căng thẳng, mệt mỏi. Chú ý trong QS là chú ý có chủ định. Nếu thiếu sự tập trung chú ý thì hoạt động QS diễn ra không hiệu quả. Đối với hoạt động QS, sự tập trung chú ý đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trí nhớ: trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý con người. Nó giúp ta giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình. Trẻ MG 5-6 tuổi, khả năng ghi nhớ ngày càng có tính chủ định hơn nhiều so với lứa tuổi bé hơn, trẻ thường nhớ sâu sắc hơn đối với những gì mà chúng quan tâm, gây hứng thú hay gợi cho chúng những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc. Trong QS không thể thiếu được sự tham gia của trí nhớ. Khi QS bất kì sự thay đổi và phát triển của đối tượng, trẻ sử dụng trí nhớ huy động vốn kinh nghiệm đã