TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM
2.3.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài
2.3.2.1 Môi trường vĩ mô
- Yếu tố kinh tế: Kinh tế chi phối mạnh mẽ đến hoạt động sãn xuất kinh doanh của công ty . Khi nền kinh tế phát triển nên nguồn vốn đầu tƣ cho giáo dục cũng tăng, lực lƣợng lao động cũng tăng vì vậy công ty có nhiều cơ hội tuyển chọn nguồn lao động có chất lượng. Thu nhập bình quân đầu người tăng, mức chi tiêu có xu hướng tăng, thì nhu cầu về hàng hóa cũng tăng theo, tạo thêm nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh cho công ty đồng nghĩa với việc có thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng cao, kéo theo giá cả của các loại hàng hóa và chi phí sinh hoạt của người lao động cũng tăng theo , điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến mức sống, tâm lý của người lao động từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của người lao động. Tỷ lệ lạm phát cao nên chi phí nguyên vật liệu đầu vào và chi phí sản xuất sẽ tang cao vì vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách về lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi của công ty đối với người lao động.
- Yếu tố chính trị, pháp luật về lao động và thị trường lao động
Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam đã và đang hoàn thiện hệ thống luật pháp, thông qua nhiều luật mới, ban hành nhiều nghị định, thông tư liên quan đến lao động .Thị trường lao động Việt Nam đang có nhiều điểm yếu và phát triển không đều, cạnh đó là sự mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dƣ thừa sức lao động ở nông thôn chiếm trên 50% thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung và cao cấp lại thiếu hụt lao động có trình độ cao . Số lƣợng nhu cầu việc làm có tăng nhƣng chưa tương xứng với mức độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, những năm vừa qua hệ số co giãn việc làm ở nước ta chỉ đạt mức trung bình 0,28% nghĩa là khi GDP tăng thêm 1%
thì việc làm chỉ tăng 0,28% , so với các nước trong khu vực hệ số co giãn việc làm còn thấp. Điều này có nghĩa là tăng trưởng chưa tạo ra nhiều việc làm, đem lại lợi ích cho người lao động. Nhìn chung thị trường lao động Việt Nam là chất lượng lao động thấp
, dẫn đến lương thấp, năng suất lao động thấp và điều này làm ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta .
Thuận lợi : Với nền chính trị ổn định giúp công ty hoàn toàn an tâm để xây dựng kế hoạch lâu dài cho hoạt động đầu tƣ của mình cũng nhƣ quản trị nguồn nhân lực.
Song song đó một số luật mới, nghị định mới, thông tƣ mới ban hành nó không những bảo vệ quyền lợi cho người lao động mà còn bảo vệ cho quyền lợi của người sử dụng lao động. Ví dụ nhƣ Luật bảo hiểm thất nghiệp ra đời có lợi về mặt kinh tế cho cho cả người lao động lẫn công ty, giúp người lao động an tâm hơn trong công việc và giúp công ty giảm chi phí liên quan đến việc giải quyết chế độ nghỉ việc của nhân viên khi họ muốn thay đổi công việc .
Khó khăn: Mặc dù mức lương tối thiểu của Nhà nước ngày càng được điều chỉnh tăng hàng năm ngày càng phù hợp và cải thiện hơn đời sống người lao động nhưng chất lượng lao động chưa tăng tương xứng. Hầu hết chi phí về lương tăng dẫn đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng không ngừng tăng theo, nhƣng giá thành sản phẩm bán ra không tăng theo tỉ lệ thuận hoặc tăng chậm so với các loại chi phí ,nên công ty có xu hướng cắt giảm bớt các chế độ trợ cấp, thưởng... của nhân viên để bù đắp vào khoảng chênh lệch đó, điều này cũng làm ảnh hưởng đến thu nhập, mức sống, tâm lý của người lao động và ảnh hưởng hưởng đến công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực của công ty.
- Yếu tố khoa học công nghệ :
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngày càng tiến lên đỉnh cao và nhiều máy móc thiết bị hiện đại ra đời phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất. Những ngành công nghiệp này đang có xu hướng giảm dần lao động chân tay và càng ngày tiến đến thay thế lao động chân tay bằng máy móc thiết bị điều khiển tự động nên càng ít dung lao động chân tay.Máy móc công nghệ hiện đại làm cho quá trình sản xuất ít phụ thuộc vào yếu tố con người vì vậy nên giảm nhiều áp lực cho công tác quản trị nguồn nhân lực và người lao động cũng phần nào giảm bớt sức lực cho công việc hằng ngày .Cạnh đó cũng có những khó khăn như :Người lao động ít có việc làm hoặc có nguy cơ mất việc làm ở những lĩnh vực mà máy móc thiết bị có thể thay thế con người . Tạo ra tâm lý chán nản rằng máy móc thiết bị sẽ dần thay thế công việc của họ trong
tương lai, hoặc không cần tư duy sáng tạo trong công việc mà họ chỉ điều khiển đơn giản .
-Yếu tố văn hóa - xã hội Xã hội phân chia thành nhiều nhóm có quyền lợi khác nhau , với lối sống và tƣ duy suy nghĩ , tinh thần cũng sẽ khác nhau về các chính sách nguồn nhân lực trong tổ chức .Việt Nam với tinh thần học hỏi và sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, duy trì bản sắc dân tộc kết hợp với xu hướng văn minh công nghiệp. Người lao động có tính cần cù siêng năng, trong việc, có tinh thần học hỏi và tiếp thu nhanh các kiến thức mới cũng nhƣ sự phát triển công nghệ mới, vì vậy sẽ thuận lợi cho công tác phát triển nguồn nhân lực, với tinh thần, ham học hỏi, có tính sáng tạo, có tinh thần đoàn kết...
-Yếu tố dân số : Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính gần 90 triệu người, trong đó dân số nam 50% so với nữ và dân số thành thị là 26,01 triệu người, chiếm gần 30% tổng dân số. Mặc dù dân thành thị hiện chiếm gần 30% tổng dân số ở Việt Nam nhƣng lại đang tăng nhanh với tốc độ trung bình 3,40%/năm. Hiện tại Việt Nam có khoảng gần 60 triệu người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi), đang ở thời kỳ “dân số vàng”. Trong thời kỳ này, cứ một người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 tuổi hoặc trên 60 tuổi) thì có hai người hoặc hơn trong độ tuổi lao động (từ 15-60 tuổi).
Thời kỳ đặc biệt này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Rõ ràng Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lƣợng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010-2020. Mặc dù nguồn lao động hiện đang dồi dào và đƣợc gọi là “dân số vàng” nhƣng vấn đề này cũng tạo ra thách thức lớn về việc làm, an sinh xã hội cũng nhƣ tỉ lệ lao động và chất lƣợng lao động còn thấp chưa tương xứng với sự phát triển .Việt Nam đang ở thời kỳ “dân số vàng” nên Công ty có nhiều cơ hội trong việc tuyển chọn nhân viên trẻ và thời gian làm việc, thời gian cống hiến của nhân viên sẽ lâu hơn. Tuy nhiên cũng có những khó khăn .Do điều kiện đất nước ta phát triển đi lên từ nền nông nghiệp nên tác phong công nghiệp và ý thức tự giác trong công việc của người lao động còn thấp, việc tuân thủ các nội qui trong công ty cũng như các qui định trong công việc của người lao động chƣa cao vì vậy cũng gây khó khăn trong quản lí nguồn nhân lực nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và tinh thần đoàn kết của người lao động đôi khi cũng có mặt trái của nó, tạo ra các nguy cơ về đình công .