Giới thiệu chung về công ty TNHH Hyosung Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH hyosung việt nam đến năm 2020 (Trang 26 - 30)

TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Hyosung Việt Nam

Công ty TNHH Hyosung Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tƣ Hàn Quốc .Giấy phép thành lập số 472043000143 của UBND tỉnh Đồng Nai cấp ngày 22 tháng 05 năm 2007. Công ty đi vào hoạt động từ ngày 3 tháng 11 năm 2007.Công ty TNHH Hyosung Việt nam trực thuộc tập đoàn Hyosung Hàn Quốc , có địa chỉ tại : Đường số 2, khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

ĐT (84)613569445, Fax: (84-61) 3569228, Website: www.hyosung.com

Ngoài ra công ty còn có văn phòng đại diện tại tòa nhà Hán Nam, Lầu 4, số 65 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận, thành phố Hồ Chí Minh .

Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất sợi vải mành (Tire cord) và sợi thun (Spendex) và sợi thép (Steel cord). Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho ngành chế tạo vỏ xe Ôtô.Nhà máy đi vào hoạt động sản xuất vải mộc PET từ tháng 12 năm 2007. Tháng 2 năm 2008 đi vào vận hành sản xuất sợi. theo đó, tháng 2 năm 2009 đƣa vào hoạt động công đoạn tẩm hóa chất cho sợi bố để hoàn thành thành phẩm ở công doạn cuối của nhà máy. Cùng thời điểm này đƣa vào sản xuất sợi N-66

- 2.2011: Đạt chứng nhận “ISO 14001”

- 8.20011: Khởi động thực hiện TPM mở rộng (Total Productive Management).

Thực hiện chương trình TPM trong toàn nhà máy. Thực hiện chương trình TPM cho tất cả các hoạt động không chỉ là bảo trì mà còn cả sản xuất, chất lƣợng đến thu mua…nội dung chủ yếu là hoạt động 5S, bảo trì tự quản và hoạt động TPM cải tiến có trọng điểm.

Nhà máy sản xuất các loại Polymer và N-66. Nhà máy sản xuất đi từ nguyên liệu đầu vào là hạt Polymer, N-66 đến sản xuất sợi thô, se và dệt. Công đoạn cuối cho ra thành phẩm là tẩm hóa chất cho ra sợi vải mành thành phẩm.

Khách hàng chủ yếu của công ty là những công ty sản xuất lốp xe, ngoài ra còn có khách hàng là nhà sản xuất sợi kỹ thuật nhƣ dây an toàn cho xe ô tô, sợi dây dù cao cấp, sợi chịu lực, chịu nhiệt …

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Công ty gồm 9 bộ phận nhƣ sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức

Nguồn: phòng nhân sự

* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Tổng giám đốc (Người Hàn Quốc): Chịu trách nhiệm về tình hình tài chính, nhân sự và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phó Tổng giám đốc thường trực (Người Hàn Quốc): Chịu trách nhiệm quản lý trong các lĩnh vực: hành chánh nhân sự, kế toán, kinh doanh xuất nhập khẩu, kho.

Trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp và khách hàng nước ngoài về lĩnh vực đặt hàng và kinh doanh.

- Phó Tổng giám đốc kỹ thuật (Người Hàn Quốc): Chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuật cho Bộ phận sản xuất, Bộ phận bảo trì, Bộ phận nhuộm, Bộ phận QA, ISO.

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó Tổng Giám Đốc Thường trực

Giám đốc Bộ phận

HC NS

Giám đốc

Bộ phận

Kế toán

Giám đốc

Bộ KD XNK

Giám đốc

Bộ phận

Se Dệt

Giám đốc

Bộ phận

Bắn Sợi

Giám đốc

Bộ phận

Bảo Trì

Giám đốc

Bộ phận HSE

Giám đốc

Bộ phận

Kho

Giám đốc

Bộ phận

QA, ISO Phó Tổng Giám Đốc

Kỹ thuật

TBP TP

TBP TP

TBP TP

TBP TP

TBP TP

TBP TP

TBP TP

TBP TP

TBP TP

Ngoài ra ở mỗi bộ phận còn có giám đốc người Hàn Quốc trực tiếp điều hành cũng như hướng dẫn và đào tạo cán bộ quản lí người Việt và các nhân viên khác .

- Bộ phận hành chánh nhân sự: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tổng vụ.

Phụ trách các nghiệp vụ thư ký cho Tổng giám đốc, các nghiệp vụ thường trực, lễ tân, hướng dẫn. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc triển khai thông báo, công khai đường lối chính sách của Ban giám đốc. Thực hiện các nghiệp vụ về tuyển dụng, đào tạo, thuyên chuyển, thăng chức, tiền lương, khen thưởng, trợ cấp, phúc lợi, sức khỏe, bảo hiểm...

- Bộ phận kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài chính kế toán của toàn Công ty nhƣ: kế toán tổng hợp, tính toán tiền mua hàng, tiền bán hàng, lập các chứng từ kinh doanh và báo cáo cho Ban giám đốc. Thực hiện các hợp đồng có ảnh hưởng đến việc thu chi tiền vốn hoặc đầu tư. Báo cáo cho các cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực thuế, tài chính, đầu tƣ. Lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo nhân viên.

- Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu: Lập kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện. Tìm kiếm nhà cung cấp và khách hàng mới. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến đặt hàng cho nhà cung cấp, nhận đơn hàng của khách hàng và triển khai đến các bộ phận liên quan. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hàng hóa và máy móc thiết bị. Lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo nhân viên.

- Bộ phận Se , Dệt: Thực hiện các nghiệp vụ kiểm soát quản lý dữ liệu, tiêu chuẩn mà khách hàng yêu cầu. Sản phẩm và chất lƣợng phải đảm bảo tiêu chuẩn chung của nghành công nghiệp ô tô . Lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo nhân viên.

- Bộ phận Bắn sợi: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến, nấu chíp , trùng hợp và tạo ra sợi thô ban đầu trước khi chuyển cho bộ phận Se Dệt theo kế hoạch đề ra..

Lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo nhân viên

- Bộ phận Bảo Trì: Thực hiện các nghiệp vụ để đảm bảo cho chất lƣợng sản phẩm tốt nhất và đáp ứng yêu cầu về hiệu suất của máy, sửa chữa và bảo trì các loại máy để phục vụ mục tiêu theo kế hoạch đề ra. Kiểm tra và bảo trì máy móc thiết bị cho các bộ phận. Lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo nhân viên.

- Bộ phận HSE: Thực hiện đảm bảo công tác về môi trường , cung cấp năng lượng gas, điện , nước cho toàn hệ thống nhà máy và đảm bảo hệ thống an toàn phòng cháy chữa cháy luôn luôn sẵn sang trong tình trạng tốt nhất. Lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo nhân viên.

- Bộ phận kho: Thực hiện các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và bảo quản các nguyên vật liệu, vật tƣ tiêu hao, máy móc thiết bị cũng nhƣ thành phẩm trong Công ty.

Định kỳ hàng tuần báo cáo tình hình nhập kho, xuất kho và tồn kho cho Ban giám đốc.

Đảm bảo việc cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất để đáp ứng kế hoạch sản xuất và giao hàng. Lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo nhân viên.

- Bộ phận QA,ISO : Kiểm tra chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra của Công ty. Đồng thời đảm bảo tất cả các công đoạn của các bộ phận hoạt động theo tiêu chuẩn đƣợc kiểm soát theo quy trình chung của hệ thống ISO. Đảm bảo giao hàng chất lƣợng đến tay khách hàng. Lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo nhân viên.

Nhà máy Hyosung Việt Nam tính đến tháng 4-2013 có 1879 người trong đó có nhân viên người nước ngoài là 45 người chiếm 2,39%. Tính đến đầu năm 2011 thì công tác nội địa hóa nhân sự đã thực hiện được bước đi lớn đầu tiên đó là toàn bộ chức danh trưởng phòng của công ty nói chung, nhà máy nói riêng là do người Việt Nam đảm trách. Riêng từ chức vụ giám đốc bộ phận trở đi vẫn do người Hàn Quốc quản lý. Giai đoạn nhà máy mới đi vào hoạt động năm 2007 đến năm 2009 tất cả trưởng ca và quản lý của nhà máy đều đƣợc gửi đi Hàn Quốc tại nhà máy Ulsan và Trung Quốc, tại nhà máy Kai-Hưng với thời gian đào tạo trung bình là 3 tháng cho mỗi người, đây cũng là một bước đi đầu tiên trong việc nâng cao trình độ quản lý vận hành cho nhân viên Việt Nam.

Về trình độ công nhân viên trong công ty nói chung đƣợc đảm bảo tốt, điều này thể hiện từ ngày đầu tuyển nhân viên, công ty đã đến các trường đại học để tuyển những sinh viên ƣu tú nhất nhƣ đại học sƣ phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, đại học Bách Khoa hay đại học công nghiệp, đại học Đà Lạt để tuyển những nhân viên giỏi về kỹ thuật cũng nhƣ tiếng Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH hyosung việt nam đến năm 2020 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)