5.2. Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng khi chuyển đổi sang ngân hàng số
5.2.1. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo để nâng cao trí lực cho người lao động
Để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, tại các NHTM, đội ngũ lãnh đạo các cấp cần phải có đủ năng lực quản trị điều hành ngân hàng hiện đại và làm chủ công nghệ tiên tiến nhất. Các cán bộ có năng lực thực hiện các nghiệp vụ chuyên sâu theo từng nhóm sản phẩm; có phong cách dịch vụ chuyên nghiệp và đẳng cấp. Các NHTM cũng cần có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, có đạo đức nghề nghiệp làm nòng cốt, biết vận dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường TCNH trong tình hình cạnh tranh khốc liệt của thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả phân tích ở chương 4 cũng cho thấy kiến thức (chuyển đổi số, kiến thức ngoại ngữ), Kỹ năng nhận thức (tư duy sáng tạo, tư duy phản biện,tư duy logic), Kỹ năng hành vi (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột);
Tâm lực (bình tĩnh đối mặt với thử thách căng thẳng) là các tiêu chí đang có điểm trung bình thấp.
Thứ nhất, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng bổ sung nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng gắn với hoạt động chuyển đổi số, phát triển và vận hành mô hình ngân hàng số. Đẩy mạnh các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo định hướng chiến lược chuyển đổi số, tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới tư duy, sức sáng tạo, giúp cán bộ, nhân viên chủ động hơn, gạt bỏ dần tâm lý ngại thay đổi, ngại tiếp thu cái mới. Đào tạo chuyên sâu về chiến lược phát triển, quản trị rủi ro, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế vì đây là các nghiệp vụ có sự thay đổi rất lớn trong bối cảnh CĐS và đang thiếu hụt trên thị trường lao động. Đào tạo về triển khai các công nghệ số hiện đại, ứng dụng dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào phục vụ khách hàng trong ngân hàng số, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và nghiên cứu, ứng dụng tự động hóa quy trình bằng rô-bốt.
Thứ hai, tăng cường đào tạo kỹ năng bao gồm kỹ năng tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột và làm việc độc lập kỹ năng ra quyết định dựa trên dữ liệu, kỹ năng về vận hành
126
công nghệ số, tính tuân thủ về quy trình vận hành cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong môi trường CNTT.
Thứ ba, xây dựng, triển khai các chương trình bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức cán bộ ngân hàng, nâng cao ý thức và thực hành bảo mật an toàn thông tin trong ngân hàng.
Thứ tư, chuyển hóa và xây dựng các nội dung đào tạo sang hình thức bài giảng điện tử. Đa dạng các hình thức đào tạo bao gồm đào tạo tập trung, đào tạo trực tuyến (Msteam, Zoom…), Elearning.
Thứ năm, ứng dụng công nghệ Leaning Management System trong hoạt động đào tạo, làm cơ sở cho việc triển khai đào tạo theo lộ trình đào tạo và phù hợp với vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu về khung năng lực của Vietcombank.
Thứ sáu, xây dựng văn hóa học tập, sáng tạo, tổ chức, kiến tạo môi trường làm việc đổi mới, linh hoạt. Đẩy nhanh việc ứng dụng kết quả từ các sản phẩm nghiên cứu khoa học để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ bảy, có kế hoạch đào tạo các chuyên gia tài chính – ngân hàng có bằng cấp quốc tế.
127
Hộp 5.1. Văn hóa học tập cải thiện năng suất làm việc- AMWAY
Nguồn: Thế Trung (2020) Techcombank là một trong các ngân hàng có chính sách đào tạo và phát triển nhân viên rất tốt mà các ngân hàng có thể tham khảo. Tại Techcombank các nhân viên được tham gia nhiều khóa học khác nhau với nội dung đa dạng vừa phát triển kỹ năng chuyên môn, vừa phát triển kỹ năng mềm để có thể thích ứng với sự thay đổi trong guồng quay thời đại. Các chương trình đào tạo và phát triển không chỉ phát triển trong nước và còn ở các nước tiên tiến, các cán bộ nguồn được cử đi học hỏi, tham khảo mô hình ngân hàng tiên tiến ở các nước phát triển. Ở Techcombank, văn hoá học tập được tạo dựng và lan truyền. Ban lãnh đạo định hướng xây dựng Techcombank bank là một tổ chức học tập liên
128
tục (Tranining and development organization) nơi việc học tập, đào tạo luôn được đề cao, chia sẻ, tạo điều kiện cho người lao động phát triển bản thân.
Hộp 5.2. SeABank- Phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến (LMS & E-learning)