Định hướng phát triển chung của Agribank chi nhánh thị xã Duy tiên đến năm 2025

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ internet banking tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã duy tiên (Trang 78 - 81)

3.1.1. Định hướng phát triển chung của Agribank chi nhánh thị xã Duy tiên đến năm 2025

Căn cứ bối cảnh chung của nền kinh tế và định hướng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Agribank TX. Duy Tiên đề ra mục tiêu phương hướng nhiệm vụ cụ thể như sau:

Một là, về công tác quản trị, điều hành.

Bám sát định hướng của ngân hàng cấp trên và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác tín dụng tại từng đơn vị. Chấp hành nghiêm các quy định của ngân hàng cấp trên trong hoạt động tín dụng.

Bám sát định hướng của ngân hàng cấp trên và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác tín dụng tại từng đơn vị. Chấp hành nghiêm các quy định của ngân hàng cấp trên trong hoạt động tín dụng.

Tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp đảm bảo hoạt động tín dụng có hiệu quả ngay từ những tháng đầu năm. Nâng cao khả năng cạnh tranh với mục tiêu giữ vững vai trò chủ lực của Agribank về tín dụng gắn với cung cấp các dịch vụ, tiện tích ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, Agribank tỉnh Hà Nam, NHNN tỉnh Hà Nam và sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể tại địa phương. Thực hiện tốt công tác tham mưu, báo cáo nhằm tháo

gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh.

Thực hiện nghiêm việc giao khoán các chỉ tiêu tín dụng đến từng cán bộ.

Gắn kết quả chi lương, thưởng với kết quả hoàn thành nhiệm vụ.

Củng cố kỷ cương, kỷ luật điều hành trong công tác tín dụng, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ vi phạm về đạo đức nghề nghiệp và quy chế cấp tín dụng.

Thường xuyên chấn chỉnh cán bộ đổi mới tác phong, lề lối làm việc và thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu của Agribank.

Hai là, hoạt động sử dụng vốn

Thực hiện phân tích, đánh giá phân loại khách hàng và thế mạnh của địa phương để có giải pháp tiếp cận, mở rộng cho vay, tăng trưởng tín dụng chất lượng, hiệu quả, bền vững theo kế hoạch được giao gắn với phát triển dịch vụ, phù hợp với cân đối vốn và năng lực quản trị rủi ro; không tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá.

Tiếp tục đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn.

Kiểm soát chặt chẽ cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Thực hiện công tác phát triển khách hàng, nâng dần tỷ trọng cho vay khách hàng pháp nhân, chú trọng nhu cầu vốn hợp lý của hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng công nghệ cao.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ, của tỉnh, của Agribank như: cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP; Nghị quyết số 29/2018/NQQ-HĐND, Nghị quyết số 120/2017/NQQHĐND… Đầu tư tín dụng cho đối tượng chính sách trên cơ sở tuân thủ quy định của ngành và pháp luật của nhà nước, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay.

Đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn theo Thỏa thuận liên ngành với các tổ chức Hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên), cho vay “Chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình” theo văn bản số 287/NHN0-HSX ngày 11/01/2019 của Agribank, cho vay lưu vụ, cho vay theo hạn

mức tín dụng đối với khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, triển khai an toàn Điểm giao dịch bằng xe ô tô chuyên dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn, góp phần ngăn chặn đẩy lùi “tín dụng đen”.

Nâng cao trách nhiệm, năng suất lao động của cán bộ tín dụng để góp phần cải cách hành chính của ngành và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.

Ba là, hoạt động dịch vụ:

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến mại, tiếp thị, quảng bá thương hiệu. Khai thác thế mạnh mạng lưới, thương hiệu Agribank để phát triển dịch vụ, tăng tiện ích phục vụ và thu hút khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng: gửi, vay, thanh toán, thẻ, bảo hiểm ABIC… Triển khai việc thu phí quản lý tài khoản.

Tăng cường công tác tuyên truyền các hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Phối hợp với các tổ chức xuất khẩu lao động để làm tốt việc chi trả kiều hối, tổ chức tốt các hoạt động thanh toán, mở L/C, dịch vụ chuyển tiền để thu hút tiền gửi ngoại tệ, thực hiện tốt nhiệm vụ điểm giao dịch chứng khoán để tăng vốn và thu dịch vụ

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giao khoán chỉ tiêu huy động vốn trực tiếp đối với cán bộ, gắn với chi trả lương kinh doanh và khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích huy động vốn.

Bốn là, chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ tiềm ẩn, nợ xấu; xử lý thu hồi nợ xấu và nợ sau xử lý:

Thường xuyên quan tâm đặc biệt đến chất lượng tín dụng. Nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng trong việc: tuân thủ quy trình, quy định cấp tín dụng; quản lý chặt chẽ dòng tiền sau khi cho vay để kiểm soát khả năng trả nợ; tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ khoản vay để hạn chế rủi ro.

Tích cực, chủ động đôn đóc thu nợ đến hạn. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể để thu hồi đầy đủ, đúng hạn các khoản vay theo Nghị quyết 209, Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh đến hạn trả nợ trong năm 2019.

Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch xử lý các khoản nợ

tiềm ẩn rủi ro (kể cả nợ nhóm 1, nhóm 2), nợ đã cơ cấu, nợ chuyển nhóm cao hơn theo thông báo của CIC hoặc theo kết luận thanh tra nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh.

Thực hiện chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Agribank.

Thực hiện nghiên túc việc phân tích, đánh giá thực trạng từng khoản nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH17 của Quốc hội để xây dựng phương án xử lý nợ phù hợp. Tập trung mọi nguồn lực để xử lý, giảm nợ xấu thông qua các biện pháp nghiệp vụ theo quy định hiện hành của Agribank, của pháp luật. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao trách nhiệm của Tổ thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro tại đơn vị; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiêm, rõ biện pháp trong việc xử lý từng khoản nợ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ internet banking tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã duy tiên (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)