CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Trong nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực được đo bằng các tiêu chí như: thể lực, kỹ năng, thái độ, phẩm chất đạo đức người lao động với công việc đang thực hiện. công việc đang thực hiện. Đây là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, vừa là khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các mối quan hệ xã hội. Cụ thể, các tiêu chí phản ánh tình trạng thể lực; tiêu chí phản ánh trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật; và tiêu chí phản ánh phẩm chất đạo đức như sau:
Tiêu chí phản ánh tình trạng thể lực:
Tình trạng thể lực hay còn được gọi là tình trạng sức khỏe/ sức khỏe thể lực của một người bất kì.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO. 2006), “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, mà không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay thương tật nào.” Như vậy, nói đến sức khỏe là nói đến không chỉ vấn đề về thể lực đơn thuần (tức cân nặng, chiều cao, tình trạng bệnh lý) mà còn bao gồm cả những yếu tố về tinh thần, tâm sinh lý của con người, mức độ thoải mái của con người về hoàn cảnh sống cũng như môi trường làm việc và môi trường xã hội. Không những thế, tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực có tác động khá lớn đến năng suất lao động của từng cá nhân người lao động nói riêng, và của cả tổ chức, doanh nghiệp, xã hội nói chung.
Cụ thể:
Sức khỏe Thể chất: Được thể hiện ở việc nhanh nhẹn, dẻo dai trong khi thực hiện công việc, đủ sức khoẻ để làm thêm giờ khi cần thiết cũng như trong thực hiện công việc và không có bệnh mãn tính.
31
Sức khỏe Tinh thần : thể hiện ở việc tự tin để hoàn thành công việc tốt; bình tĩnh đối mặt với những thử thách căng thẳng trong cuộc sống và công việc, lạc quan, vui vẻ, tích cực khi thực hiện công việc
Sức khoẻ Xã hội: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi tập thể.
Tiêu chí phản ánh Trí lực
Trí lực của nguồn nhân lực thể hiện trí tuệ, trình độ học vấn khả năng làm việc, kỹ năng, năng lực cần thiết. Trí lực được đo lường bởi trình độ văn hoá, kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhận thức và kỹ năng hành vi.
Trình độ văn hóa của người lao động là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức cơ bản, phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ học vấn cao giúp cho khả năng học tập, tiếp thu và ứng dụng các khoa học kỹ thuật hiện đại vào thực tiễn một cách nhanh chóng, bên cạnh đó còn góp phần xây dựng văn hóa cơ quan, đơn vị tạo ra môi trường làm việc tốt cho nguồn nhân lực. “Trình độ học vấn được thể hiện qua các quan hệ tỉ lệ: Trình độ tiểu học; Trung học cơ sở; Phổ thông; Trung cấp; Cao đẳng; Đại học và Sau đại học.
Đây là tiêu chí quan trọng, phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và có tác động khá lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển của một đơn vị, tổ chức nói riêng.
Kiến thức
Khác với trình độ văn hoá được đo lường bằng các bằng cấp, kiến thức là sự hiểu biết của người lao động tích luỹ trong quá trình học tập, làm việc giúp họ thực hiện tốt các công việc hiện tại và tương lai. Khả năng vận dụng kiến thức, sự đầy đủ kiến thức cần pahir có cũng như kinh nghiệm là các tiêu chí kiến thức quan trọng đề đo lường chất lượng nguồn nhân lực.
Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn kỹ thuật được phát triển dựa trên cơ sở trình độ học vấn của
32
người lao động. Nếu trình độ học vấn phản ánh sự hiểu biết những kiến thức nền tảng của người lao động về lĩnh vực đang hoạt động thì kỹ năng chuyên môn kỹ thuật là tiêu chí phản ánh sự hiểu biết chuyên sâu đối với lĩnh vực mà người lao động đang hoạt động, cho thấy những kỹ năng, năng lực đặc biệt của họ thông qua việc đào tạo chuyên sâu hoặc tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong suốt quá trình học tập và lao động. Không những thế, tiêu chí này cho thấy người lao động có khả năng đảm nhận được những công việc phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết kỹ lưỡng về công việc được giao; và có khả năng đáp ứng tốt những yêu cầu cao của kỹ thuật công nghệ. .
Kỹ năng nhận thức
Kỹ năng nhận thức là kỹ năng liên quan đến năng lực học tập suốt đời, thể hiện khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới trong quá trình học tập, thực hiện công việc. Kỹ năng nhận thức được đo lường bằng tư duy lô gic, tư duy sáng tạo và tư duy phản biện.
Kỹ năng hành vi
Kỹ năng hành vi liên quan đến hành vi thực hiện công việc của người lao động bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc độc lập.
Tiêu chí đánh giá về tâm lực (thái độ, hành vi, trách nhiệm) của người lao động Tâm lực, chính là tác phong, tinh thần – ý thức trong lao động như: tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ, ...), có ý thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp chuyên môn, sáng tạo, năng động, kỷ luật và trách nhiệm trong công việc; có khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm và có khả năng hội nhập trong môi trường đa dạng. Tâm lực tạo ra động cơ bên trong của chủ thể, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người. Nói cách khác, tâm lực góp phần vào việc phát huy vai trò của các yếu tố thể lực và trí lực của con người với tư cách nguồn nhân lực của xã hội, do đó, nâng cao tâm lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao CLNNL.
Tâm lực được đo lường bằng ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành các quy định, nội quy khi thực hiện công việc; tình thần trách nhiệm trong công việc; tinh thần làm việc cao;
tự chủ và tự chịu trách nhiệm khi thực hiện công việc; năng động sáng tạo và đổi mới; có tinh thần học hỏi và cầu tiến, sự hài lòng trong công việc.
33