Các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu Giaó trình độc chất học (Trang 31 - 35)

Chất độc có thể xâm nhiễm vào cơ thể qua miệng, da và đường hô hấp. Trong điều trị có thể qua đường tiêm (bắp, dưới da, tĩnh mạch). Đường xâm nhiễm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất độc. Chất độc qua miệng và xoang bụng trước tiên là đến gan, trong khi đó chất độc xâm nhập qua đường hô hấp lại tiếp cận trước tiên với phổi.

- Chất độc xâm nhiễm qua đường tiêu hóa: Phụ thuộc vào các yếu tố như độ rỗng của dạ dày, khả năng nôn sinh lý. Những súc vật như lợn, chó, mèo.. khi ăn phải chất độc có tính chất kích thích niêm mạc đường tiêu hóa (sulphat đồng…) thì chất độc dễ bị loại thải do nôn.

Vì vậy ít thấy những súc vật này bị ngộ độc những chất đó.

- Chất độc nhiễm qua da: súc vật thường bị trúng độc độc tố nọc rắn, côn trùng đốt, các thuốc trị ngoại ký sinh trùng khi bôi, phun lên da...

- Chất độc bay hơi nhiễm qua đường hô hấp.

* Vị trí, loại mô hấp thu chất độc có thể ảnh hưởng đến độc tính của chất độc

- Khả năng hấp thu qua các vùng da khác nhau của cơ thể là khác nhau. Ví dụ, vùng da mỏng nhiều mạch máu như vùng bẹn dễ hấp thu chất độc hơn những vùng da dầy hoặc vùng da bị sừng hóa.

- Tiêm vào vùng có nhiều mạo mạch sẽ thúc đẩy quá trình hấp thu chất độc.

- Sự tích lũy trong mô liên kết và kho dự trữ mỡ làm chậm quá trình hấp thu chất độc.

* Sự Phân nhỏ liều lượng hàng ngày làm giảm độc tính đối với các chất gây ngộ độc cấp tính, được chuyển hóa và bài tiết nhanh. Nếu tác nhân gây độc là một chất độc tích lũy, có tác dụng mãn tính, độc tính ít bị ảnh hưởng bởi sự phân nhỏ liều lượng hơn.

b. Khối lượng và nồng độ của chất độc

* Khối lượng và nồng độ của chất độc ảnh hưởng đến mức độ và tỷ lệ phơi nhiễm chất độc. Một chất có thể gây độc với liều lượng thấp nếu được pha loãng trong thức ăn cho súc vật ăn cả ngày theo chế độ tự do.

* Quy tắc về khối lượng và nồng độ cho phép đánh giá độc lực của chất độc qua phơi nhiễm tự nhiên.

Ví dụ, liều lượng nitrat gây độc đưa qua ống thông vào đường tiêu hóa là 200 mg/kg thể trọng đối với trâu bò, nhưng lại là 1000- 2000 mg/kg thể trọng nếu được phân bổ tự nhiên trong cỏ.

c. Nhiệt độ môi trường

- Nhiệt độ môi trường thấp sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất độc trong cơ thể. Trong trường hợp này có thể do hoạt động chuyển hóa của cơ thể tăng để giữ ấm cho cơ thể động vật.

- Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến lượng và kiểu tiêu thụ thức ăn của súc vật, do đó sự phơi nhiễm với độc tố trong thức ăn cũng thay đổi.

- Nhiệt độ môi trường cao làm tăng lượng nước tiêu thụ, tăng phơi nhiễm chất độc qua nước. Súc vật khát nước có thể uống nhanh và hấp thu một lượng chất độc qua nước.

- Nhiệt độ môi trường cao làm tăng sự mẫn cảm của cơ thể đối với chất độc, thay đổi quá trình chuyển hóa hoặc điều tiết nhiệt. Các chất oxy hóa làm tăng nhiệt độ cơ thể và tác dụng gây độc của chúng tăng khi trời nóng. Nhiễm độc thuốc trừ sâu qua da có thể nặng hơn khi thời tiết nóng. Lúc này, máu chuyển nhiều đến da để làm mát da, nhưng máu tập trung nhiều lại tạo điều kiện hấp thu nhanh thuốc trừ sâu.

d. áp suất không khí

Những thay đổi đáp ứng của cơ thể với các chất độc thường liên quan đến những thay đổi về áp suất oxy trong môi trường. Khí oxy cao áp được sử dụng để xử lý nhiễm độc carbon monoxide, barbiturat, cyanide.

e. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

- Các chất độc có thể bị khử độc tính bởi thành phần thức ăn tự nhiên hoặc các tác nhân trị liệu được đưa vào cơ thể. Ví dụ: Acid phytic (inositol hexaphosphate) ở thực vật có thể tạo chelat với các kim loại và khoáng chất, từ đó làm giảm sự hấp thu của chúng.

- Canxi và kẽm trong thức ăn thực tế ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chì, cạnh tranh lẫn nhau hệ vận chuyển cation hóa trị 2.

- Tanin và protein tạo phức với các chất độc và giảm sự hấp thu của chúng.

* Sự ngon miệng có thể làm tăng lượng chất độc được đưa vào cơ thể. Ví dụ, chất diệt loài gặm nhấm có vị thơm bao parafin được dùng để làm tăng sự ngon miệng, vì vậy tăng lượng tiêu thụ với loài gặm nhấm.

* Thiếu hoặc quá thừa dinh dưỡng ảnh hưởng đến tác dụng của chất độc.

- Súc vật bỏ ăn sẽ bị thiếu năng lượng, glucose trong máu giảm dẫn đến giảm hoạt tính các enzym chuyển hóa chất độc.

- Thức ăn thiếu protein làm suy yếu tổng hợp enzym, hoạt tính của men MFO, nồng độ glutathione trong gan giảm.

- Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin E và C chống oxy hóa dẫn đến làm tăng quá trình tổn thương tế bào do hình thành gốc tự do.

f. Nguyên nhân gây ngộ độc

Nguyên nhân gia súc bị ngộ độc thường là do ăn phải hoặc uống, thở hoặc qua da những chất độc có trong tự nhiên hay do con người gây ra.

+ Nguồn khoáng chất gây độc: Chủ yếu là nước có chứa flor, nitrat có thể gây chết người và gia súc. Molypden, selen có nguồn gốc từ đất có thể gây độc cho bò.

+ Độc tố thực vật: Có nhiều loại chất độc tố thực vật

+ Chất độc công nghiệp: Chì (Pb) và arsen (As) là sản phẩm ô nhiễm của công nghiệp.

Khí flor, bụi, khói có chứa flor cũng là sản phẩm của các nhà máy công nghiệp - Nhiễm độc đồng, molypden, ảnh hưởng tia phóng xạ qua các nhà máy điện nguyên tử, nước thải từ các nhà máy có chứa phenol.

+ Hóa chất bảo vệ thực vật: gây nên ngộ độc cho nhiều loài gia súc. Đặc biệt ngộ độc thuốc trừ sâu với gia cầm trong đó quan trọng nhất là phospho và phospho kẽm.

+ Thuốc thú y: Dùng quá liều.

+ Thức ăn và nước uống: Cỏ đá (cỏ 3 lá) có chứa dicumarol, solanin ở mầm khoai tây, sản phẩm lên men từ thức ăn thiu, ôi, các loại củ, hạt, nấm độc, v.v... nitrat, petrol, ether, kim loại nặng trong nước là nguyên nhân gây ngộ độc cho gia súc, gia cầm.

Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm độc chất học và các lĩnh vực nghiên cứu của độc chất học?

2. Đối tượng, nhiệm vụ của độc chất học thú y?

3. Khái niệm chất độc và phân loại chất độc?

4. Khái niệm ngộ độc và phân loại ngộ độc?

5. Trình bày sự xâm nhập của chất độc qua màng tế bào?

6. Nêu các cách xâm nhập của chất độc vào cơ thể?

7. Giải thích sự phân bố và chuyển hoá chất độc trong cơ thể?

8. Nêu các đường thải trừ chất độc?

9. Nêu khái niệm chất ưa điện tử (Electrophile) và tác hại của nó?

10. Nêu khái niệm gốc tự do (Free radical) và tác hại của nó?

11. Nêu khái niệm chất ái nhân (Nucleophile) và tác hại của nó?

12. Nêu khái niệm chất phản ứng oxy hóa khử (Redox) và tác hại của nó?

13. Trình bày cơ chế gây độc đặc trưng trên cơ quan, tổ chức của chất độc?

14. Giải thích ảnh hưởng của chất độc đến các cơ quan, tổ chức?

15. Trình bày các yếu tố cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng của chất độc?

16. Trình bày các yếu tố thuộc về chất độc ảnh hưởng đến tác dụng của chất độc?

17. Trình bày các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tác dụng của chất độc?

Chương II

Một phần của tài liệu Giaó trình độc chất học (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)