Chuyển đổi số trong các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại trong bối cảnh chuyển đổi số (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.5. Chuyển đổi số trong các Ngân hàng thương mại

- Cấp độ 1: Số để số hóa hoạt động: Là việc chuyển dịch thông tin, số liệu từ môi trường giấy tờ, thủ công lên môi trường số; nâng cao tính sẵn sàng, khả năng truy cập của dữ liệu.

- Cấp độ thứ hai là số hóa quy trình. Tăng mức độ tự động hóa, cải thiện, tối ưu hóa các quy trình, mối quan hệ trong tổ chức Thông qua việc ứng dụng công nghệ số.

34

- Cấp độ thứ ba chuyển đổi số. Thay đổi toàn diện qua tích hợp công nghệ số vào chiến lược kinh doanh, con người, quy trình, dữ liệu ... để tạo giá trị mới.

Vai trò của chuyển đổi số với ngành ngân hàng:

35

Chuyển đổi số với ngành ngân hàng là thay đổi toàn diện về tổ chức, văn hóa, cách thức làm việc, mô hình kinh doanh, thiết kế cung ứng sản phẩm, dịch vụ, và các mặt hoạt động ngân hàng khác dựa trên công nghệ, dữ liệu và đổi mới sáng tạo để tạo giá trị mới, thấu hiểu và phục vụ khách hàng tốt hơn. Chuyển đổi số giúp ngân hàng đáp ứng xu hướng khách hàng chuyển dịch mạnh sang kênh số, tăng cường trải nghiệm khách hàng, đối phó hiệu quả với thách thức cạnh tranh từ Fintech/ BigTech; Rút ngân hàng giảm chi phí, cải thiện hiệu quả vận hành, tạo nguồn thu từ khách hàng mới, tăng tốc độ đưa sản phẩm dịch vụ ra thị trường, trở thành tổ chức có năng lực số, vận hành linh hoạt, ra quyết định chính sách nhanh nhẹn, phù hợp dựa trên sự thông tỏ dữ liệu.

Các hình thái ngân hàng số:

Ngân hàng truyền thống: ngân hàng truyền thống nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ số để số hóa hoạt động (Bao gồm cả việc cung ứng sản phẩm dịch vụ và tổ chức quản trị nội bộ trên nền tảng số).

Non-bank: Các tổ chức phi ngân hàng (non-bank) như Fintech/ Bigtech. Với ưu thế về tập khách hàng lớn và khả năng thu thập phân tích dữ liệu tham gia vào lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng.

Cụ thể về các hình thái ngân hàng số như sau:

- Ngân hàng truyền thống thiết lập thương hiệu hoặc kinh phân phối ngân hàng số thông qua việc thiết kế, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động mới tập trung vào trải nghiệm của người dùng, nâng cao và khác biệt với sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện hữu đang có., hình thái này tận dụng tối đa nguồn lực ( hạ tầng văn phòng…) và sử dụng giấy phép hoạt động của ngân hàng.

- Ngân hàng truyền thống thiết lập một ngân hàng số mới độc lập. Mô hình hoạt động của ngân hàng số mới hoàn toàn độc lập với ngân hàng mẹ toàn bộ hệ thống Back- end đến Front End Hoặc xây dựng một ngân hàng số mới hoàn toàn dựa trên nền tảng cốt lõi công nghệ số với giấy phép riêng.

- Ngân hàng số kiểu mới (non bank). Tổ chức phi ngân hàng hợp tác với các ngân hàng truyền thống để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng dịch vụ tài chính (neo bank).

- Ngân hàng thách thức ( challengers bank) Các ngân hàng nhỏ, mới Được cấp giấy phép, lựa chọn mô hình phát triển chỉ trên nền tảng số và đặt mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thốngChuyển đổi số trong ngân hàng có ba cấp độ. Cấp độ thứ

36

nhất số hóa thông tin. Là việc chuyển dịch thông tin, số liệu từ môi trường giấy tờ, thủ công lên môi trường số; nâng cao tính sẵn sàng, khả năng truy cập của dữ liệu. Cấp độ thứ hai là số hóa quy trình. Tăng mức độ tự động hóa, cải thiện, tối ưu hóa các quy trình, mối quan hệ trong tổ chức Thông qua việc ứng dụng công nghệ số. Cấp độ thứ ba chuyển đổi số.

Thay đổi toàn diện qua tích hợp công nghệ số vào chiến lược kinh doanh, con người, quy trình, dữ liệu ... Để tạo giá trị mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại trong bối cảnh chuyển đổi số (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)