Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại trong bối cảnh chuyển đổi số (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Tuyển dụng được hiểu là quá trình thu hút, tìm kiếm và chọn lựa để đáp ứng nhu cầu sử dụng của đơn vị, tổ chức và bổ sung nhân lực cần thiết nhằm hoàn thành các mục tiêu của đơn vị. “Nói cách khác, tuyển dụng là quá trình cung ứng yếu tố đầu vào đặc biệt cho tổ chức, đó là yếu tố con người.

Quá trình tuyển dụng gồm: Chính sách thu hút, tìm kiếm và lựa chọn. Có chính sách thu hút, tìm kiếm tốt mới có cơ hội để tuyển chọn được lực lượng nhân sự có chất lượng, đồng thời uy tín của quá trình tuyển dụng của tổ chức được nâng lên góp phần thu hút được nhiều nhân tài giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mỗi tổ chức, đơn vị thì công tác tuyển dụng giữ vai trò hết sức quan trọng. Bởi khi công tác tuyển dụng được thực hiện hiệu quả thì tổ chức, đơn vị sẽ tuyển chọn được những ứng viên có năng lực, trình độ thực sự và phẩm chất đạo đức tốt;

và ngược lại nếu công tác tuyển dụng không được quan tâm đúng mức thì dẫn đến không tuyển được người có đức, có tài vào tổ chức. Khi thực hiện tuyển dụng cần giữ được các nguyên tắc: Tuyển dụng căn cứ vào nhu cầu công việc xác định số lượng cần tuyển, dựa trên việc phân tích các vị trí việc làm đưa ra các điều kiện, tiêu chí ứng tuyển; Tuyển dụng phải đảm bảo được tính công bằng, khách quan;” Cùng với việc thu hút, tìm kiếm và tuyển chọn các ứng viên thì công tác bố trí, sử dụng nhân lực cũng cần đảm bảo được người trúng tuyển phải được bố trí đúng vào vị trí việc làm khi tham gia ứng tuyển; Bởi khi được bố trí vào vị trí việc làm phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực của từng người thì sẽ tạo môi trường thuận lợi để người trúng tuyển có cơ hội phát huy sở trường, năng lực chuyên môn,

26

nghiệp vụ đã được đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Với mỗi vị trí, công việc khau nhau thì sẽ có hình thức tuyển dụng khác nhau, do vậy trước khi tổ chức tuyển dụng thì nhà quản trị cần xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể đối với từng vị trí, công việc.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn. Các hình thức đào tạo: Đào tạo mới: là việc thực hiện đào tạo dành cho những người lao động chưa qua đào tạo nhằm giúp cho họ có được trình độ chuyên môn, năng lực làm việc đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc đảm nhận trong tổ chức. Trong nhiều trường hợp, có thể do quá trình tuyển dụng không tuyển được những lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật phù hợp hoặc bởi một số nguyên nhân nào đó mà tổ chức, đơn vị buộc phải thực hiện đào tạo mới. Đào tạo lại là việc thực hiện đào tạo dành cho những người lao động đã được đào tạo những lĩnh vực chuyên môn đã đào tạo không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mà họ đang đảm nhận.

Phát triển nguồn nhân lực là hoạt động học tập giúp người lao động thực hiện công việc tốt hơn trong tương lai, phát triển mang tính chất dài hạn, góp phần giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn lao động đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như tạo động lực cho người lao động.

Các tiêu chí cần lưu ý khi xây dựng chính sách đào tạo và phát triển là: nhu cầu đào tạo được xác định thông qua hệ thống đánh giá hoạt động chính thức, chương trình đào tạo bồi dưỡng đảm bảo phù hợp với nhu cầu của người lao động, thực hiện hoạt động

Tiền lương

- Tiền lương, tiền công giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của người lao động, đó là phương tiện chủ yếu để NLĐ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Mức tiền lương, tiền công được chi trả cho người lao động căn cứ vào kết quả công việc của họ. Kết quả hoàn thành công việc mà càng cao thì thù lao nhận được phải cao,

27

mức tiền lương, tiền công phải được chi trả xứng đáng với những công sức mà người lao động đã bỏ ra.

- Tiền thưởng: là khoản tiền mà tổ chức, đơn vị trả cho NLĐ khi họ có những đóng góp vượt lên trên mức quy định. Khi đưa ra các chế độ thưởng cần căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển mà tổ chức đã đặt ra, đưa ra các tiêu chí cần rõ ràng, cụ thể và có tính định lượng cao đồng thời mức tiền thưởng phải đủ lớn để có thể kích thích người lao động hăng hái, phấn đấu đạt được.

- Phụ cấp: là khoản tiền bổ sung cho lương cấp bậc, chức vụ khi môi trường làm việc, điều kiện sinh họat có các yếu tố không ổn định hay công việc có mức độ phức tạp, ở một số trường hợp thì đây là một khoản tài chính dùng cho mục đich khuyến khích để hướng tới việc đạt được mục tiêu phát triển chung của đơn vị, tổ chức.

Các chính sách và biện pháp tạo động lực (tiền lương, khen thưởng, đề bạt, tạo cơ hội phát triển, ...) cho người lao động và CLNNL có mối quan hệ tác động lẫn nhau khá chặt chẽ. Chính sách tạo động lực tốt với những khuyến khích thỏa đáng, khách quan, công tâm và hợp lý (cả khen thưởng lẫn xử phạt) sẽ có tác dụng khơi dậy tiềm năng vốn có bên trong NNL, sẽ kích thích người lao động hăng hái làm việc, trau dồi kiến thức để nâng cao CLNNL, và người lao động có CL tốt sẽ được DN khuyến khích và cổ vũ bằng các chính sách tạo động lực tương ứng. Các chính sách tạo động lực ở đây bao gồm cả các biện pháp tài chính (như tiền lương, tiền thưởng, hoa hồng, ...) lẫn phi tài chính (đề bạt, điều kiện làm việc, đào tạo, vinh danh, khen thưởng, ...) và mỗi loại có những tác dụng khác nhau tùy theo hoàn cảnh sử dụng.

Do đó, để phát huy hết tác dụng tích cực của chúng, giúp cải thiện tối đa năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các DN cần kết hợp và vận dụng một cách nhuần nhuyễn các chính sách tạo động lực. Để khuyến khích người lao động tận tâm với công việc và gắn bó lâu dài với các tổ chức, ngoài việc phải đảm bảo thu nhập thỏa đáng, còn phải chú ý chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần và sức khỏe cho người lao động cả trong lẫn ngoài hàng rào trong các tổ chức, cả trong lẫn ngoài quá trình làm việc tại các tổ chức hiện nay.

Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc

28

Đánh giá thực hiện công việc là hoạt động đánh giá một cách có hệ thống và chính thức về tình hình thực hiện công việc của người lao động trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn đã thảo luận với người lao động. Công tác đánh giá thực hiện công việc gồm: xác định tiêu chí đánh giá, xác định phương pháp đánh giá, xác định người đánh giá, chu kỳ đánh giá, thực hiện đánh giá, phỏng vấn đánh giá.

Đánh giá thực hiện công việc là, hoạt động khuyến khích đội ngũ viên chức, người lao động làm việc tốt hơn, bởi khi đánh giá thực hiện công việc chính xác giúp đem lại sự công bằng với toàn bộ đội ngũ viên chức, người lao động, là một hình thức ghi nhận nỗ lực của người lao động.

Đồng thời, những viên chức, người lao động được phân loại đánh giá thực hiện công việc tốt sẽ tạo động lực phấn đấu cho những viên chức, người lao động khác giúp cải biến hành vi theo hướng tốt hơn. Người lao động tự đánh giá được năng lực của bản thân mình từ đó có lộ trình hoàn thiện trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tốt hơn trong lai.

Các nguyên tắc cần quan tâm khi đánh giá THCV nhằm giúp nâng cao chất lượng NNL là: Công việc phải được cập nhật đều đặn trong bảng mô tả công việc, các trách nhiệm của người lao động được xác định rõ ràng, tiêu chí đánh giá kết quả cụ thể, lãnh đạo thường xuyên giám sát, kiểm tra các chỉ tiêu giao cho nhân viên, việc đánh giá phải được thực hiện khách quan, nhân viên hài lòng với kết quả đánh giá và đánh giá kết quả thực hiện công việc góp phần kích thích nhân viên nâng cao năng lực.

Môi trường và điều kiện làm việc

Môi trường làm việc bao gồm không gian và thời gian làm việc. Môi tường làm việ linh động, về thời gian, thoải mái về không gian, phân chia khối lượng công việc hợp lý, hạn chế làm thêm giờ, có không gian để ăn uống, ngủ nghỉ vào giờ nghỉ trưa là các điều kiện làm việc cơ bản cần được đáp ứng. Điều kiện và môi trường làm việc không phù hợp hay bất tiện không những khiến người lao động không thể khai thác được tốt tiềm năng lao động của mình, mà còn là mối hiểm nguy thường trực đối với sức khỏe và sự an toàn của người lao động, là yếu tố trực tiếp gây ra tai nạn lao động. Cho nên, có thể nói, việc đảm bảo điều kiện và môi trường làm việc an toàn và phù hợp cho người lao động rất có

29

ý nghĩa không chỉ trong việc nâng cao CLNNL mà còn góp phần nâng cao được NSLĐ, hiệu quả giải quyết công việc và giảm bớt được gánh nặng tài chính cho xã hội, DN và gia đình người lao động. Một môi trường làm việc lý tưởng và điều kiện làm việc được đảm bảo sẽ đem đến cho người lao động tâm lý thoải mái, phấn chấn khi làm việc. Điều kiện làm việc càng tốt, môi trường làm việc thân thiện, thoải mái sẽ khiến cho mỗi viên chức, người lao động càng muốn gắn bó với tổ chức và thực hiện tốt công việc.

Phúc lợi

Phúc lợi: là khoản thù lao gián tiếp được chi trả dưới dạng hỗ trợ cho NLĐ, với mục đích giảm thiểu những khó khăn trong cuộc sống của họ, cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, khích lệ họ nâng cao năng suất cũng như hiệu quả công việc.

Đưa ra những hình thức khen thưởng xứng đáng và kịp thời khi người lao động có những nỗ lực phấn đấu trong công việc hoặc khi họ đạt được thành tích vượt mức độ quy định, để người lao động thấy mình được tôn trọng, và những đóng góp của họ đối với tổ chức được ghi nhận, trân trọng

Tiến hành tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc, tặng thưởng các danh hiệu, và thực hiện trao thưởng trước tập thể …

Tổ chức các phong trào thi đua lập thành tích giữa các cá nhân và tập thể.

Giúp đỡ, động viên người lao động khi họ gặp phải những khó khăn, vướng mắc và thực hiện khen ngợi, tuyên dương ngay khi họ đạt được thành tích tốt.

Tạo ra môi trường để người lao động có cơ hội thể hiện khả năng và năng lực của bản thân, khuyến khích họ phấn đấu và khẳng định mình.

Xây dựng bầu không khí tập thể gần gũi, thoải mãi để người lao động có thể giao lưu, chia sẻ với nhau, đem đến cho họ cảm giác thân thiện và muốn gắn bó với tổ chức.

Thường xuyên quan tâm đến NLĐ, động viên đúng lúc, đúng chỗ khi họ ốm đau, hiếu, hỉ, thai sản, …

Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ phúc lợi cho người lao động. Khi tổ chức có những chính sách phúc lợi, đãi ngộ tốt thì NLĐ sẽ có tinh thần hứng khởi, hăng hái để hoàn thành tốt các công việc, bên cạnh đó, họ còn có thêm cơ hội phát triển và cống hiến cho tổ chức nhiều hơn.

30 Sử dụng lao động

Sử dụng lao động phù hợp với năng lực là một yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc sử dụng lao động hiệu quả được đánh giá qua các tiêu chí: Bố trí lao động phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực; Cơ cấu nhân sự ở các bộ phận hợp lý; Có bảng mô tả công việc đối với từng vị trí làm việc; Có hệ thống thang điểm đánh giá chất lượng lao động; Lao động giỏi luôn được trọng dụng; Bố trí lao động phù hợp với tính cách và mong muốn của người lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại trong bối cảnh chuyển đổi số (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)