5.1. Dự báo các thay đổi ảnh hưởng đến NHTM Việt Nam và nhân viên
5.1.1. Dự báo các thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động NHTM Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam chuyển đổi số được đề cập như là một trong những trụ cột chính trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 của Đại hội XIII. Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu và định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Tại Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình "Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", tài chính-ngân hàng được xác định là một trong tám lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có thể thay đổi nhận thức nhanh nhất, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao.
Hình 5.1. Chủ trương, định hướng về chuyển đổi số Nguồn: Ngân hàng nhà nước
117
Để triển khai thực hiện các chương trình, đề án của Chính phủ, theo Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đã đặt ra các mục tiêu rất cụ thể đến năm 2025 như:
50% các nghiệp vụ ngân hàng được số hóa; 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; 50% khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng khách hàng cá nhân được số hóa, tự động;..
Hình 5.2. Định hướng của Ngân hàng nhà nước về chuyển đổi số
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
118
Hình 5.3. Các quyết định NHNN ban hành liên quan đến chuyển đổi số Nguồn: Ngân hàng nhà nước Theo đó, trong thời gian tới NHNN sẽ tập trung: (i) hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số ngân hàng;(ii) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; (iii) Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ và tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động liên tục Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, các hệ thống thông tin quan trọng của NHNN; tăng cường tích hợp, kết nối với các bộ, ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số; nâng cao chất lượng phục vụ và tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng; (iv) Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về ứng dụng kỹ thuật số và những lưu ý để phòng, tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử…
119
Hình 5.4. Quan điểm của Ngân hàng nhà nước về chuyển đổi số Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định trong sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng diễn ra vào ngày 04/08/2022: “Ngành ngân hàng đang đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), sự đi đầu này vừa có nguyên nhân khách quan là áp lực của hội nhập quốc tế vừa có nguyên nhân chủ quan là sự vào cuộc mạnh mẽ của lãnh đạo ngành ngân hàng. Chuyển đổi số ngành ngân hàng là thay đổi cách làm ngân hàng. Chuyển đổi số là ngân hàng số, kỹ thuật số, là di dộng. Ngành ngân hàng rất nên đi đầu thử nghiệm các mô hình mới, chuyển đổi cách làm toàn phần.
Chuyển cách làm từng phần sang cách làm toàn diện”
Là một trong những ngành đầu tiên ban hành Kế hoạch chuyển đổi số, với mục tiêu cụ thể cần đạt được trong các hoạt động ngân hàng như: Nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số; có doanh thu từ kênh số đạt trên 30%; số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số... Đặc biệt, các dịch vụ thanh toán số hóa 100%, còn về giải ngân cho vay của các ông ty tài chính với các khoản cho vay nhỏ lẻ lên tới 70%.
120
Về khuôn khổ pháp lý, NHNN đã ban hành Thông tư hướng dẫn mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ bằng phương thức điện tử (eKYC); hoàn thiện Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng (Sandbox); ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn chung (QR Code, tiêu chuẩn thẻ Chip); ban hành các quy định về an toàn, bảo mật thông tin trong hoạt động Ngân hàng... Đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng thương mại đều đang đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái tích hợp toàn bộ hệ thống, hướng tới kết nối liên thông toàn bộ thông tin với các bộ, ngành liên quan.
Ngoài ra về mặt ứng dụng công nghệ, nhiều ngân hàng thương mại đã và đang triển khai các ứng dụng Bigdata, AI, Cloud Computing... Đến nay, NHTM đang hướng vào triển khai công nghệ API, Openbanking kết nối mở rộng hệ sinh thái cung ứng dịch vụ.
Đáng chú ý, nhờ chuyển đổi số, chỉ số chi phí/doanh thu giảm 30-40%, giúp các ngân hàng tiết giảm chi phí, từ đó không thu phí chuyển tiền...
Hình 5.5. Các khuôn khổ pháp lý cho chuyển đổi số của NHTM
Nguồn: Ngân hàng nhà nước
121
Theo Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank): “Việc chuyển đổi số của ngân hàng đang tiến hành mạnh mẽ và người dân được hưởng lợi. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng đứng trước thách thức phải mở rộng hệ sinh thái, áp lực chuyển đối, kết nối nhiều hơn.” Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, vướng mắc, nhất là về định danh, xác thực điện tử…; kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin còn bất cập, kết nối, khai thác dữ liệu dân cư, bảo hiểm, thuế… còn ở phạm vi hẹp; sự tham gia phối hợp các doanh nghiệp công nghệ tài chính còn hạn chế; tội phạm công nghệ cao với hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn; các nguồn lực, nhất là nhân lực trình độ cao cho chuyển đổi số còn thiếu hụt, trong đó có nhân lực công nghệ thông tin.
Còn theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động sâu rộng tới các quốc gia.
Nêu rõ cần xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, Thủ tướng nhấn mạnh một số yêu cầu đặt ra như thúc đẩy thay đổi tư duy, phương pháp luận, phương thức làm việc của ngành ngân hàng theo hướng hiện đại; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, phát triển xã hội số, kinh tế số, tiết giảm chi phí, bảo đảm an toàn, đổi mới, phát triển; đẩy mạnh tích hợp, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để từng bước xây dựng hệ sinh thái công dân số.”
Thực trạng này đòi hỏi NHNN và các NHTM cần phải có quyết tâm cao, nỗ lực hết mình, hành động quyết liệt hơn nữa trong các kế hoạch chuyển đổi số; cần đánh giá kỹ tình hình, kết quả, nguyên nhân, hạn chế, bất cập, đánh giá liên tục các bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế; phân tích, dự báo tình hình sắp tới, xác định mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; xây dựng chương trình chuyển đổi số toàn ngành với lộ trình, giải pháp và nguồn lực phù hợp, cụ thể.