Cây độc chứa Glucozid cường tim
* Nguồn gốc
Lá cây dương địa hoàng chứa digitalis. Lá cây trúc đào Nerium oleander chứa nerionin. Cây sừng dê, sừng trâu gồm toàn cây, nhất là hạt chứa Strophantin. Trong hạt cây thông thên Thevetia yellow oleander chứa thevertin
* Công thức chung
Công thức phân tử của glucozid cường tim gồm 2 phần, phần đường oza và phần không phải đường là genin hay glycon. Phần genin có tác dụng đặc hiệu trên tim. Phần đường quyết định độ hòa tan và khối lượng phân tử.
Cây khác nhau chứa các glucozid khác nhau nhưng lại có tác dụng tương tự nhau trên tim - kích thích hoạt động của tim. Các tác dụng khác ngoài tim của glucozid cường tim được taọ ra do hiệu quả tổng hợp của hai tác nhân trên (phần đường và không đường của từng cây một). Mỗi cây còn có một kiểu gây độc khác ngoài tim. Các glucozid cường tim còn có tác dụng trên đường tiêu hóa: tuỳ từng cây, chúng có thể gây viêm cata hay xuất huyết ruột ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Mọi loài động vật đều rất mẫn cảm. Đồng bào da đỏ đã dùng những cây có chứa glucozid cường tim này làm thuốc tẩm tên trong săn bắn thú trên rừng.
* Triệu chứng: Các glucozid cường tim đều có tác dụng đặc hiệu đến hoạt động của tim; đồng thời vẫn còn tác đụng khác trong cơ thể ngoài tim. Đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật. Tứ chi lạnh, nhiệt độ cơ thể bình thường hay giảm thấp. Mạch nhanh nhưng yếu (trầm). Hô hấp tăng cả về tần số và biên độ (thở sâu). Liệt và chết (trước khi chết thường không co giật). Các triệu chứng trên thường kéo dài không quá 24 giờ
* Bệnh tích: Xác chết có các biểu hiện: Viêm cấp hay chảy máu dạ dày - ruột. Máu chuyển mầu nâu đen, loãng không đông chứa đầy khắp các xoang trống trong cơ thể.
* Chữa trị: Nhanh chóng loại trừ tất cả chất chứa trong dạ dày và ruột. Động vật nhỏ cho uống thuốc gây nôn sau đó thụt rửa dạ dày. Ngựa và trâu, bò dùng thuốc tẩy và thụt rửa trực tràng. Loài nhai lại chú ý đến sự ổn định của vi sinh vật trong dạ cỏ.
Hãy nhớ rằng: chỉ với một liều rất thấp - một chút lá còn đọng lại lâu trong dạ cỏ có thể giết chết động vật.
Không có thuốc chữa đặc hiệu cho từng loài động vật. Hiện nay đang chữa thí nghiệm theo hai cách sau
Uống procain 10 - 20 gam/con cừu hay trâu, bò. Cứ sau 4 giờ lại uống nhắc lại.
Uống Kali glutamate 10 - 25 gam/con cừu hay trâu, bò.
Một số trường hợp ngộ độc ở gia súc do ăn cây trúc đào.
- Một trại chăn nuôi gia súc ở Bacơ đã bị chết 8 con ngựa trong 2 tuần do là của cây Trúc đào lẫn vào cỏ cắt. Mọi ngựa đều chết đột tử, không bị ốm. Một con ngựa ở Los Angeles đã bị chết do ăn phải các mẩu cắt nhỏ của lá cây trúc đào lẫn trong bó cỏ cắt ở vườn. Cây này được chủ gia súc trồng làm hàng rào ở quanh vườn.
- Tại Los Angeles có một nhóm bò bị chết rất nhanh (đột tử) với các triệu chứng không điển hình. Khi kiểm tra đã tìm được lá của cây Trúc đào trong bó cỏ khô. Các bó cỏ khô này lại được tìm thấy ở gần hàng rào, nơi có cây Trúc đào mọc. Lá cây Trúc đào đã rơi lẫn trong bó thức ăn khô. Có 4 con bò cái tơ đã bị chết do chúng ăn lá cây Trúc đào khi đang rất đói. Trường hợp khác, một người chủ chăn nuôi đã bị chết 15 con bò hậu bị do bãi chăn thả và phơi thức ăn cho gia súc ở cạnh lô đất có cây trúc đào.
cây dương xỉ Tên khác: cây lông khỉ, cẩu tích (bracken) Tên khoa học Cibotium barometz L. Họ lông cu ly Dicksoniaceae
* Đặc điểm thực vật: Lá kép lông chim, có hình tam giác đối xứng cả 3 tầng. Đôi khi mép là có răng cưa hay hình lược. Rễ cây ăn sâu vào khe đá.
* Nguyên nhân: Bình thường động vật không thích ăn, nhưng do bị đói hay thiếu thức ăn buộc phải ăn cây này trong 30 - 60 ngày hay lâu hơn. Khi gia súc ăn nhiều, trong thời gian dài cây này, sẽ bị độc. Động vật bị ngộ độc dường như thường xuyên, bị quanh năm, hay gặp nhất vào mùa khô, khi lượng cỏ giảm.
*Triệu chứng: Hay gặp trên loài ăn cỏ, trâu, bò, ngựa thường bị ngộ độc do thiếu vitamin B1. Lợn có biểu hiện không rõ. Triệu chứng trên trâu, cừu khi ngộ độc như sau: Bệnh tiến triển rất nhanh.
Xuất huyết là triệu chứng hay gặp nhất. Chẩy máu có thể nhìn thẩy ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể: tiết niêm dịch nhầy có lẫn màu ở niêm mạc mũi, miệng. Da xuất huyết... Chẩy máu ở các khoang trống trên cơ thể. Viêm ruột, tiêu chẩy ra máu. Hạ huyết áp, giảm nhịp tim. Khó thở do dịch thẩm xuất hay xuất huyết ở thanh quản, các khí quản. Nhiều khi động vật chết mà chưa kịp quan sát được các triệu chứng trên do bệnh tiến triển quá nhanh. Thường chết sau 1 - 10 ngày. Tỷ lệ mắc bệnh rồi ốm yếu chiếm 20%. Tỷ lệ tử vong cao. Triệu chứng có thể bị phát hiện trong khoảng thời gian 2 - 3 tuần sau khi di chuyển đàn gia súc tới đồng cỏ mới.
* Bệnh lý: Nhận biết đầu tiên đối với đại gia súc là sự giảm các tế bào bạch cầu hạt và tiểu cầu ở máu ngoại vi. Chúng chính là các tế bào nhân khổng lồ (tế bào đại thực bào) ở tuỷ xương. Giảm thể thực bào. Giảm khả năng đề kháng khi bị nhiễm khuẩn. Giảm lượng thrombocytes gây nên bệnh chẩy máu. Giảm khả năng sản sinh tế bào hồng cầu, nhưng xuất hiện chậm hơn bởi vì nó có liên quan với cuộc sống lâu dài của rbc ở mach máu ngoại vi.
Bức tranh về máu khi loại ăn cỏ bị ngộ độc như sau: Giảm bạch cầu trung tính. Giảm tiểu cầu máu và rbc bị giảm ở giai đoạn sau. Với cừu: bị giảm hồng, bạch cầu tổng số - thường gọi là “bệnh sáng mắt”
* Chẩn đoán phân biệt với các bệnhngộ độc sau: Bệnh leptospilosis, huyết nhiễm khuẩn, sốt phát ban, da bị nhiễm bức xạ, nhiễm tia X, bệnh say nắng, nhiễm các hoá chất:
benzen, dinitrophenol, trinitrotoluene, các chất kháng chuyển hoá - chống lại sự trao đổi chất - diaminopurine, mercaptopurine, chất kháng vitamin - antivitamin, các thuốc: aminopterin, urethane, các tác nhân kiềm sinh học - nitrogen mustard (cây cải có nitrogen), triethylene melamone gọi là “ myleran” - chứng gây sạm, tím da, tác nhân trichlorethylene được chiết ra từ dầu đậu, một số muối của arsenicals.
*Chữa trị khi trâu, bò bị ngộ độc: Dùng kháng sinh đề phòng bội nhiễm. Truyền máu, nhất là các nguyên tố khoáng trong máu.
họ cỏ lúa miến - orghum spp
Trong họ cỏ lúa miến có các giống hay gây độc Sorghum vulgare - giống cỏ lộc vực;
S. sudanense cỏ sudan trồng; S. halepense - cỏ dại mọc hoang hai bên đường hay vùng đầm lấy.
*Độc tố: Trong các cây cỏ này chứa cyanogenetic glucozid tên dhurrin. Chất dhurrin là chất thứ cấp không gây độc cho cây. Khi động vật ăn nhiêu, trong cơ thể nó bị thủy phân thành a cid cyanhydric tự do mới gây độc.
Trong cỏ non chứa nhiều cyanogenetic glucozid. Chất dhurrin sẽ giảm dần theo sự phát triển của cây, rồi trở nên không độc ở cỏ trưởng thành. Nhưng khi chuyển từ mùa khô, lạnh sang mùa mưa, cỏ non mọc nhiều, súc vât dễ nhiễm. Nếu cỏ được trồng, không nên cắt hay cho bò khi độ cao của cỏ chưa đủ 50 cm. Trong cỏ non có chứa men thủy phân cyanogenetic glucozid, khi ta phơi cỏ các men này sẽ thủy phân cyanogenetic glucozid cho ra
acid cyanhydrac tự do bay vào không khí. Súc vật ăn cỏ khô sẽ không bị độc. Nhưng trong cỏ non có khoảng 30% a cid cuanhydric, lượng này sẽ giảm dần và mất đi sau 4 - 4,5 tháng
* Cơ chế: Trâu, bò, cừu và ngựa đều mẫn cảm. Khi vào cơ thể dưới tác dụng của dịch tiêu hóa và men phân giải đặc trưng của cyanogenetic glucozid, a cid cyanhydrac tự do được giải phóng. Khi đó a cid cyanhydrac tự do khử hoạt tính của men vận chuyển điện tử cytochrome oxidase, ức chế Fe+++ của hồng cầu, gây methemogbin. Kết quả hồng cầu không vận chuyển được oxygen cho các tế bào.
* Triệu chứng: Vật sẽ chết nhanh trong 30 phút đến 2 giờ, nhiều chủ không hiểu lý do, vật gần như không bị ốm. Khi chết vật có các biểu hiện: chảy nước bọt, dãi nhiều; khó thở, rối loạn vận động các chi, sau kiệt sức do cơ bắp bị co giật liên tục, không khống chế được. Vật chết còn do liệt trung khu hô hấp. Với gia súc cái gây xẩy thai, đẻ non. Với ấu súc gây viêm khớp.
* Kiểm tra chất độc: kiểm tra nồng độ a cid cyanhydric trong mẫu cỏ tươi và chất chứa dạ dày của súc vật.
* Bệnh tích: Bệnh cấp tính: viêm cầu thận có tơ huyết
Bệnh mạn tính: viêm loét đại tràng dạng hạt. Tổn thương và thoái hoá sợi thần kinh các đột sống lưng, khum, tuỷ sống
Xuất huyết nghiêm trọng dưới da. Các khí quan nội tạng bị xung huyết. Màu có mầu đỏ sáng. Đó là những biểu hiện đặc trưng khi súc vật bị trúng độc HCN trong thực vật. Phù dọc đường hô hấp. Dịch nhầy chứa dầy từ mũi, hầu, thanh và các nhánh khí quản - phổi.
Chú ý: giữa ngộ độc cyannide và cỏ lúa miến có sự giống nhau về cơ chế hoá học gây ngộ độc. Triệu chứng lâm sàng và mức độ tổn thương.
+ Neuro lathyrism (dipeptide) được sản xuất ra bởi R - glutamyl - B - cyanoalanine.
+ Cyanide metabolism là sản phẩm tiền thân của dipeptidas.
+ Phản ứng.
L - cystine + HCN ==è H2S + B - cyanoalanine (R - glutamyl transferase).
B - cyanoalanine ====è R - glutamyl - B - cyanoalanine.
* Chữa trị: Truyền vào tĩnh mạch 75 - 150 ml dung dịch gồm: 1% muối nitrat natri và 25% thiosulphat natri.
Cơ chế giải độc:
ferricytochrome + CN ===è Ferricytochrome oxidase cyanide (Respiratory enzyme) (R.E. inhibited)
NaNO2 + Hb =====è Methemoglobin MetHb + CN ====è Cyanmethemoglobin
(Temporary tie -up of cyanide) Na2S2O3 + CN + O===èSCN - + Na2SO4
(Sodium thiocyanata) (Permanent tie - up of cyanide)
- Sử dụng dung dịch thiosulphat đưa vào dạ dầy để loai trừ acid cyanhydric trong dạ đầy. Cách pha chế dung dịch gồm 30% thiosulphat natri và 2% nitrite natri. Liều dùng từ 30 -50 ml/đại gia súc; 10 -20 ml/tiểu gía súc (cừu, hươu).
- Chuyển động vật ra khỏi khu vực đồng cỏ có các cây độc.
Cây mơ tên khác: ô mai, khổ hạnh nhân, abrricotier (Pháp) Tên khoa học Prunus armeniaca. L. Họ hoa hồng - Rosaceae.
Cây mọc hoang hay được trông rất nhiều nơi trong cả nước: Hà Tây, Nam Định, Thanh Hóa, Lao Cai, Sapa…Thường trồng thành rừng hay hai bên đường đi.
* Nguyên nhân: Toàn cây, cả cành con và lá đều chứa chất độc tại bất kỳ thời điểm nào. Lá chứa nhiều độc tố vào mùa xuân và giảm dần trong cả mùa hè. Mặc dù vậy, song cũng có một vài vùng lại hay gặp trúng độc vào mùa hè sau khi thu hết quả thường cắt bỏ cành, động vật bị ép ăn quá nhiều cành non của cây mơ, mận, đào do thiếu thức ăn xanh.
* Độc tố: Trong toàn cây, nhất là hạt chứa độc chất amygdalin - glucozid chứa cyanhydric, khi thủy phân cho ra acid cyanhydric, acid andehybenzoic
* Cơ chế: Loài nhai lại: Trâu, bò, cừu hay bị và cũng mẫn cảm hơn các loài vật khác, do quá trình tiêu hóa cenlulo ở dạ cỏ đã giải phóng ra a cid cyanhydric. A cid cyanhydric được hấp thu vào máu và ức chế sự vận chuyển sắt trong men cytochrome oxidaza của tế bào máu gây methemoglobin. Máu không vận chuyển, cung cấp được oxy cho tế bào. Máu đỏ nâu, không đông, da tím tái.
* Triệu chứng: Động vật có biểu hiện chung giống như các trường hợp trúng độc những hợp chất chứa cyangenetic glucozid trong cây: khó thở là triệu chứng điển hình, nhiều chủ nhà không biết vật chết do nguyên nhân gì vì nó không ốm. Cũng có thể gặp các trạng thái khác: mất thăng bằng, kiệt sức, suy sụp và chết. Vật chết rất nhanh trong vài phút, đến 1 hay 2 giờ, vùng phổi xẹp xuống do các phế nang bị phá hủy. Khi chết từ mũi, hậu môn máu đen không đông chảy ra.
* Bệnh tích: Máu mầu mâu đen không đông chảy ra từ mũi, hậu môn. Đường tiêu hóa bị xung, xuất huyết.
* Chữa trị: Xem phần chữa trị cyanozid hay cỏ lúa miến.
CÂY RAU dền
Tên la tinh: Amaranthus reetroflexus. L. Họ Thuỷ tiên Amaranth
* Đặc điểm sinh học: Cây có nhiều vào vụ xuân hè. Cây mọc hoang ở hai ven đường, cánh đồng, sân nuôi gà vịt, quanh nhà kho… Cây dền cơm, dền gai, dền tím. Lá đơn, h́nh tim hay hơi tṛn, mọc cách, Thân tròn, mầu xanh, có khi có gai mầu xanh. Hoa mầu xanh nhạt hay tím tía, mọc trên ngọn hay kẽ lá.
* Độc tố: Trong cây có chứa độc tố gây phù chân lợn - độc tố thận (nephrotoxic). Khi phơi khô, trong cây chứa hàm lượng muối oxalate tới 30%. Đây chính là độc tố gây tích nước trong tổ chức và tế bào. Các cây khác cùng họ thuỳ tiên này còn chứa nhiều muối nitrat. Đây cũng là một dạng độc tố của cây.
* Cơ chế: Phù chân là triệu chứng nhận thấy rõ nhất trên lợn 15 - 60 kg được nuôi theo kiếu nhốt, không thả rông, đột nhiên trong khấu phần ăn có quá nhiều cây Amaranthus reetroflexus tươi, non. Trong thí nghiệm đã có từ 5 - 50% số lợn bị chết do ăn cây
Amaranthus reetroflexus ở dạng tươi mặc dù đã qua lửa. Các trường hợp khác lợn bị ốm sau 2 - 3 ngày khi cho ăn cây Amaranthus reetroflexus được 5 - 10 ngày tuỳ liều lượng.
Chất độc nitrate cũng hay gây độc cho loài ăn cỏ. Khi trên bãi chăn thả có lẫn cây Amaranthus reetroflexus ở dạng tươi, non. Cũng có khi gặp trâu, bò bị nhiễm độc do cho ăn cỏ non đã được bón quá nhiều đạm, phân hay sau khi trời mưa qua một vài ngày làm lượng chất độc, nhất nitrate trong cây đột nhiên tăng cao.
* Triệu chứng: Mọi động vật cả dạ dày đơn và dạ dày kép đều mẫn cảm, tuy nhiên triệu chứng của mỗi loài có khác nhau. Trước tiên chúng đều có biểu hiện chán ăn, suy nhược, sau chuyển sang co giật, mất thăng bằng. Đặc biết các chi đều bị sưng tấy và viên các khớp ngón, khớp cổ chân bị dính chặt (ở lợn triệu chứng này rất rõ). Hầu như động vật bị sưng, sau kéo lê chi sau trước rồi chuyển nhanh sang trạng thái liệt. Cuối cùng hôn mê và chết trong trạng thái nằm nghiêng. Một số trường hợp khác lại xuất hiện phù nơi vùng thấp (dọc bụng, yếm). Lạc đà hay bị phù toàn thân. Nhiệt độ vẫn bình thường, không tăng nhưng BUN lại tăng. Động vật thường bị chết sau 24 giờ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, một số nhẹ chết sau vài ngày.
Với động vật nhai lại, vi sinh vật trong dạ cỏ có khả năng biến nitrate trong cây thành amoniac để tổng hợp protein. Sau đó prototzoa trong dạ cỏ sẽ thực bào vi sinh vật và sử dụng thêm các gốc adenin, guanin và uraxin để tổng hợp nên a cid nucleic. Như vây thông qua vi sinh vật và protozoa cộng sinh trong da cỏ, loài nhai lại đã sử dụng protein cao cấp. Khi hàm lượng nitrate trong cây cao sẽ làm tăng độc tính của cây với loài nhai lại do lượng dư thừa nitrate không được vi sinh vật sử dụng sẽ hấp thu vào máu gây methemoglobin. Khi trong máu có khoảng 10% số hồng cầu bị chuyển thành dạng methemoglobin, khi đó lượng cyanozid tiếp tục hấp thu vào máu báo vào bề mặt hồng cầu làm máu của hồng cầu chuyển mầu nâu đen. Kết quả động vật chết do thiếu lượng oxy trong tổ chức tế bào.
* Bệnh tích: Độc tố của cây là độc tố thận (nephrotoxic) tấn công chủ yếu vào thận.
Bệnh tích chủ yếu xuất hiện trên thận. Thận không sưng to nhưng nhạt mầu. Vỏ thận bị xuất huyết. Ôngs thận bị viêm, thoái hoá. Cầu thận và bể thận có sỏi không tan hay gặp ở lợn, trâu, bò, ít gặp trên lạc đà. Xét nghiệm nước tiểu có nhiều tế bào ống thận.
Ngộ độc nitrate cấp tính thường gây bệnh tích trên niêm mạc mắt, mũi, miệng và da toàn cơ thể mầu tím tái. Máu mầu nâu đen chocolat.
* Chữa trị: Không có thuốc chữa đặc hiệu cho chứng phù chân.
Chữa methemoglobin bằng cách tiêm tĩnh mạch liều 4 ml/25 kg thể trọng dung dịch gồm 1ml natri nitrit 20% và 3 ml dung dịch natri thiosulphat 20%. Cũng có thể dùng 2 - 3 g xanh methylen/220 kg thể trọng pha thành dung dịch có nồng độ 1 - 4% trong đường glucoza 5% truyền tĩnh mạch.
Cây thường lục - tên khác: trường bất lão, kim thất nương
Tên khoa học Phytolacca amercana L Họ Thường lục - Phytolacaceae.
* Đặc điểm thực vật: Thường lục là cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1 mét. Hoa chum, mầu trắng, hoa nở tháng 5 - 7. Quả mọng, hình cầu dẹt, có 8 - 10 múi, chín vào tháng 8 -10 Khi chín có mầu đỏ hay tím đen. Quả chín chứa 8 - 10 hạt. Cây mọc hay được trồng làm thuốc tương đối phổ biến ở Việt Nam. Trong tập sách “thân nông bản thảo” biên soạn đầu tiên 200 năm trước công nguyên cũng đã ghi nhận rễ cây này có độc.