Nọc độc của các động vật sống trên cạn

Một phần của tài liệu Giaó trình độc chất học (Trang 162 - 171)

* Nọc độc của rắn: Có nhiều loài rắn, nhưng không phải loài rắn nào cũng có độc.

Thực tế chỉ có một phần trong chúng có nọc độc rất nguy hiểm cho người và động vật. Các loài rắn có nọc độc gồm:

Loài rắn vipers sống trong hang đất ở khắp châu lục: rắn chuông Crotalus sp, hổ mang Agkistrondon mokasen, rắn lục xanh sống trên cây trong rừng... Loài rắn sống trong rừng đước Boiga dendrophila.

Loại sống ở biển: rắn đỏ hay loại nhiều mầu sắc sống trong hang ngầm san hô của biển Micrurus euryxanthus. Loại sống dưới nước - rắn nước Agkistrodon piscivorus.

* Khả năng gây độc của rắn

Tuỳ loài, kích thước rắn. Thường các loài rắn nhỏ (rắn lục xanh), tuỳ lượng nọc ít nhưng lại có độ độc rất nguy hiểm. Tuỳ thời gian bị kéo dài kể từ lúc bị cắn đến khi chữa. Tùy loài động vật bị cắn, tuổi, trọng lượng và trạng thái của động vật khi bị rắn cắn. Số răng độc (răng chính là nọc). Vị trí rắn cắn: đầu, mình hay tứ chi. Hướng tấn công của nọc độc: thần kinh, sinh lý hô hấp, tuần hoàn...

Phụ thuộc loài động vật bị rắn cắn: chó mẫn cảm với nọc độc của rắn hơn mèo. Lợn tùy thuộc từng cá thể và vị trí cắn. Nếu lợn bị cắn vào phần mỡ sẽ không có phản ứng. Ngựa đề kháng hoàn toàn với nọc độc của rắn.

Bảng 7.5: Bảng so sánh về cường độ nọc độc của các loài rắn

Loài rắn Lượng nọc/lần cắn LD50/lần tiêm tĩnh mạch

Hổ mang bành châu á 170 - 325 0,40

Rắn cạp nong ấn Độ 8 - 20 0,09

Rắn đuôi chuông Nga 13- - 250 0,08

Rắn hổ mang châu âu 30 - 70 0,04

Rắn biển đại tây dương 4 - 20 0,01

Rắn hổ mang châu Phi 130 - 200 3,68

Rắn cạp nong, nia miền Đông 370 - 720 1,68

Rắn đuôi chuông biển Bắc 75 - 160 1,29

Rắn đá hoa cương đuôi chuông Mojave 50 - 90 0,21

Rắn đuôi chuông trên rừng núi châu á 40 - 72 10,92

Rắn đá hoa ở ngần san hô biển Đông 2 - 6 0,97

Chú ý: khả năng tiết nọc/lần khai thác của rắn càng ít, nọc rắn càng độc.

*. Chẩn đoán phân biệt

Nhìn rõ vết cắn. Nếu cắn ở chi có thể bị què, sau chuyển hủy hoại rất nhanh qung quanh vết cắn. Vật ngạt thở nếu bị cắn ở phần đầu. Động mạch bị viêm, tế bào bị huỷ hoại.

*. Chữa trị

Dùng thuốc chống dị ứng: nếu nọc rắn quá độc, con vật có thể chết ngay tức khắc.

Cũng có thể cấp cứu bằng adrenalin hay corticosteriods. Tiêm thuốc kháng histamin - điều này còn phụ thuộc giá trị kinh tế của động vật bị cắn. Ngăn cản sự hấp thu nọc độc vào cơ thể động vật: buộc garo, chườm lạnh, nặn vết cắn cho đến khi hết máu chảy ra, rửa sạch vết thương.

Dùng thuốc chữa rắn cắn antivenin - crotalidae - polyvalent liều 10 - 50 ml/con

Trị triệu chứng: truyền calcium glucoza, thuốc trấn tĩnh (giảm đau) hay thuốc kích thích (hôn mê). Cho thở oxygen, mở khí quản chống ngạt nếu bị rắn độc cắn vùng đầu gây viêm sưng tấy chẹn đường dẫn khí. Thuốc chống viêm: tetanus antitoxin; antihiotic. Chống chảy máu: truyền calcium gluconat, truyền máu, dịch hoa quả. Trị hủy hoại tế bào: chườm lạnh hay enzym proteolytic

Những điều cần lưu ý khi chữa trị. Biện pháp buộc garo và chườm lạnh rất quan trọng, nó sẽ ngăn chặn nọc độc rắn hấp thu vào gây hủy hoại tế bào tràn lan.

Vết thường bên ngoài dùng thuốc tím rội rửa để phá hủy nọc độc của rắn. Trong số các biện pháp nêu trên, việc dùng thuốc đặc hiệu chữa rắn cắn vẫn là biện pháp có hiệu quả nhất.

* Nọc độc của rắn đuôi chuông cắn

Triệu chứng khi bị rắn đuôi chuông cắn: Phù, nổi ban đỏ vị trí cắn, cũng có khi ban đỏ khắp người, hay chỉ một phần cơ thể gần vị trí cắn hoặc một chi bị cắn. Rất đau do vết cắn sưng tấy rất nhanh, có khi sưng cứng các chi. Vật rất khát nước, đòi uống liên tục. Shock quá mẫn rất quan trọng với động vật nhỏ, ít khi gặp ở động vật lớn. Buồn nôn, nôn, tiêu chảy với động vật nhỏ. Chán ăn do quá đau. Có triệu chứng thần kinh, hay bị liệt nửa người phía chi sau. Rất khó thở, đặc biệt khi bị cắn vào mũi, mõm. Nếu cắn ở mũi, da mũi bị tróc, chảy nước có bọt sùi ra ở lỗ mũi. Mù do mắt sưng quá to, mắt nhắm chặt không mở được. Máu chảy có khi hàng giờ. Sau đó vết cắn bị viêm cục bộ

Khả năng gây độc của nọc rắn còn phụ thuốc mùa trong năm. Thường mùa xuân khi bị ngã rắn sẽ cắn vùng đầu, gây nguy hiểm nhất. Đặc biệt chú ý quan sát loại rắn cắn để có biện pháp tích cực, phù hợp khi tìm thuốc chữa.

b. Nọc độc của loài bò sát có 4 chi - Lizards

Có nhiều loài bò sát, trong đó chỉ số ít chứa nọc độc: loài Gila manster Helodema suspectum; loài Mexican beaded lizard có Heloderma horridum.

Kỳ nhông của Caliornia - Taricha torosa. Châu âu - Triturus spp; Tai Anh - UNK có Bombia spp

* Đặc điểm chung của bò sát có nọc độc.

Có hàm răng chắc, khỏe, trong đó có 4 tuyến độc nằm cạnh 4 răng cửa. Đặc biệt, tất cả 4 răng có độc đều mọc chia ra ngoài. Khi săn mồi, mọi loại bò sát đều dùng miệng cắn để giữ con mồi. Sau khi cắn, nhiệm vụ của các răng cửa là truyền nọc độc ngấm vào cơ thể động vật bị. Thông thường hàng ngày, những con có độc khi săn mồi hay giấu mình, nằm giả chết, không tấn công.

* Triệu chứng: Trước tiên đau, phù nơi cắn, sau có thể đau, sưng toàn thân. Shock, nôn, thần kinh trung ương bị suy nhược.

c. Nọc độc của loài lưỡng thê – Amphibian.

Nhìn chung các loài lưỡng thê (sống cả nước và trên cạn) đều có các tuyến tiết chất nhờn dấu trong da. Mục đích giữ cho da luôn luôn ẩm ướt, một số loài còn để nuôi trứng nở thành con ngay trên lưng. Có thể kiểm tra sự phát triển của tuyến dưới da bằng các do hiệu lực của độc tố với hệ tuần hoàn. Trong số các loại lưỡng thê, cần lưu ý loài cóc - toad. Tất cả cóc đều có nhiều mụn tuyến nằm dưới da với mục đích chống lại sự tấn công của động vật săn mồi, đặc biết chó nhà. Ngộ độc thường xuyên và hay gặp là chó nhà.

Những cóc có chứa độc tố: Loài Bufo alvarius có Colorado river toads. Loài Bufo marinus có Marine toads. Loài Dendrobates Spp có Arrow poison frogs (ếch độc sống ở trung tâm châu Mỹ).

Chất độc của các loài cóc và ếch trên đều chứa trong tuyến dưới da, nhiều nhất nằm cạnh mang tai, ngay sau mắt. Độc tố của chúng có tác dụng giống như glucozid cường tim.

Tuỳ theo loại, có loài rất độc như Dendrobates. spp lớn lên bằng cách ăn con nhái. Ơ nước ta loại cóc phổ biến là Bufonis melanostictus, trong đó cóc tía, cóc mắt đỏ rất độc. Thịt cóc không chứa chất độc, nhưng do không biết cách làm, để nhựa cóc - thiềm tô (rất độc)

dính vào thịt. Nhựa cóc rất độc do chứa các chất có dược tính mạnh như: cholesterol, a cid ascocbic, các chất gây dung huyết, tác dụng trên hệ tim, mạch, huyết áp: bufogin, bufotalin, bufotoxin...

* Triệu chứng: Trên chó. Tăng tiết nước bọt, cơ thể suy nhược nhanh, loạn nhịp tim, phù, tăng huyết áp, co giất và chết trong khoảng 15 phút.

* Chữa trị: Rửa sạch mõm, mũi chó bằng mước vòi.Tiêm atropin ức chế tiết nước bọt;

thuốc ngủ chống co giật, truyền calxium - gluconat. Cần thiết có thể tiêm thuốc chống shock dị ứng bằng phenoxybenzamine hay propranolol chữa loạn nhịp tim.

d. Nọc độc của Lớp nhện - Arachnids

* Các nhện có độc

Nhện đen cửa sổ - lactrodectus mactans gây co thắt cơ bắp.

Nhện Tarantukas - Eurypelma spp có độ độc trung bình.

Nhện nhiều mầu: đen, violet, vàng... loài này rất độc.

Nhện sống quanh nhà, trong các tủ chứa đồ nên người và gia súc rất dễ bị cắn. Tuy vết cắn nhỏ, nhiều khi không gây đau nhưng lại gây sốt, cơ thể suy nhược, buồn nôn, nôn, xuất huyết, máu chảy không đông.

* Chữa trị: Dùng các thuốc chữa triệu chứng.

e. Nọc độc của Lớp côn trùng - insects

* Ong độc

Gồm ong bắp cày Black hornet - Vespula macuaat.

Ong có nhiều vạch đen xen lẫn vàng Wasps - Polistes spp.

Ong mật (Apis honey) - Apis mellifera.

Ong to mình có lông (Bumble bee) - Bumbus californicus.

* Chất độc của nọc ong Apis cerana, apis mellifica

Ong thường ít khi tấn công gia súc, có thể làm chết gia súc, gia cầm, nhất là ong rừng.

Mức độ mẫn cảm của động vật với nọc ong khác nhau tuỳ vị trí đốt, số lượng ong đốt. Với động vật, loài vịt mẫn cảm nhất. Vị trí đốt càng gần thần kinh trung ương (vùng đầu) càng nguy hiểm.

Thành phần hoá học của nọc ong thay đổi tùy theo loài ong, Ong bò vẽ, ong đất có nọc rất độc. Thành phần của nọc bao gồm: axetylcholin, histamin, các amino acid tự do, các protein, các enzyme: cholinesteraza, hyaluronidaza, nhiều loại dehydrogenaza và photpholipaza - A. Chất gây độc là mellitrin có tính kiềm và một lượng lớn a cid mercuric.

Khi bị ong đốt, dưới tác dụng của hyaluronidaza, các chất độc trong nọc ong được phân tán rất nhanh vào tổ chức xung quanh vết đột gây đau buốt, rát, sưng... Nếu bị nhiều ong đốt có thể tụt huyết áp.

Chất mellitrin có trong nọc ong ức chế hệ thống thần kinh, gây dung huyết.

Photpholipaza - A thúc đấy sự sự dung giải hồng cầu, giải phóng hemoglobin do biến leuxitin thành ioleuxitin gây dung huyết.

* Triệu chứng: Đau, sưng các mốt cắn. Cũng có vài trường hợp gây shock, dị ứng

với súc vật nhỏ ở những con vật quá mẫn cảm. Khi bị quá nhiều con cắn, sẽ gây sưng, đau toàn cơ thể, vật có thể chết sau vài phút đến một giờ. Phần lớn triệu chứng trên động vật khi bị ong đốt, côn trùng cắn chỉ gây triệu chứng viêm cục bộ. Khi bị ong đốt, nơi đốt động vật có cảm giác đau, triệu chứng chung bị kích thích, nặng gây rối loạn nhận thức, co giật, tụt huyết áp, dung huyết. Phổi bị phù, rối loạn hoạt động siêu lọc ở thận.

* Điều trị: Dùng thuốc điều trị triệu chứng: adrenalin thuốc giảm đau, thuốc chống viêm...

f. Kiến có độc

Kiến lửa - Solenopsis xyloni

Kiến mắt muỗi - Pogonomymex californicus.

* Triệu chứng: Chỉ đau, sưng nốt cắn. Cũng có vài trường hợp gây shock, dị ứng nếu con vật quá mẫn cảm. Khi bị quá nhiều con cắn, sẽ gây sưng, đau toàn cơ thể, vật chết sau vài phút đến một giờ.

2. 2. Ngộ độc chất độc động vật

a. Ngộ độc do ăn cá nóc fugu ocellatus

Có khoảng trên 60 loại cá nóc khác nhau sống ở vùng biển ấm, nhiều nhất ở vùng biển ấn Độ, Thái Bình Dương. Trong số này chỉ có một số có độc. Cá nóc độc do chứa các chất độc: Ciguatoxin, chất này tan cả trong lipít và nước. Hai chất khác: aminopehydroquinazolin, tetrodotoxin. Các chất độc tập trung chủ yếu ở phủ tạng: gan, ruột, trứng và da bụng. Độ độc của cá nóc tăng cao trong mùa đẻ trứng (từ tháng 2 - 7).

Các chất độc của cá nóc không bị nhiệt độ phá huỷ. Ngược lại, khi nấu chín đã làm tăng thêm độ độc. Thịt cá nóc không chứa chất độc, nhưng do khi săn, bắt, đưa cá vào kho bảo quản làm chết cá. Khi cá chết hay bị làm dập các phủ tạng, trứng cá. Chất độc từ đó ngấm vào thịt gây ngộ độc. Do vậy không nên ăn những con cá đã bị ôi, đập nát. Chọn con tươi, loại bỏ hết phủ tạng, trứng và da.

Triệu chứng trên người, tuỳ theo loài, lượng cá có độc ăn vào và trạng thái cơ thể. Sự ngộ độc xẩy ra sau khi ăn 30 phút đến 30 giờ. Nạn nhân thường bị tê trên môi, lưỡi, kiến bò ở tứ chi. Sau đó nôn mửa, váng đầu, đau khắp mọi nơi, đồng tử rãn, liệt, tụt huyết áp, da tím tái.

Nạn nhân chết do liêt hô hấp. Tỷ lệ tử vong cao, trên 60% trong vòng 1 - 24 giờ nếu không cấp cứu kịp thời. Theo Phúc Điền Đắc (Nhật Bản), chỉ ăn 10 gam thịt cá nóc có thể bị ngộ độc và chết. Trên động vật, với chó ăn 0,01 mg/kg chết sau 30 phút. Tiêm 4 mg/kg thể trọng cũng đủ làm chết thỏ.

b. Ngộ độc do ăn phải loài nhuyễn thể Loại hào Mytilus oedulis có chứa chất rất độc mytilotoxin gây chóng mặt buồn nôn,

tiêu chẩy, tê, liệt tay chân, bồn chồn, lo lắng. Sau chết do bị liệt cơ hô hấp. Trong loài hào còn có loại hào Mytilocongestin chứa độc tố hường đường tiêu hoá gây tiêu chẩy, xung, xuất huyết toàn bộ niêm mạc đường tiêu hoá tuỳ lượng độc tố ăn phải... Không phải tất cả loại hào đều độc, chỉ có một số con đặc biệt, khi ăn phải biết chọn.

Câu hỏi ôn tập

1. Kể tên các cây có chứa ancaloid và glucozid độc hay gây ngộ độc cho vật nuôi?

2. Kể tên các nhóm chất độc chính có trong cây và tác hại của chúng?

3. Nguyên nhân, cơ chế, triệu chứng, bệnh tích và cách chữa trị khi vật nuôi ngộ độc glucozid chứa cyanide? nêu các cây có chứa cyanide ?

4. Nguồn gốc, triệu chứng, bệnh tích và cách chữa trị khi gia súc trúng độc glucozid cường tim?

5. Nguồn gốc, triệu chứng, bệnh lý, cách chẩn đoán, chữa trị khi gia súc ngộ độc cây dương xỉ, cây thường lục, cỏ lúa miến, cây ké đầu ngựa, các cây thuộc họ trinh nữ, cây thầu dầu, các cây ba đậu, các cây thuốc lá, thuốc lào, cây bạch hoa xà?

6. Độc tố, triệu chứng, bệnh tích và cách chữa trị khi gia súc ngộ độc do uống nước trong ao hồ có chứa tảo độc?

7. Nguyên nhân ngộ độc chất độc có nguồn gốc động vật?

8. Nêu các loại chất độc có nguồn gốc động vật hay gặp ở Việt Nam?

9. Trình bày các biện pháp phòng chống ngộ độc chất độc có nguồn gốc động vật?

Tài liệu tham khảo chính

1. Trần Tử An. Môi trường và độc chất môi trường. Trường Đại học Dược Hà Nội, 2002.

2. Curtis D. Claassen. Toxicology - the basic science of poisons. fifth edition, 1998.

3. Nguyễn Thị Dụ. Tư vấn chẩn đoán và xử trí nhanh ngộ độc cấp. NXB Y học, 2004.

4. Gary D. Osweiler. Veterynary Toxicology. Iowa State Univercity Press/AMES, 1996

5. Đậu Ngọc Hào, Lê Thị Ngọc Diệp. Nấm mốc và độc tố Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi.

NXB Nông nghiệp, 2003.

6. Henry J. A. H. M. Wismen. Management of poisoning. World Health Organisation, 1997.

7. Phạm Khắc Hiếu Độc chất học thú y. Giáo trình Sau Đại học. NXB Nông nghiệp, 1998.

8. Konie H. Plumlee. Clinical veterinary toxicology. Iowa State Univercity Press/AMES, 2003.

9. Trần Công Khanh. Cây độc ở Việt Nam. Nhiễm độc - Giải độc và cách điều trị. Nhà xuất bản y học 1992.

10. Dương Thanh Liêm. Độc chất học. Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, 2001.

11. Đỗ tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 1999.

12. Susan E. Aiello. The Merck veterinary manual. 8th edition, 1998.

13. Wallace A. Hayes. Principles and methods of toxicology. Third edition, 1998.

14. Wolfdietrich Eichler. Toxicants in food. Nguyễn Thị Thìn dịch. NXB Khoa học kỹ thuật.

mục lục

Trang Phần A: Độc chất học đại cương

Chương I

một số vấn đề cơ bản về độc chất học 1

1. Một số khái niệm 1

1.1. Độc chất học 1

1.2. Chất độc 2

1.3. Ngộ độc 7

2. Động học của chất độc 8

2.1. Sự xâm nhập của chất độc 8

2. 2. Sự phân bố chất độc 10

1.3. Sự chuyển hoá chất độc 12

1.4. Sự đào thải chất độc 14

3. Cơ chế tác dụng của chất độc 14

3.1. Cơ sở phân tử của tổn thương tế bào do ngộ độc, nhiễm độc 15 3.2. Cơ chế gây độc đặc trưng trên cơ quan, tổ chức 20

3.3. ảnh hưởng độc hại của chất độc 23

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của chất độc 25

4.1. Các yếu tố thuộc về chất độc 26

4.2. Các yếu tố thuộc về cơ thể 27

4.3. Các yếu tố môi trường 31

Chương II

Chẩn đoán và điều trị ngộ độc 35

1. Chẩn đoán ngộ độc 35

1.1. Khái niệm 35

1.2. Chẩn đoán ngộ độc 35

1.3. Lấy mẫu cho các xét nghiệm chẩn đoán ngộ độc 40

1.4. Chẩn đoán phân biệt 43

2. Điều trị ngộ độc 44

2.1. Loại chất độc ra khỏi cơ thể 44

2.2. Phá hủy hoặc trung hòa chất độc bằng các chất kháng độc 47

2.3. Hối sức cấp cứu và điều trị triệu chứng 49

Phần b: Độc chất học chuyên khoa 51

Chương III

Các chất độc vô cơ 51

1. Đại cương 51

1.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng 51

1.2. Tác hại của các kim loại nặng 51

2. Ngộ độc các chất độc vô cơ 52

2.1. Ngộ độc kim loại nặng 52

2.2. Ngộ độc các chất độc vô cơ khác 65

Chương IV

Hóa chất bảo vệ thực vật 71

1. Đại cương 71

1.1. Phân loại các hóa chất Bảo Vệ Thực Vật. 71

1.2. Sự tồn lưu của hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trường 73 1.3. Độc tính và độc lực của hoá chất bảo vệ thực vật. 75

2. Ngộ độc các hóa chất bảo vệ thực vật 75

2.1. Ngộ độc các hợp chất phospho hữu cơ: 75

2.2. Ngộ độc các hợp chất carbamat 85

2.3. Ngộ độc các hợp chất clo hữu cơ 88

2.4. Đề phòng người và gia súc nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật 95

3. Thuốc diệt chuột 97

3.1. Phân loại thuốc chuột 97

3.2. Các thuốc diệt chuột 97

Chương V

Ngộ độc thuốc thú y 100

1. Đại cương 100

1.1. Nguyên nhân 100

1.2. Biện pháp đề phòng 100

1.3. Hiện tượng dị ứng thuốc 101

1.4. Tác dụng phụ của thuốc 103

2. Độc tính của một số thuốc thú y 103

2.1. Thuốc kháng sinh 103

2.2. Các chất sát khuẩn 108

2.3. Thuốc hạ sốt, giảm đau và chống viêm 110

Chương VI

Độc tố nấm mốc 112

1. Một số loài nấm mốc gây độc cho gia súc, gia cầm 112 1.1. Nấm mốc ở đồng ruộng trước và trong thu hoạch 112

1.2. Nấm mốc trong quá trình bảo quản 112

2. Độc tố nấm mốc và bệnh độc tố nấm mốc 113

2.1. Định nghĩa độc tố nấm mốc và bệnh độc tố nấm mốc 113 2.2. Cơ chế chính của sự hình thành độc tố nấm mốc 114 2.3. Một số độc tố nấm mốc gây bệnh ở vật nuôi (Mycotoxin) và bệnh

độc tố nấm mốc (Mycotoxicosis) 114

Một phần của tài liệu Giaó trình độc chất học (Trang 162 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)