Ngộ độc các chất độc vô cơ khác

Một phần của tài liệu Giaó trình độc chất học (Trang 66 - 73)

Chương III Các chất độc vô cơ

2. Ngộ độc các chất độc vô cơ

2.2. Ngộ độc các chất độc vô cơ khác

a. Fluorid

* Nguyờn nhõn gây ngộ độc

Các hợp chất fluorid có trong thành phần của cao lanh, photphorid, supperphotphat và trong quặng apatit. Trong chăn nuôi, thú y hay sử dụng nguồn này làm thức ăn bổ xung thêm nguồn photpho hay sử dụng làm thuốc trị giun, sán cho lợn. Do sử dụng sai nên thú nuôi bị nhiễm độc.Tại các khu công nghiệp luyên kim loại: nhôm, sắt... hay quanh cỏc khu mỏ apatit, nhà mỏy sản xuất phõn lõn... nguồn nước cũng như cỏ cây bị ô nhiễm nhiều.

Các động vật nuôi đều mẫn cảm, trong đó bũ mẫn cảm nhất, sau đó đến lợn ngựa. Gia cầm ít mẫn cảm hơn.

* Độc tính

Trên chuột liều gây độc của natri fluorid cho qua đường tiêu hóa 200 - 250 mg/kg thể trọng; Loài ăn cỏ bũ 1,5 mg/kg gây nhiễm độc món tớnh. Trong thức ăn khô chứa 5 ppm chưa gây độc cho bũ và cừu, trờn 14ppm xuất hiện cỏc biến đổi bệnh lý có hại, từ 25 - 50 ppm trõu, bũ bị trỳng độc rừ. Với ngựa 50 mg/kg bị ngộ độc, lợn ăn hàng ngày 1,5 - 2% đó cú triệu chỳng ngộ độc.

* Triệu chứng và bệnh tớch

Nếu qua đường tiêu hóa, liều cao gây kích ứng niêm mạc do hydrogenfluorid. Với loài nhai lại, fuorid ức chế vi sinh vật dạ cỏ. Sau khi được hấp thu vào máu tạo CaF2 khó tan đồng thời làm giảm Ca trong mỏu. Kết quả làm chậm quỏ trỡnh đông máu, ức chế sự chuyển hóa, hô hấp của mô bào. Fluorid cũn ức chế hoạt động của các men lipaza, phopataza, ngăn cản sự tổng hợp vitamin C trong gan. Trong cơ thể fluorid có mặt trong nhiều tổ chức: xương, răng, lông, da, sừng, móng. Khi bị nhiễm độc sẽ tăng đào thải CaF2 nên làm giảm Ca trong máu, xương và gây hại đền các men tham gia quá trỡnh trao đổi chất của canxi và photpho.Vật nuôi có thể bị độc ở 2 thể

Ngộ độc cấp tính hay xẩy ra trên lợn khi dùng thuốc tẩy giun có triệu chừng chẩy nhiều nước dói, nụn, đau bụng, tiêu chẩy phân có khi lẫn máu. Vật khát nước, cơ bắp và toàn thân co giật. Các trung khu hụ hấp và vận mạch bị te liệt. Vật chết do trụy tim mạch.

Bệnh tớch: thấy viờm dạ dày - ruột rất nặng. gan thận tụ máu. Máu đen không đông.

* Chữa trị:

Cho uống nhiều nước để pha loàng nồng độ fluorid hay tiờm tĩnh mạch dung dịch CaCl2, bổ xung thêm đường glucoza, các vitamin D, E, C

Nhiễm độc mạn tính: vật có triệu chứng kém ăn, sút cân nhanh, giảm khả năng sản xuất. Xương, răng biến dạng: chân cong, cột sống vẹo, dị dạng, vật đi lại khó khăn. Răng biến mầu, dễ góy. Bệnh tớch chủ yếu ở xương và răng. Các tổ chức nhu mô bị thoái hóa, nhiều khi thấy thận bị viêm mạn tính.

Chữa trị cho ăn thức ăn có bổ xung thên canxi, photpho, vitamin D, nhụm oxid. Chăn thả ngoài đồng xa vùng cỏ cây và nước uống bị ô nhiễm fluorid.

b. Nitrate, nitrit vô cơ (đọc)

* Nguyên nhân

Người và động vật có thể bị nhiễm: Do nước uống có nồng độ nitrat cao, dung dịch 1,0 - 3,0 ppm đã gây độc. Hay dùng thức ăn bổ sung chứa các muối của chúng, đặc biệt là nuối nitrat kali (KNO3)

* Triệu chứng: Phần này xem trong cây độc chứa các hợp chất hữu cơ của nitrat Có hội chứng cyanosis. Khó tiêu, thở nhanh, có âm ran ướt do dịch tiết nhiều ở nhánh khí quản. Mạch nhanh có thể đến 150 nhịp trên giây. Vật suy sụp nhanh, nằm nghiêng. Nước tiểu chuyển mầu nâu rất nhanh trong vài phút. Có khi xuất hiện co giật, nhưng hôn mê thường xuyên gặp. Máu chuyển mầu đen nâu nhiêu người gọi là máu mầu chocolate, loãng, không đông. Vật chán ăn, nhất là động vật non: bê, nghé. Con cái dễ sảy thai. Tiết rất nhiều nước bọt, phù nặng ở tổ chức liên kết dưới da.

Với nitrate của cây có thể gặp: đau bụng, tiêu chảy, bỏ ăn, cyanosis, co giật rồi chết.

Xác chết: máu mầu đen và xuất huyết.

Thử nghiệm độc ngắn ngày trên trâu, bũ nhận thấy với liều lượng 1,5% trong cỏ khô, gây chết súc vật, do nitrat bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong ruột thành nitrit và chính nitrit gây ngộ độc. Nhưng chó, thỏ, chuột cống trắng với liều lượng: 500 mg/kg thể trọng lại không bị ảnh hưởng vỡ nitrat được thải nhanh chóng ra ngoài , qua phân và nước tiểu.

Với người dùng liều 4 g uống làm nhiều lần trong ngày, cũng có thể bị ngộ độc. Trẻ em nhạy cảm hơn đặc biệt từ 6 tháng trở xuống lại càng dễ bị ngộ độc. Nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc do uống nước có nitrat từ 93 - 443 mg NO3/lít nước. Trẻ em mắc chứng bệnh khó tiêu với lượng 50 mg/lít nước uống đó bị ngộ độc rồi.

Natri nitrit, kali nitrit: NaNO2, KNO2

Natri nitrit, Kali nitrit dựng trong thực phẩm phải ở dạng bột trắng tinh khiết. Dùng để giữ màu đỏ cho thịt muối mặn, làm thuốc sát khuẩn trong bảo quản cá, thịt và chế phẩm từ cá, thịt (cỏ, thịt muối hoặc ướp lạnh). Thường dùng kết hợp với nitrat.

* Độc hại: Nhiều trường hợp bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn có chứa nhiều nitrit với liều lượng LD50 cho người lớn vào khoảng từ 0,18 – 2,5 g và thấp hơn cho người già và trẻ em (Natri nitrit dựng trong chữa bệnh gõy gión mạch, liều lượng từ 30 - 120 mg).

Nitrit tỏc dụng với hemoglobin chuyến nú thành methemoglobin. Tuy động vật và khả năng tái tạo methemoglobin thành hemoglobin mà vật có bị ngộ độc hay không.Thường cứ 1 g natri nitrit có thể chuyển 1855 g hemoglobin thành methemoglobin.

* Triệu chứng: ngộ độc cấp tính xuất hiện nhanh và đột ngột ngay sau khi ăn một lượng lớn nitrit: nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa dữ dội, tiêu chảy, tiếp theo là tím tái (mụi, đầu mũi, tai, đầu, tứ chi và mặt) nếu không chữa trị kịp thời sẽ ngạt thở dần, bệnh nhân hôn mê và chết. Trong một vài trường hợp triệu chứng ngộ độc chỉ nhức đầu, buồn nôn hoặc chỉ tím tái ở mặt.

Ngộ độc cấp tính là do ăn nhầm phải nitrit hoặc nitrat (nhầm là muối ăn NaCl), do ăn phải lương thực nhiễm lẫn phân đạm nitrat, do uống phải nước có nhiều nitrat, cũng có thể do uống thuốc muối bithmut kiềm natri chữa viêm loét dạ dày. Khi vào cơ thể nitrat bị khử bởi vi khuẩn ruột thành nitrit gây ngộ độc. Người uống rượu dễ bị ngộ độc hơn do rượu kích thích tốc độ hỡnh thành methemoglobin.

Nhiễm độc mạn tính: thường xảy ra ở những người công tác sản xuất canxi nitrat.

Trước hết, người bị ngộ độc thấy niêm mạc mũi bị phồng lên, sau đó xẹp đi và thủng thành lỗ trũn hoặc bầu dục ở phần giữa của vỏch ngăn mũi. Ngoài ra cũn thấy cỏc acid nitrơ kết hợp với các acid amin bậc 2 để tạo thành dialkyl nitrosamin rất dộc và gây ung thư gan trên chuột cống trắng. Nhưng thử nghiệm của Druckey (1962) trên chuột cống trắng lại chỉ thấy tuổi thọ giảm đi, từ 740 ngày xuống cũn 625 ngày mà khụng thấy khối u.

Khi bị ngộ độc ngoài việc rửa dạ dày cũn cho thở oxi. Trường hợp ngộ độc nặng phải tiêm dung dịch xanh metylen với liều nhỏ vào tĩnh mạch để chuyển methemoglonin thành hemoglobin.

c. Muối ăn (NaCl)

Natri và clor là các cation và anion chủ yếu ngoài màng và trong tế bào. Natri, K và Cl là các ion chính ảnh hưởng đến sự cân bằng chất điệu giải và a cid - bazơ trong dịch của cơ thể sống.

Ngộ độc muối ăn rất hay gặp trong chăn nuôi gia cầm, lợn, loài nhai lại ít gặp hơn.

* Nguyên nhân

Do sử dụng nồng độ muối cao trong thức ăn hay dùng bột cá mặn của lợn cho gia cầm.

Khi động vật không được uống đủ nước, ngay cả khi nồng độ muối bình thường hoặc thậm trí còn thấp hơn vật cũng đã có biểu hiện ngộ độc rồi.

* Độc tính

Tuỳ loài động vật, có trường hợp thức ăn chứa tới 10 - 20% muối nhưng được uống đủ nước, vật vẫn chưa có biểu hiện trúng độc. Ngược lại nếu không đủ nước, nồng độ nuối chỉ đạt 1 -2% cũng đã gây trúng độc.

*Liều gây chết:

Trên chuột tiêm mạch 2500 mg/kg; tiêm phúc mạc 5000 mg/kg.

Trên lợn cho uống liều 2 - 4 g/kg đã có biểu hiện độc.

Với gia cầm liều 4,5 g/kg đã gây chết.

Trâu, bò liều 1 - 3 kg/con, ngựa 0,75 - 2,0 kg/con.

Chó 50 - 60 g/con uống một lần đã giết chết chó.

Khi thiếu nước, lượng muối gây ngộ độc còn thấp hơn nhiều. Bình thường khẩn phần ăn của lợn muối chiếm 2,5%, nếu không cho uống nước 24 - 36 giờ nồng độ muối gây ngộ độc chỉ còn 0,7 - 0,8%

* Cơ chế

Khi ngộ độc muối ăn, lượng ion Na+ trong máu cao gây khát nước, đồng thời ở não nồng độ Na+ cao gây tích nước (phù não), áp lực trong hộp sọ tăng, ức chế thần kinh trung ương, gây rối loạn hoạt động

* Triệu chứng

Thể quá cấp do nồng độ ion Na+ tăng cao trong máu. Vật nôn, chảy nhiều dãi, cơ bắp run, chết sau 1 - 2 ngày.

Thể cấp tính triệu chứng xuất hiện chậm thường sau 3 - 4 ngày. Vật không thích vận động, thính thị giác giảm, bệnh nặng có thể bị điếc và mù. Với lợn hay chui đầu xuống nền chuồng, nghiến răng. Các cơ ở vùng đầu, cơ bị co giật theo chu kỳ nghỉ rồi lại co. Vật giãy giụa, nên thân nhiệt cao hơn bình thường. Bệnh có thể kéo dài vài ngày. Tỷ lệ chết khoảng 30 - 40%.

Với gia cầm gà bị tiêu chảy, khát nước, co giật, rối loạn vận động, tích nước xoang bụng.

* Điều trị

Loại trừ thức ăn nghi có hàm lượng muối cao. Dùng thuốc tẩy rửa ruột. Cho uống các chất bảo vệ niêm mạc ruột: hồ tinh bột, cháo loãng, lòng trắng trứng, sữa hay dầu thực vật. Tiêm các thuốc trợ sức: caphein, truyền đường hay dung dịch canxi chlorua vào tĩnh mạch.

Bảng 3.4: Hàm lượng của một số kim loại và á kim cho phép có trong nước hàng ngày dùng cho người và động vật nuôi thịt (gia súc, gia cầm)

Hàm lượng cho phép mg/l Tên nguyên tố

hóa học Cho người U.S..

EPA 1 U.S. EPA 2 NAS 3 C A S T 4

Aluminun - 5,0 - No limit

Arsenic 0,05 0,2 0,2 0,02

Barium 1,0 - N.E -

Berylium - No limit - No limit

Boron - 5,0 - 10,0

Cadmium 0,01 0,05 0,05 0,5

Chlomium 0,05 1,0 0,1 5,0

Coban - 1,0 0,1 1,0

Fluoride - 0,5 0,5 0,5

Iron - 2,0 2,0 3,0

Lead 0,05 No limit N.E No limit

Manganese 0,1 0,1 0,1

Mercury 0,002 0,001 0,01 0,01

Molybdenum - No limit N.E No limit

Nickel - - 1,0 -

Nitrate 45 100 440 1320,0

Nitrite - 33 33 33,0

Selenium 0,01 0,05 - 0,1

Vanadium - 0,1 0,1 1,0

Zinc - 25,0 25,0 25

Ghi chú:

1. U.S. Enviromental Protection Agency. U.S. EPA 14/3/1975.

2. U.S. Enviromental Protection Agency U.S EPA 17/8/1973.

3. NAS National Academy of Sciences nồng độ khoáng cho phép trong nước uống của gia súc, gia cầm 1974.

4. CAST - Council for agricultural Science and Technology chất lượng nươvs uống dùng cho vật nuôi.

5. N.E - Not established; No limit - thí nghiệm chưa tìm được độ chính xác.

Bảng 3.5: Hàm lượng cho phép của một số nguyên tố có mặt trong thức ăn của động vật (COM. 1999 654 final. Bruhsels 17-12-1999)

Tên kim loại Loại chất liệu thức ăn Hàm lượng ppm trong

thức ăn có độ ẩm 12%

Trong các nguyên liệu tinh dùng chế thức ăn hỗn hợp 2 Trong cỏ, cây chứa cellulos, đường và rỉ đường khô 4 Cá và các động vật biền khác dùng chế thức ăn 10

Các thức ăn hỗn hợp cho dạ dày đơn 4

Asenic

Các thức ăn hỗn hợp cho loài nhai lại 12

Thức ăn hỗn hợp hàng ngày 10

Cỏ xanh phơi khô 40

Bổ xung chì ở dạng muối photphát 30

Chì

Bổ xung ở dạng men bia 5

Thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò, dê, cừu 150

Thức ăn hỗn hợp cho bò sữa 30

Thức ăn hỗn hợp cho thú nhỏ 50

Thức ăn hỗn hợp cho lợn 100

Thức ăn hỗn hợp cho gia cầm 350

Thức ăn hỗn hợp cho gà 250

Thức ăn bổ xung 500

Bổ xung ở dạng muối photphat 2000

Bổ xung vào thức ăn cho trâu, bò, dê, cừu 2000 Fluo

Bổ xung vào thức ăn cho động vật khác 125

Thức ăn hỗn hợp hàng ngày 0,1

Thức ăn hỗn hợp có chứa cá và các động vật biền khác 0,5

Thức ăn bổ xung cho động vật lớn 0,4

Thuỷ ngân

Thức ăn bổ xung cho chó mèo 0,2

Nitrat Thức ăn được sản xuất từ cá 60

Câu hỏi ôn tập

1. Nguyên nhân, tác hại của các kim loại nặng trong chăn nuôi thú y và môi trường?

Kể tên các kim loại nặng, nguy hiểm hay gây ngộ độc cho vật nuôi ở các thể cấp tính, mạn tính hay trường diễn?

2. Nguyên nhân, cơ chế tác động của asen trong cơ thể vật nuôi?

3. Triệu chứng, bệnh tích và cách điều trị khi vật nuôi ngộ độc asen?

4. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi vật nuôi trúng độc bari?

5. Nguyên nhân, cơ chế, triệu chứng và cách điều trị khi vật nuôi trúng độc cadimi?

6. Cơ chế và độc tính cùa chì đối với vật nuôi và sức khoẻ cộng đồng?

7. Triệu chứng, bệnh tích và cách điều trị khi vật nuôi ngộ độc chì?

8. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh tích và cách điều trị khi vật nuôi ngộ độc đồng?

9. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi vật nuôi ngộ độc kẽm?

10. Nguyên nhân, độc tính, triệu chứng bệnh tích và cách điều trị khi vật nuôi ngộ độc selen?

11. Triệu chứng bệnh tích và cách điều trị khi vật nuôi ngộ độc thuỷ ngân?

12. Nguyên nhân, cơ chế, triệu chứng và cách điều trị khi vật nuôi ngộ độc muối ăn?

Chương IV

Một phần của tài liệu Giaó trình độc chất học (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)