Dữ liệu về bệnh súc

Một phần của tài liệu Giaó trình độc chất học (Trang 36 - 44)

Chương II Chẩn đoán và điều trị ngộ độc

2. Dữ liệu về bệnh súc

Giống:

Tính biệt:

Trọng lượng:

Tuổi:

* Tiểu sử tình trạng sức khoẻ của bệnh súc

Tình hình bệnh tật trong 6 tháng trước khi súc vật bị ngộ độc.

Tình hình phơi nhiễm với chất độc của các súc vật khác trong vòng 30 ngày trước khi xảy ra ngộ độc.

Lịch tiêm phòng

Các biện pháp trị liệu, phun, tẩy thuốc... trong 6 tháng về trước Lần khám bệnh cuối cùng của bác sỹ thú y.

Quy mô đàn (đối với súc vật nuôi theo đàn).

Súc vật mua về hay được nuôi tại gia đình.

Tình trạng ốm, chết của đàn (đối với súc vật nuôi theo đàn).

Cá thể đầu tiên bị ngộ độc (bị ốm) được phát hiện: cần tìm hiểu con vật này đã sống khoẻ mạnh trong thời gian bao lâu? Hiện tượng ngộ độc đã xuất hiện trong đàn khi nào?

* Dữ liệu về môi trường Thu thập các dữ liệu về:

- Nơi ở của súc vật (ví dụ: đồng cỏ, rừng, lô đất, feedlot, gần sông hoặc ao; Chuồng nuôi, Khu nhà kín có hệ thống thông gió; ở trên sàn gỗ giát trên hố phân, gần đường tàu hoả, gần khu công nghiệp, gần bãi rác).

- Những thay đổi gần nhất về sự phơi nhiễm với môi trường (ví dụ: sự di chuyển, phun chất diệt côn trùng, chất diệt loài gặm nhấm, xây dựng mới, cải tạo các khu nhà cũ, di chuyển phân…).

* Dữ liệu về khẩu phần ăn, nước uống của súc vật

- Chế độ ăn: Những thay đổi về khẩu phần ăn gần đây (số lần cụ thể có liên quan đến các triệu chứng đã quan sát được). Sự thay đổi phương thức cho ăn (ví dụ: từ phương thức cho ăn hạn chế sang phương thức cho ăn tự do). Sự có mặt của các thức ăn ôi thừa và bị hỏng.

- Nguồn nước uống, thay đổi trong việc cung cấp nước uống.

b. Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng.

Bệnh do ngộ độc thường được phân biệt với các bệnh khác do sự đa dạng về các triệu chứng lâm sàng. Nguyên nhân ở đây là do nguồn gốc, tính chất lý hóa, động học của chất độc, sự mẫn cảm của súc vật.

Để chẩn đoán ngộ độc cần quan sát các triệu chứng lâm sàng sau:

Bảng 2.2: Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở gia súc bị ngộ độc Mất điều hoà

Tiết nước bọt Mù/thị giác Trầm cảm Vui vẻ Động kinh Khản tiếng

Các loại khác (mô tả rõ)

Nôn mửa ỉa chảy

Phân có máu đen Ăn nhiều

Khát nhiều Đa niệu Khó thở

Vàng da Chảy máu

Hemoglobin-niệu Huyết niệu Kiệt sức Sốt Yếu

Ngộ độc cấp thường xảy ra với các triệu chứng liên quan đến các hệ cơ quan: tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu...

Những dấu hiệu thường xuyên nhất của ngộ độc đường tiêu hóa là: Tiết nước bọt, nôn, chướng hơi, ỉa chảy, có thể táo bón với sự biến đổi của phân (chứa chất nhầy, máu...), đau bụng và đôi khi nổi mề đay.

Các dấu hiệu của ngộ độc thần kinh thường là: tăng quá trình hưng phấn thần kinh biểu hiện: bồn chồn không yên, trạng thái thao cuồng (có xu hướng di chuyển về phía trước, chân trước co và đạp mạnh), co giật, thở mạnh, co giật kiểu động kinh và kiểu giật rung thường quan sát thấy ở ngộ độc chì, atropin, veratrin, anconitin và picrotoxin.

Sau trạng thái co giật (hoặc ngay lập tức) có biểu hiện ức chế, thể hiện tê liệt và liệt.

Các dấu hiệu về hô hấp thường là thở gấp, thở khó, ngạt thở, ho, chảy nước mũi, tím tái, bồn chồn...

Các triệu chứng về tim mạch: mạch nhanh, yếu.

Các triệu chứng về tiết niệu: có hiện tượng đái nhiều, đái dắt, xuất hiện albumin niệu, huyết niệu, tế bào biểu mô thận trong nước tiểu hoặc bí đái trong một số trường hợp.

Khi bị rối loạn trao đổi khí, súc vật rất khó thở, mạch nhanh, kết mạc mắt đỏ, co giật, thân nnhiệt hạ, hôn mê, chết (ngộ độc các sản phẩm thực vật chứa cyano, ngộ độc nitrat, nitrat...).

Rối loạn đông máu khi bị rắn độc cắn (do độc tố cardiotoxin trong nọc rắn).

Viêm dộp da do chất nhạy cảm quang học chứa trong một số loại cỏ làm thức ăn chăn nuôi (Fagopyrum vulgare, Fagopyrum esculentum).

Những triệu chứng lâm sàng thường là những thông tin có giá trị được sử dụng để chẩn đoán ngộ độc. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng cũng chưa đủ để kết luận về chất gây ngộ độc vì hàng ngàn các chất hoá học khác nhau có thể gây ra những triệu chứng tương tự ở một số cơ quan nhất định của cơ thể (nói cách khác là cơ quan và mô có thể có phản ứng tương tự với nhiều chất hoá học khác nhau).

Nhiều bệnh do nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, rối loạn trao đổi chất gây ra các triệu chứng giống ngộ độc (ví dụ như nôn, động kinh…).

Sự tiến triển của các triệu chứng lâm sàng cũng có giá trị chẩn đoán trong ngộ độc.

Bác sĩ thú y khi khám bệnh có thể chỉ thấy được một trong các giai đoạn tiến triển của căn bệnh. Vì vậy cần hỏi chủ gia súc về những triệu chứng khác nếu có.

Thời gian xuất hiện và thời gian duy trì các triệu chứng lâm sàng có thể giúp nhận dạng một vài chất độc và loại bỏ những chất độc khác.

Tỷ lệ súc vật bị ngộ độc và tỷ lệ chết cũng có thể giúp xác định loại chất độc, sự tồn tại và hàm lượng của chất độc.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng mẫn cảm của súc vật với chất bị nghi là gây độc, đó là: (1) Loài gia súc; (2) Tính biệt; (3) Sự tương tác giữa chất độc với các chất dinh dưỡng, các loại thuốc điều trị hay chất hoá học khác; (4) Stress hay tổn thương bệnh lý ở cơ quan, tổ chức trước khi bị ngộ độc.

* Tiến triển bệnh Phụ thuộc vào:

- Ngộ độc tối cấp: ít xảy ra. Xảy ra trong vòng 1 - 2 giờ hoặc thời gian ngắn hơn (acid silinic, kali cyanit, nitrit)

- Ngộ độc cấp: xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh sau khi ăn thức ăn có độc hoặc nhiễm độc. Gia súc thường bị chết.

- Ngộ độc bán cấp: tiến triển trong vài ngày, sau khi điều trị có thể khỏi, có trường hợp chết.

- Ngộ độc mãn: tiến triển chậm, triệu chứng lâm sàng không rõ, thường xảy ra khi súc vật bị nhiễm chất độc thường xuyên, kéo dài. Triệu chứng thường là ở đường tiêu hóa hơn là thần kinh.

* Tiên lượng (prognose)

Tiên lượng của bệnh do ngộ độc được xác định dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh, bản chất và liều lượng chất độc cũng như khả năng trung hòa, đào thải chất độc khỏi cơ thể.

- Trong các triệu chứng về thần kinh, triệu chứng kích thích thần kinh được coi là có tiên lượng tốt hơn là trạng thái trầm uất. Xấu nhất là triệu chứng bại liệt, thường dẫn đến chết.

Co giật không phải lúc nào cũng có tiên lượng xấu.

- Bản chất của chất độc có ý nghĩa trong việc đánh giá tiên lượng. Loài vật ăn cỏ khi bị ngộ độc độc tố thực vật thường có tiên lượng tốt hơn ngộ độc các chất độc có nguồn gốc khoáng hoặc tổng hợp, do khó xác định được lượng các chất này đã hấp thu vào máu và chúng thường được chậm thải trừ ra khỏi cơ thể (ví dụ, asen, chì, thủy ngân...)

- Các triệu chứng niêm mạc dạ dày, ruột xuất huyết nhất là ở súc vật non, suy giảm hoạt động tim mạch, trụy tim mạch.

- Súc vật bị ngộ độc nhưng nôn được có tiên lượng tốt hơn là không nôn.

c. Kiểm tra các tổn thương bệnh lý

Việc xác định chính xác các cơ quan, mô và các qúa trình trao đổi chất chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi chất độc là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán ngộ độc. Đặc tính của các hệ cơ quan có thể sử dụng để đưa ra những chẩn đoán phân biệt phù hợp với những dấu hiệu lâm sàng. Các chất độc khác nhau có thể gây những biến đổi đặc trưng ở các cơ quan, tổ chức.

Nếu bệnh súc bị chết, cần mổ khám kỹ và thu thập các mẫu thích hợp. Việc mổ khám tổng thể xác bệnh súc cần được thực hiện bởi chuyên gia độc chất học và chuyên gia bệnh lý.

Những tổn thương bệnh lý do ngộ độc thường là: viêm dạ dày ruột, gan nhiễm mỡ, hoại tử giữa tiểu thùy gan, sưng vỏ thận, hemoglobin niệu, tim phì đại, tích nước xoang ngực, phù kẽ phổi, mắt sưng tấy. Nhiều chất độc gây các tổn thương bệnh lý đại thể và vi thể đặc trưng.

Chất chứa dạ dày, ruột cần được kiểm tra về màu sắc, sự có mặt của cây cỏ, các vật lạ, viên thuốc, nang thuốc...

Các mẫu tổ chức cần được bảo quản trong dung dịch đệm formalin 10% để kiểm tra bệnh tích vi thể.

Ribac và Gorii dựa vào tác động của chất độc đến các cơ quan của cơ thể và những biến đổi bệnh lý ở các cơ quan này, chia chất độc thành 6 nhóm:

- Chất độc đường ruột: gồm: hợp chất phosphor, asen, thủy ngân, bari, bismus... và một số saponin, alcaloid (morphin, protoveratrin...) glycoalcaloid (solanin...). Các chất độc này biến đổi chủ yếu ở ruột già, gan và các cơ quan tiêu hóa khác.

- Chất độc thận: tổn thương chủ yếu ở nhu mô thận. Gồm phosphor, asen, sắt, đồng, chì, thủy ngân và một số thực vật gây độc.

- Chất độc máu: Máu màu socola: methemoglobin- nitrat, nitrit. Gây hủy huyết (hemolyse): saponin. Tăng độ nhớt của máu: toxanbumin.

- Chất độc gây dãn mạch, hạ huyết áp: làm tổn thương thành mạch: các muối bari, asen...

- Chất độc xương: gây osteonopoza (thủy ngân), tăng phát triển mô xương (ngộ độc cấp các hợp chất phosphor, fluor).

- Chất độc da: gây tổn thương da như phosphor, clor, iod, các chất photosensibiliti.

Cần lưu ý là sự phân chia trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Chất độc trong các nhóm trên không phải lúc nào cũng gây ra những biến đổi như đã miêu tả. Đôi khi các chất độc gây ra những biến đổi bệnh lý rất đa dạng và với mức độ khác nhau ở các súc vật bị ngộ độc.

Biến đổi bệnh lý thường rõ nét trong các trường hợp ngộ độc mạn tính.

- Ngộ độc alcaloid thường đi liền với các biến đổi bệnh lý như: khó thở, các cơ quan ứ máu, xuất huyết. Khi mổ khám xác định động vật bị ngộ độc, có thể thấy mùi đặc trưng.

d. Các xét nghiệm cơ bản cần thiết

Các xét nghiệm cơ bản giúp phát hiện mức độ huỷ hoại đặc trưng đối với các cơ quan, tổ chức, góp phần xác định chất gây độc và định hướng trong điều trị. Các xét nghiệm này bao gồm:

* Các xét nghiệm máu: (1) Các chỉ tiêu sinh lý máu: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu. Tốc độ máu đông (prothrombin time- PT, thrombopastin time - PTT); (2) Các chỉ tiêu sinh hóa máu: hoạt độ một số enzym như SGOT, SGPT, choliesterase... Điện giải máu (canxi, magiê, kali, natri). pH máu, độ kiềm dự trữ trong máu, độ thẩm thấu huyết tương (osmolality)...

* Các xét nghiệm nước tiểu: huyết niệu, bilirubin, hemoglobin, trụ niệu và oxalat.

Ngoài ra trong những điều kiện cho phép cần triển khai:

* Điện tâm đồ: trong ngộ độc những chất gây rối loạn nhịp tim như digitalis, quinidin, ngộ độc củ ấu Tàu, trứng cóc, lá ngón...

* Chụp X quang phổi: ngộ độc các chất gây phù phổi, xẹp phổi.

* Các xét nghiệm độc chất

Phân tích chất độc bao gồm các xét nghiệm về:

- Thực vật: xác định loại thực vật gây độc.

- Nấm: Xác định sự có mặt của nấm mốc gây độc và độc tố của chúng.

- Vi khuẩn: Xác định sự có mặt của vi khuẩn gây độc và độc tố của chúng.

- Phân tích hóa nghiệm: Xác định chất độc trong thức ăn, nước uống, trong chất chứa dạ dày, dạ cỏ, diều (gia cầm), dịch ruột, một số cơ quan nội tạng như gan, thận...

- Sinh học: cho súc vật ăn những thức ăn nghi có nhiễm chất độc, xác định độ gây độc của thức ăn bằng một số phương pháp trong độc chất học.

Sự có mặt, hàm lượng của chất độc, độc tố hay dạng chuyển hoá của nó trong các tổ chức thường là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định ngộ độc.

Để chẩn đoán ngộ độc, các phân tích hoá nghiệm không nên sử dụng độc lập vì một số lý do sau:

- Hàm lượng hoá chất độc phát hiện thấy trong mô thường tương thích với tình trạng ngộ độc; tuy nhiên, một số hoá chất gây ngộ độc nhưng lại có mặt trong tổ chức ở hàm lượng rất thấp (dưới giới hạn kiểm tra).

- Một số chất hoá học (ví dụ như các hợp chất phospho hữu cơ) có thể gây ngộ độc mà không phát hiện thấy trong mô bằng các phương pháp phân tích thông thường.

- Một số hoá chất độc có thể tích luỹ với hàm lượng cao ở một số mô nhất định mà không gây ngộ độc (ví dụ: hợp chất clo hữu cơ tích lũy trong mô mỡ...).

- Sự kết hợp của chất độc với các tác nhân hoặc chất dinh dưỡng khác có thể làm giảm hoạt tính chất độc lưu giữ trong mô (ví dụ như thuỷ ngân có thể kết hợp với selen và protein tạo thành một phức hợp lưu trữ trong mô mà không gây độc).

* Các phương pháp xét nghiệm độc chất hiện nay bao gồm:

- Sắc ký lớp mỏng: chủ yếu định tính chất độc. có thể phát hiện hầu hết các chất gây độc thông thường như thuốc trừ sâu (PPHC, clo hữu cơ), thuốc diệt chuột, thuốc ngủ, các chất độc trong cây (alcaloid, glycosid)

- Các máy quang phổ khối, sắc ký khí, sắc ký lỏng hiệu năng cao… có thể định lượng nồng độ chất độc, tuy nhiên chỉ một số phòng thí nghiệm hiện đại mới được trang bị những máy này.

1.3. Lấy mẫu cho các xét nghiệm chẩn đoán ngộ độc a. Các nguyên tắc lấy mẫu kiểm tra ngộ độc

* Các mẫu bệnh phẩm: Khi lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, cần lưu ý:

- Máu là môi trường chính để vận chuyển chất độc trong cơ thể.

- Lấy mẫu chất nôn hoặc phân khi súc vật bị ngộ độc qua đường tiêu hóa. Một số chất độc được đào thải qua phân.

- Nước tiểu là đường chính bài tiết nhiều chất độc, độc tố.

- Da và tóc rất quan trọng đối với các trường hợp phơi nhiễm với chất độc qua da.

Trong tóc tích luỹ kim loại và một số hợp chất hữu cơ gây độc mạn tính.

* Các cơ quan quan trọng cần phải lấy mẫu để xét nghiệm chất độc:

- Gan là cơ quan chính tham gia chuyển hoá và bài tiết chất độc.

- Thận là đường bài tiết quan trọng đối với nhiều chất độc.

- Dạ dày và ruột non phản ảnh ngộ độc do mới phơi nhiễm với chất độc qua đường miệng nhưng không quan trọng đối với những chất tích lũy hoặc gây ngộ độc mãn tính.

* Các mẫu từ môi trường: Kết quả xét nghiệm các mẫu môi trường góp phần tìm ra nguồn chất độc hoặc là những gợi ý về nguồn phơi nhiễm. Các mẫu sẽ bao gồm:

- Những mẫu thức ăn, nước mới được sử dụng.

- Cây cỏ bị nghi là gây ngộ độc.

- Mồi, bả có chứa chất độc.

- Các chất hoá học, thuốc diệt côn trùng, dung môi và các vật dụng mà súc vật có thể tiếp xúc.

- Các loại thuốc có thể gây ngộ độc cho súc vật hoặc gần đây được sử dụng trong trị liệu.

- Thức ăn, nước, cây cỏ mà động vật đã ăn rất cần thiết cho việc phát hiện các nguồn gây độc. Một điều quan trọng phải lưu ý là những loại thức ăn đã gây ngộ độc có thể không còn tồn tại đến thời điểm kiểm tra.

b. Các mẫu bệnh phẩm và mẫu từ môi trường cần thiết cho chẩn đoán ngộ độc Bảng 2.3: Các mẫu bệnh phẩm và mẫu từ môi trường cần thiết

cho chẩn đoán ngộ độc Mẫu

bệnh phẩm

Lượng

mẫu ý nghĩa chẩn đoán

1. Trước khi bệnh súc bị chết

Máu 5 - 10 ml Để phát hiện sự phơi nhiễm với hầu hết kim loại, các nguyên tố vi lượng, chotinesterase, thuốc trừ sâu và glycol ethylene, giúp đánh giá hình thái hồng cầu và bạch cầu,

Huyết thanh

5 - 10 ml Xác định chất điện giải, nitơ urê, nitơ ammoniac và chức năng các cơ quan của cơ thể; các kim loại, thuốc thú y và vitamin.

Nước tiểu 50 ml Phát hiện ancaloit, kim loại, chất điện phân, kháng sinh, thuốc, sulfonamides và oxalates.

Phân 250 g Phát hiện các chất độc qua đường miệng, các loại thuốc, chất độc được bài tiết trước tiên qua mật.

Chất nôn 250 g Phát hiện tất cả các loại chất độc đã hấp thụ, đặc biệt là những chất độc không thể tìm thấy trong mô (phospho hữu cơ, ionophores).

Tóc 5 - 10 g Phát hiện sự phơi nhiễm với các chất diệt côn trùng, sự tích luỹ mạn tính một số kim loại (ví dụ asen, selen)

2. Sau khi bệnh súc bị chết

Gan 100 g Là nơi xảy ra các phản ứng chuyển hoá chính của cơ thể, nơi tích luỹ các kim loại, các chất diệt côn trùng có hại, alkaloit, phenol và một số mycotoxin: Túi mật được dùng để phát hiện ra các độc tố tập trung trong mật (ví dụ như chì). Mẫu cần được bảo quản lạnh.

Thận 100 g Cơ quan bài tiết chính đối với các chất kháng sinh và các loại thuốc khác, các chất độc đã qua chuyển hoá, alkaloit, chất diệt cỏ, một số kim loại, hợp chất phenol, oxalate.

Chất chứa dạ dày

500 g Xácđịnh các chất độc phơi nhiễm qua đường miệng trong thời gian gần nhất.

Chất chứa dạ cỏ

500 g Xác định các chất độc phơi nhiễm qua đường miệng.

Một số chất độc có thể bị thoái biến ở dạ cỏ (ví dụ như nitrate, độc tố nấm).

Định lượng chất độc khó do có sự khác nhau về nồng độ và thiếu sự tương quan giữa hàm lượng chất độc trong dạ cỏ với hàm lượng chất độc trong mô. Mẫu lấy từ vài vị trí trong dạ cỏ và được bảo quản lạnh.

Mỡ 250 g Phát hiện các chất độc tích luỹ trong mỡ (ví dụ chất diệt cỏ clo hữu cơ, dioxin)

Dịch mắt Toàn bộ mắt

Phát hiện chất điện phân (ví dụ natri, canxi, kali, magiê) nitơ amoniac, nitrat, nitơ urê, hàm lượng kali và urê, sử dụng để dự đoán thời điểm con vật bị chết.

Tách riêng thuỷ dịch và thuỷ tinh dịch.

Não Toàn bộ

não

Phát hiện một số độc tố thần kinh (ví dụ thuốc trừ sâu clo hữu cơ, pyrethrin, natri, thuỷ ngân).

Tách riêng não theo mặt cắt dọc và tách nhân đuôi để phát hiện cholinesterase. Nửa bán cầu não được bảo quản lạnh, 1/2 cố định trong dung dịch đệm fomalin 10%.

Môi trường thức ăn

2 Kg Nên lấy các mẫu đại diện và sau đó trộn lẫn thành một mẫu hỗn hợp composite hoặc giữ lại các mẫu riêng lẻ (nhằm phát hiện nguy cơ khác nhau trong thứcăn).

Cỏ xanh, thức ăn ủ chua

5 kg Mẫu được từ nhiều vị trí trên đồng cỏ hay trong nhà kho.

Silage nên được xử lý lạnh để tránh bị mốc và hỏng.

Một phần của tài liệu Giaó trình độc chất học (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)