Cỏc chất sỏt khuẩn

Một phần của tài liệu Giaó trình độc chất học (Trang 112 - 115)

Chương V Ngộ độc thuốc thú y

2.2. Cỏc chất sỏt khuẩn

Chất sỏt khuẩn là những chất dựng với mục đích sát trùng tại chỗ, cục bộ, nơi tiếp xúc với cơ thể vật nuôi (chất sát trùng ngoài da, vết thương, các chất uống vào với mục đích chống nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường tiêu hóa); cỏc chất khử trựng, tẩy uế toa tầu, xe vận chuyển vật nuụi, nền chuồng, sân chơi... Tại những nơi thuốc tác dụng với tổ chức của cơ thể ở liều quá cao sẽ gây hoại tử tế bào. Thông qua vết thương, chúng được hấp thu vào máu gây rối loạn chức năng sinh lý toàn thõn. Chất sỏt khuẩn cũn bao gồm cả những chất cho vào thực phẩm với mục đích ức chế hay tiêu diệt các vi sinh vật làm hư hỏng thực phẩm trong quá trỡnh thu hoạch, chế biến, bảo quản. Nhờ đó mà kéo dài khả năng sử dụng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng của thực phẩm. Thuộc nhóm này gồm có các acid mạnh, kiềm mạnh và các muối kim loại cũng được coi là các chất độc do tiếp xúc.

Trong các acid vô cơ, acid clohydric, acid sunphuric, acid nitric, acid photphoric là những acid thường gây độc cho động vật. Trong chăn nuôi khi dùng các premix khoáng bổ sung theo đường tiêu hóa, nếu dùng quá liều sẽ gây ngộ độc acid hay kiềm tùy dạng thức ăn và loài vật nuôi. Các acid hữu cơ: acid lactic, acid acetic, acid oxalic hay gây ngộ độc cho loài nhai lại.

* Sự hỡnh thành ngộ độc và các dạng ngộ độc

Khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường dùng cỏc chất sỏt khuẩn, hay acid loóng cho vật nuụi uống. Cỏc acid clohydric, acid acetic cú thể bay hơi qua đường hô hấp gây hại cho cơ thể. Các acid ở nồng độ cao, đậm đặc đều gây phản ứng với mọi loại tế bào của cơ thể do làm biến đổi nguyên sinh chất. Mức độ biến đổi tỷ lệ thuận với nồng độ của acid. Nồng độ càng cao sự tàn phá tế bào càng nặng. Xong ở nồng độ cao, các acid có tác dụng tại chỗ là chính do làm biến chất đông kết chặt protein nên đó ngăn cản không cho acid tiếp tục hấp thu vào máu gây nhiễm độc toàn thân. Ngược lại nồng độ thấp các acid được hấp thu từ từ vào máu dễ gây nhiễm độc toàn thân.

* Tỏc dụng cục bộ: tại nơi tiếp xúc với acid, tổ chức thường bị biến màu. Với acid clohydric, tổ chức sẽ có màu xám; acid sunphuric cho màu nâu đen, acid nitric có màu vàng.

Riêng với acid acetic đậm đặc chỉ gây hoại tử bề mặt, cũn acid mercuric gõy cỏc ổ loột trờn bề mặt da.

Khi uống cỏc acid (ở nồng độ nhất định trị loạn khuẩn đường tiêu hóa) nếu niờm mạc

đường tiờu húa bị viờm chỳng sẽ phỏ hủy lớp cơ dưới niêm mạc dạ dày - ruột, tiếp đó là quá trỡnh nhiễm trựng kế phỏt. Hậu quả nặng nề nhất của nhiễm độc acid đường tiêu hóa là gây viêm phúc mạc. Do acid kích thích niêm mạc đường tiêu hóa dễ đưa tới nôn ọe, thức ăn có thể tràn sang đường hô hấp gây viêm phổi, co thăt phế quản, thùy thũng phổi, vật chết do ngạt thở.

Cũng có thể do tác dụng của các acid, toàn bộ ống tiêu hóa, dạ dày, ruột bị xung, xuất huyết.

* Triệu chứng toàn thõn: thường gặp với các acid vô cơ. Acid vô cơ có nồng độ loóng và yếu dễ hấp thụ, dễ trúng độc hơn các acid hữu cơ. Khi hấp thu vào máu quá ngưỡng bỡnh thường sẽ gây toan huyết (acidosis). Với hàm lượng thấp do có hệ thống đệm cơ thể tự điều chỉnh nên pH không có biến đổi. Nhưng nếu cứ tiếp tục hấp thu, sự cõn bằng toan - kiềm trong mỏu bị rối loạn, pH và khớ O2 giảm, lượng khí CO2 tăng, thần kinh trở nên mẫm cảm gây co giật. Vật chết do hôn mê.

Bờn cạnh những triệu chứng chung núi trờn cỏc acid khỏc nhau cũn cú một số triệu chứng đặc trưng riêng biệt.

- Acid acetic - CH3COOH : Được dùng trong chế biến, bảo quản thực phẩm và chông loạn khuẩn đường tiêu hóa. Có tác dụng ức chế men vi sinh vật gây hại trong đường tiêu hóa.

- Acid focmic - HCOOH: Sử dụng để bảo quản thực phẩm. Đối với chó nếu cho ăn theo khẩu phần 10% tương đương 50 mg/kg thể trọng gây methemoglobin trong máu kéo dài 10 ngày là do acid focmic ức chế men catalaza. Nếu cho ăn liều thấp khoảng 0,5 g acid focmic/ngày, ăn hàng ngày, chó vẫn không phát hiện thấy độc.

- Hexa-metylen-tetramin - (CH2)6N4: Trong môi trường acid hoặc dầu các hợp chất hữu cơ và protein, Hexa-metylen-tetramin bị thủy phân dần dần thành amoniac hoặc focmon, do đó tính chất gây độc cũng giông như focmon: gây đông vón đồng loạt protein, kích ứng niêm mạc. Focmon có ảnh hưởng đến việc tổng hợp protein của cơ thể. Đồng thời cũn gõy đột biến trên giống ruồi Drosophila.

Độc tính trên chuột cống trắng: nếu tiêm dưới da lặp lại nhiều lần dung dịch Hexa- metylen-tetramin 35 – 40% sẽ thấy saccom cục bộ trên 2/3 số chuột thí nghiệm.

- Formol (HCHO): Trước đây hay dùng trong bảo quản thực phẩm, hiện nay đó bị cấm. Trong lõm sàng cũn dựng cho trõu bũ uống khi bị chướng bụng đầy hơi, nếu dùng quá liều sẽ gây độc.

- Acid socbic - CH3 - CH = CH - CH = CH - COOH và cỏc muối natri, kali socbat:

Được sử dụng trong bảo quản thực phẩm với mục đích ức chế men mốc và các vi khuẩn có hại. Hoạt chất diệt mốc được tăng lên trong môi trường acid hoặc natri clorua với pH = 4,5.

Thuốc có độc hại trên chuột cống trắng và chó. Hàng ngày cho ăn với liều 5% trong thức ăn (tương đương 2500 mg /kg thể trọng/ngày) chưa có hại. Với liều 8% thấy trọng lượng gan của chuột cống trắng to hơn lô đối chứng nhưng chưa thấy biến đổi về bệnh lý.

- Acid benzoic - C6H5COOH và muối natri benzoat C6H5COONa: Dựng làm chất sỏt khuẩn trong bảo quản thực phẩm chống men, vi khuẩn và mốc. Tác dụng diệt khuẩn tăng lên ở môi trường acid. Nếu chuột ăn với liều 1090 mg/kg thể trọng chưa thấy biểu hiện độc.

Nhưng ở liều cao 8% Natri benzoat trong thức ăn, 13 ngày sau đó cú 50% số chuột chết; số chuột cũn lại trọng lượng chỉ bằng 2/3 so với lô đối chứng. Chuột chết có bệnh tích trong gan thận. Với chó liều 1 g/kg thể trong chưa có biểu hiện độc, nhưng với liều cao hơn chó bị rối loạn thần kinh như co giật, động kinh rồi chết.

Acid salicylic: Sử dụng làm thuốc sỏt khuẩn, bảo quản thực phẩm.Trong thỳ y cũn dựng làm thuốc hạ sốt, giảm đau và chống viêm (tronng nhúm thuốc chống viờm physteroid).

Nếu dùng liều cao trên vật nuôi sẽ gây hiện tượng dón mạch ngoại vi, hạ thấp hàm lượng protrombin trong máu, nổi mụn ngoài da, gan hoại tử và xuất huyết.

Acid Boric - H3BO3 và muối natri borat - Na2B4O7.10H2O: Được dùng làm chất sát khuẩn chống vi khuẩn. Nếu chuột cống trắng, chó mèo ăn ngắn ngày sẽ có hiện tượng chậm lớn, tổn thương gan. Chuột cống trắng ăn dài ngày với liều 100 mg/kg thể trọng/ngày có hiện tượng teo tinh hoàn gây vô sinh.

Anhydric sunfure - SO2: Trong thực tế hay dùng các muối của acid sunfurơ như:

Natri sunfit Na2SO3, Natri sunfit kết tinh với 7 phân tử nước: Na2S2O5.7H2O, Natri meta bisunfit Na2S2O5, Natri bisunfit NaHSO3. Tác dụng độc hại của các muối trên phụ thuộc vào nồng độ, hàm lượng và tốc độ giải phóng khí SO2.

Được dùng rộng rói chống men mốc vi khuẩn trong bảo quản thực phẩm và sỏt khuẩn.

Trờn thỏ với liều 1 - 3g/ngày kộo dài liờn tục 127 - 185 ngày có hiện tượng sụt cân, chảy máu dạ dày. Với chuột cống trắng liều 0,1% Natri sunfit ức chế sự phát triển do phá hủy vitamin B1 trong thức ăn. Do vậy không được dùng SO2 và các muối của nó để bảo quản các thức ăn có nhiều vitamin B1 như thịt, ngũ cốc, đậu đỗ hạt, sữa và các chế phẩm.

Các acid khác khi bị nhiễm độc như acid clohydric và acid acetic gây dung huyết, dẫn tới huyết niệu. Khi nhiễm độc acid lactic các tổ chức nhu mô của gan tim bị thoái hóa. Nhiễm độc acid oxalic sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận như viêm thận, sỏi thận. Đặc biệt đối với động vật dạ dày đơn. Khi acid oxalic xuất hiện nhiều trong máu chúng sẽ kết hợp với canxi tạo canxi oxalat lắng đọng trong thận đưa tới hàng loạt các rối loạn tiếp theo. Đặc biệt khi thận bị có sỏi cắt ngang thận quan sỏt vựng tủy thấy cú những đám, những vệt xám dài 1 - 2 mm. Đó là những đám Canxi oxalat lắng đọng tạo nên.

* Điều trị

Trên da: khi bị dây acid nên dùng bông hay vải gạc lau sạch rồi rửa bằng nước Natri bicacbonat để trung hũa hết acid.

Trong ống tiêu hóa: khi bị nhiễm độc nên dùng dung dịch Magiờ oxyt để trung hũa.

Khụng được dùng hydrocacbonat hoặc các chế phẩm khác chứa cacbonat cho uống để trung hũa acid trong đường tiêu hóa. Khi đó dưới tác dụng của axit, một lượng lớn CO2 sẽ được hỡnh thành. Khớ CO2 này sẽ làm gián đoạn việc tẩy rửa cục bộ tại chỗ axit ở đường tiêu hóa.

Không được rửa dạ dày và gây nôn. Để giảm đau có thể dùng morphin và các piopat khác.

Cho uống nhiều nước để pha loóng acid. Đề phũng kế phỏt cỏc bệnh truyễn nhiễm, dùng các thuốc chống vi trùng. Có thể dùng atropin giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa do tác dụng của acid gây nên. Chống toan huyết dùng dung dịch Natri hydrocarbonat 2 - 4% tiờm tĩnh mạch. Tốt nhất dựng dung dịch glucoza 5 - 10% truyền tĩnh mạch.

Trường hợp ngộ độc acid oxalic một mặt phải trung hũa acid, mặt khỏc phải bổ sung canxi để duy trỡ hàm lượng canxi huyết, bằng cách cho uồng hoặc tiêm các dung dịch có chứa các ion Canxi. Đồng thời phải tiến hành điều trị triệu chứng.

Một phần của tài liệu Giaó trình độc chất học (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)