Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2 Điều chế sản phẩm trung gian từ Dương cam cúc
3.2.2 Cao toàn phần Dương cam cúc
3.2.2.1 Phương pháp điều chế
Điều chế cao bằng phương pháp CO2 siêu tới hạn
Qua thí nghiệm thăm dò, điều kiện chiết bằng dung môi CO2 SCF tinh khiết hầu như không chiết được flavonoid. Khi cho thêm vào dung môi 5% ethanol và điều kiện ở 40 oC, 120 atm, 4 giờ, kết quả chiết được hỗn hợp cao TP có chứa flavonoid nhưng hàm lượng thấp (hiệu suất 23,5%). Sau khi thăm dò thêm một số điều kiện kết hợp với kinh nghiệm nghiên cứu ở các nước [87], [95], thí nghiệm được ngừng lại để chờ hoàn thiện thiết bị, đáp ứng điều kiện nghiên cứu.
Điều chế cao bằng phương pháp ngấm kiệt Kết quả thử nghiệm thăm dò
Đã xác định được kích thước bột dược liệu, hàm lượng ethanol, tỷ lệ dược liệu: dung môi và thời gian ngâm lạnh để có được hàm lượng flavonoid TP tốt.
Ảnh hưởng của kích thước dược liệu
Kết quả hàm lượng flavonoid TP theo kích thước bột dược liệu (thô, nửa mịn, mịn) bằng phương pháp cân được trình bày ở bảng 3.19 và PL 23.
Bảng 3.19 Biến đổi hàm lượng flavonoid theo kích thước bột dược liệu Kích thước dược liệu Bột thô Bột nửa mịn Bột mịn
HL flavonoid TP (%) 3,36 4,53 4,63 Kết quả
xử lý thoáng keâ
n=5
SD=0,04 μ=3,36±0,04
n= 5 SD=0,05 μ=4,53±0,05
n= 5 SD=0,07 μ=4,63±0,07
Hàm lượng flavonoid TP của dịch chiết từ bột nửa mịn là khác nhau có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) so với bột thô và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với bột mịn. Hơn nữa, bột mịn cho dịch chiết nhiều tạp. Chọn bột nửa mịn để nghiên cứu chiết xuất.
Ảnh hưởng của hàm lượng ethanol
Kết quả hàm lượng flavonoid TP theo hàm lượng ethanol (40%, 60%, 70%) bằng phương pháp cân được trình bày ở bảng 3.20 và PL 24.
Bảng 3.20 Biến đổi hàm lượng flavonoid theo hàm lượng ethanol
HL ethanol 40% 60% 70%
HL flavonoid
TP (%) 3,60 4,50 4,58
Kết quả xử lý thoáng keâ
n=5
SD=0,05 μ=3,60±0,05
n= 5 SD=0,04 μ=4,5±0,04
n= 5 SD=0,06 μ=4,58±0,06
Hàm lượng flavonoid TP của dịch chiết từ ethanol 60% là khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05), so với ethanol 40% và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với ethanol 70%. Vậy chọn ethanol 60% để điều chế cao.
Ảnh hưởng của tỷ lệ dược liệu: dung môi
Kết quả hàm lượng flavonoid TP theo tỷ lệ dược liệu: dung môi (1:4,5;
1:5,5; 1:6,5) bằng phương pháp cân được trình bày ở bảng 3.21 và PL 25.
Bảng 3.21 Biến đổi hàm lượng flavonoid theo tỷ lệ dược liệu: dung môi
Tyỷ leọ DL:DM 1:4,5 1:5,5 1:6,5
HL flavonoid TP (%) 3,99 4,57 4,60 Kết quả
xử lý thoáng keâ
n=5
SD=0,11 μ=3,99±0,11
n= 5 SD=0,08 μ=4,57±0,08
n= 5 SD=0,07 μ=4,60±0,07
Hàm lượng flavonoid TP của dịch chiết từ tỷ lệ dược liệu: dung môi 1:5,5 là khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tỷ lệ dược liệu: dung môi 1:4,5 và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với tỷ lệ dược liệu: dung môi 1:6,5. Vậy
chọn tỷ lệ dược liệu: dung môi 1:5,5 để điều chế cao.
Kết quả xác định thời gian ngâm lạnh
Kết quả hàm lượng flavonoid TP thu được bằng phương pháp ngấm kiệt theo thời gian được trình bày ở PL 26. Từ kết quả khảo sát, chọn thời gian ngâm lạnh là 24 giờ. Hàm lượng flavonoid TP sau 24 giờ khác nhau không có ý nghĩa thống kê so với sau 30 giờ (p>0,05).Vậy chọn thời gian ngâm lạnh là 24 giờ.
Qui trình điều chế cao bằng phương pháp ngấm kiệt
Kết quả qui trình điều chế, xử lý dịch chiết DCC bằng NK (sơ đồ 3.5).
Ngâm lạnh bằng ethanol 60%, 24 giờ Rút dịch chiết tốc độ 2 ml/phút Bột hoa (10 kg) xay nửa mịn (355/180)
Làm ẩm bằng ethanol 60%, 3 giờ
Dịch chiết đầu (8kg)
Cao lỏng 1:1 (10 kg) Xác định HL
flavonoid TP
Dòch chieát sau (45 kg)
Caát thu hoài ethanol, theâm ethanol 90%, để lắng, lọc
Chiết tiếp, ép bã
Caát thu hoài ethanol
Xác định HL
flavonoid TP Dịch lọc đã loại tạp (9,4 kg)
Cao toàn phần (3,2 kg)
Cô dưới áp suất thấp Xác định HL
flavonoid TP
Sơ đồ 3.5 Qui trình điều chế cao toàn phần bằng phương pháp ngấm kiệt Khảo sát tính chất của dịch chiết ngấm kiệt
Kết quả bảng 3.22 xác định tỷ lệ cắn khô và hàm lượng flavonoid của dịch chiết NK trước và sau loại tạp bằng phương pháp NK theo qui trình ở sơ đồ 3.5.
Bảng 3.22 Kết quả tỷ lệ cắn khô và hàm lượng flavonoid của dịch chiết ngấm kiệt STT Tỷ lệ cắn khô % Hàm lượng % flavonoid TP
Trước loại tạp Sau loại tạp Trước loại tạp Sau loại tạp 1
2 3 4 5
12,6 12,0 13,2 12,9 11,8
11,5 12,0 12,4 12,6 11,8
4,50 4,44 4,53 4,51 4,46
4,32 4,29 4,33 4,30 4,25
TB 12,5 ± 0,59 12,1 ± 0,44 4,49 ± 0,04 4,30 ± 0,03 Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần của cao ngấm kiệt
Hàm lượng flavonoid TP trung bình xác định từ các mẫu cao DCC điều chế bằng phương pháp ngấm kiệt được trình bày ở bảng 3.23.
Bảng 3.23 Kết quả hàm lượng flavonoid trung bình của cao Dương cam cúc Mẫu Khối lượng
cao TP (g)
Khối lượng caén (g)
Hàm lượng % flavonoid TP
Kết quả xử lí thoáng keâ
1 10 1,338 13,38
2 10 1,335 13,35
3 4 5
10 10 10
1,340 1,342 1,340
13,40 13,42 13,40
n = 5 x=13,39%
SD=0,03%
CV=0,20%
μ=13,39 ± 0,03%
Hàm lượng flavonoid TP trong cao DCC chiết bằng NK đạt khoảng 13,39%.
Điều chế cao bằng phương pháp đun hồi lưu Kết quả thử nghiệm thăm dò
Dựa trên kết quả thăm dò thu được về kích thước dược liệu nửa mịn và hàm lượng ethanol 60% từ phương pháp ngấm kiệt, tiếp tục khảo sát tỷ lệ dược liệu:
dung môi và thời gian đun trong phương pháp đun hồi lưu.
Kết quả xác định tỷ lệ dược liệu: dung môi (bảng 3.24 và PL 27)
Theo kết quả bảng 3.24 trong phương pháp đun hồi lưu tỷ lệ dược liệu: dung môi được chọn là 1:4,5 vì hàm lượng flavonoid TP của cao lỏng ở tỷ lệ này khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với tỷ lệ 1:3,5 và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với tỷ lệ 1:5,5.
Bảng 3.24 Biến đổi hàm lượng flavonoid theo tỷ lệ dược liệu: dung môi Tyỷ leọ DL:DM 1:3,5 1:4,5 1:5,5 HL flavonoid TP (%) 3,95 4,63 4,72 Kết quả
xử lý thoáng keâ
n=5
SD=0,13 μ=3,95±0,13
n= 5 SD=0,06 μ=4,63±0,06
n= 5 SD=0,08 μ=4,72±0,08 Kết quả xác định thời gian đun hồi lưu
Kết quả hàm lượng flavonoid TP thu được bằng phương pháp đun hồi lưu theo thời gian được trình bày ở PL 28.
Từ kết quả khảo sát thăm dò, chọn thời gian đun hồi lưu lần 1 và lần 2 đều là 2 giờ.
Qui trình điều chế cao bằng phương pháp đun hồi lưu
Kết quả qui trình điều chế, xử lý dịch chiết DCC bằng ĐHL ở sơ đồ 3.6.
Ethanol 60%
Dòch chieát 1 (15kg) Ethanol 60%
Caát thu hoài ethanol Bột hoa (10 kg) xay nửa mịn (355/180)
Ngâm với dung môi 2 giờ Chiết nóng 2 giờ ở 80 oC, lọc
Dược liệu đã chiết lần 1
Dòch chieát 2 (25 kg) Chiết nóng 2 giờ (80 oC), lọc, ép bã
Dũch chieỏt ẹHL Xác định hàm lượng
flavonoid TP Cao lỏng (10 kg)
Xác định hàm lượng flavonoid TP
Cao toàn phần (3,2 kg)
Cô dưới áp suất thấp Caát thu hoài ethanol, theâm ethanol 90%, để lắng, lọc Cao lỏng đã loại tạp (9 kg)
Xác định hàm lượng flavonoid TP
Sơ đồ 3.6 Qui trình điều chế cao toàn phần bằng phương pháp đun hồi lưu
Trong qui trình điều chế cao toàn phần bằng phương pháp đun hồi lưu, nhiệt độ ở 80 oC có thể làm chuyển dịch đối lưu dung môi thay cho khuấy trộn mà không ảnh hưởng đến hoạt chất.
Khảo sát tính chất của dịch chiết đun hồi lưu
Kết quả (bảng 3.25) xác định tỷ lệ cắn khô và hàm lượng flavonoid TP của dịch chiết trước và sau loại tạp bằng phương pháp ĐHL theo qui trình sơ đồ 3.6.
Bảng 3.25 Kết quả tỷ lệ cắn khô và hàm lượng flavonoid của dịch chiết đun hồi lưu STT Tỷ lệ cắn khô (%) Hàm lượng flavonoid TP (%)
Trước loại tạp Sau loại tạp Trước loại tạp Sau loại tạp 1
2 3 4 5
18,2 17,9 18,6 18,4 18,0
17,5 16,5 17,0 17,2 16,9
4,60 4,56 4,68 4,65 4,61
4,34 4,29 4,37 4,31 4,39
TB 18,2 ± 0,29 17,0 ±0,37 4,62 ± 0,05 4,34 ± 0,04 Khảo sát hàm lượng flavonoid toàn phần của cao đun hồi lưu
Hàm lượng flavonoid TP xác định từ các mẫu cao điều chế bằng phương pháp đun hồi lưu được trình bày ở bảng 3.26.
Bảng 3.26 Kết quả hàm lượng flavonoid trung bình trong cao Dương cam cúc theo phương pháp đun hồi lưu
Mẫu Khối lượng
cao TP (g) Khối lượng
cắn (g) Hàm lượng %
flavonoid TP Kết quả xử lí thoáng keâ
1 10 1,344 13,44
2 10 1,346 13,46
3 4 5
10 10 10
1,338 1,342 1,347
13,38 13,42 13,47
n = 5 x= 13,41%
SD=0,04%
CV=0,29%
μ=13,41 ± 0,04%
Hàm lượng flavonoid TP của cao Dương cam cúc chiết bằng đun hồi lưu đạt khoảng 13,41%.