Kỹ thuật bào chế gel mỹ phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế một số dược phẩm, mỹ phẩm dùng trên da bị viêm và dị ứng từ dương cam cúc di thực (matricaria chamomilla l ) (Trang 43 - 48)

Gel là dạng thuốc mỡ được cấu tạo bởi các chất lỏng được gel hóa nhờ các tác nhân tạo gel thích hợp [5].

Yêu cầu của gel mỹ phẩm dùng trên da dùng trên da phải có tính rửa sạch các chất dầu nhờn, bụi bám trên bề mặt da nhưng không được làm khô da, kích ứng da. Phải dễ rửa, không gây cảm giác trơn nhờn hay khô rát da sau khi rửa, có thể chất, màu sắc, hương thơm phù hợp với thị hiếu của người sử dụng.

1.5.2 Tá dược

Tá dược là dẫn chất từ dầu oliu có tính tẩy rửa nhẹ có thể kể như Olivem 300 (Olive Oil Peg – 7 Esters), Olivem 400 (Natri Peg-7 Olive Oil Carboxylat) là những chất hoạt động bề mặt anionic có khả năng tẩy rửa nhẹ nhàng, kết hợp tốt với hầu hết các hệ phổ biến cationic, nonionic… có khả năng tăng cường độ mềm

mịn trong các sản phẩm tẩy rửa, tăng cường thể tích bọt mịn và làm bền bọt [1].

1.5.3 Kỹ thuật bào chế gel

Gel có thể được tạo thành do trương nở các tá dược gel trong nước nhưng thường các gel này có độ nhớt thấp. Để phù hợp làm tá dược thuốc mỡ, gel thường được điều chỉnh pH (dung dịch carbomer) bằng kiềm hay mono, di, triethanolamin để tăng độ đặc của gel. Việc chọn nồng độ thích hợp của dẫn xuất dầu oliu (olivem 1000) trong nước cũng tạo gel.

1.5.4 Đánh giá chất lượng gel mỹ phẩm

1.5.4.1 Đánh giá các chỉ tiêu lý hoá của gel mỹ phẩm

Các chỉ tiêu lý hoá của gel mỹ phẩm được đánh giá tương tự kem thuốc.

1.5.4.2 Đánh giá một số đặc tính chính của mỹ phẩm dùng trên da

Phương pháp đánh giá độ an toàn của mỹ phẩm trong phòng thí nghiệm Dùng thử nghiệm tế bào hồng cầu (RBCT) để đánh giá khả năng gây kích ứng niêm mạc theo nguyên tắc thử cho chất thử nghiệm tiếp xúc với tế bào hồng cầu. Hiện tượng tiêu huyết (L) kết hợp với sự biến tính của protein (D) sẽ xác định những ảnh hưởng bất lợi của sản phẩm lên màng tế bào chất. Thử nghiệm đo nồng độ haemoglobin phóng thích bằng quang phổ. Sự tương quan giữa tỷ số tiêu huyết và sự biến tính L/D được tính ở mỗi mẫu chỉ ra sự tương quan với việc gây kích ứng niêm mạc ở thí nghiệm in vivo. Giá trị L/D cao chứng tỏ chất thử nghiệm có tính kích ứng thấp, nghĩa là có độ an toàn cao.

Dùng thử nghiệm RBCT để nghiên cứu tính kích ứng niêm mạc của các chất hoạt động bề mặt khi dùng riêng lẻ hay dùng chung với hỗn hợp các chất. Sergio Amari và các cộng sự của hãng Technical Service, B&T, Milan (Ý) đã làm các thử nghiệm RBCT, kết quả là tính kích ứng của chất hoạt động bề mặt giảm đáng

kể khi dùng kết hợp các dẫn chất từ dầu oliu [1], [43], [86].

Khi so sánh tương tác của dung dịch SLES với SPOC và OPE trong RBCT nhận thấy hỗn hợp B và C có kết hợp với thành phần từ dầu oliu có tính kích ứng thấp hơn khi dùng một mình SLES, kết quả thể hiện qua hình 1.7.

Phương pháp đánh giá độ an toàn của mỹ phẩm trên người tình nguyện Phương pháp đánh giá độ an toàn bằng thử nghiệm áp hay dán

Thử nghiệm dán để kiểm tra tình trạng da có bị phản ứng với các chất thử nghiệm do tiếp xúc hay không. Thử nghiệm mức độ an toàn của sản phẩm trên 20 - 25 người tình nguyện khỏe mạnh, không bị dị ứng da, không bị bệnh về da. Đặt miếng dán và đọc kết quả với quãng thời gian là 30 phút, 24 giờ, 48 giờ, 96 giờ...

[27], [35], [43], [65], [99], đánh giá kết quả theo điểm số ở bảng 1.5.

Bảng 1.5 Tiêu chuẩn điểm đối với phản ứng da trên Patch Test

Sản phẩm có điểm số trong khoảng 0-0,5 được xem là không gây kích ứng da.

Phản ứng Điểm

Không thấy phản ứng 0

Có ban không đáng kể 0,5

Có ban nhẹ 1,0

Có ban đỏ vừa 2,0

Có ban đỏ nhiều, lan rộng 3,0

Các hỗn hợp

L/D(Lysis/Denaturation

A:SLES + H2O SLES: Natri Lauryl Ether Sulphat B:SLES + 20% SPOC OPE: Olive Oil PEG-7 Ester

C: SLES +10% SPOC +10% OPE SPOC: Natri PEG-7OliveOil Carboxylat

Hình 1.7 So sánh tương tác của SLES với SPOC và OPE trong RBCT

Phương pháp đánh giá khả năng rửa sạch của mỹ phẩm

Thử trên 20-30 người tình nguyện, có da bình thường hay hơi nhờn, khỏe mạnh, không bị dị ứng với mỹ phẩm, không bị bệnh về da. Nơi thử thường là ở vùng trán, má hay mũi, miệng [8], [43].

Phương pháp đánh giá

Dùng hồng ngoại biến đổi FTIR để đánh giá trước và sau sử dụng sản phẩm làm sạch. Sự khác biệt này đánh giá tính rửa sạch của sản phẩm vì FTIR có thể xác định số lượng, chất lượng các chất trên da. Có thể đánh giá tính rửa sạch dựa trên mức độ bã nhờn, kết hợp với hình ảnh kỹ thuật số [8], [43], [97].

Phương pháp đánh giá khả năng giữ ẩm trên người tình nguyện

Để đánh giá tính giữ ẩm của sản phẩm, người ta thường thử nghiệm trên khoảng 10-20 người tình nguyện với đối tượng từ 20-55 tuổi, sức khỏe tốt, da thường hoặc khô không dị ứng với mỹ phẩm. Nơi thử là mặt, trán, má, cẳng tay.

Cần khoảng 30 phút làm quen với môi trường đo, môi trường đo được tiêu chuẩn ở nhiệt độ 20-25 oC, độ ẩm 40-60%.

Cách đánh giá trước tiên dựa trên cảm quan, quan sát màu sắc, sự khô da, tróc vảy, thô ráp,… kết hợp với các chỉ số đo lường bằng các thiết bị. So sánh trước và sau khi dùng sản phẩm để đưa ra kết luận [8], [43], [96].

Phương pháp đánh giá khả năng chống nhờn trên người tình nguyện Để đánh giá sản phẩm có khả năng không bị nhờn, làm giảm chất nhờn dựa vào kết quả đo mức bã nhờn đơn vị tính bằng μg/cm2 (Sebumeter), bằng số bã nhờn (Sebufix) trước và sau khi sử dụng sản phẩm so với đường nền nhóm đối chứng sau 2, 4, 6, 8 giờ. Thời gian theo dõi tác dụng của sản phẩm có thể sau 1, 2, 4, 8 tuần hay 1-3 tháng [8], [43], [90].

Nguyeõn lyự ủo

Thiết bị đo độ nhờn của da có độ chính xác cao, phép đo dựa trên hình ảnh quang, đo mức độ chiếu sáng của một nguồn ánh sáng qua dải băng trong suốt ép lên bề mặt da, qua đó xác định được biên độ của nguồn sáng để đánh giá số lượng chất béo bám lên dải băng [44] được thể hiện ở hình 1.8.

Cách đo bằng đầu dò Kết quả đo trên Sebufix Hình 1.8 Cách đo trên máy đo độ nhờn da (Sebumeter) và kết quả đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế một số dược phẩm, mỹ phẩm dùng trên da bị viêm và dị ứng từ dương cam cúc di thực (matricaria chamomilla l ) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(241 trang)