Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình cơ bản của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Mê Linh có 18 đơn vị hành chính trực thuộc (16 xã và 2 thị trấn), hệ thống giao thông tương đối phát triển, có đường ô tô, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài, đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 20 km, nằm trong toạ độ địa lý từ 21o07’19’’- 21o14’22’’ vĩ độ Bắc và 105o36’50’’-105o47’24’’ kinh độ
Hình 3.2. Sơ đồ vị trí huyện Mê Linh trong thành phố Hà Nội
Đông, có các phía tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Nam giáp huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
- Phía Đông giáp huyện Đông Anh, Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình Mê Linh tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam theo hướng ra sông Hồng và chia thành 3 tiểu vùng: Tiểu vùng đồng
bằng chiếm 47% diện tích đất tự nhiên của huyện, có địa hình thấp nhô, lượn sóng với độ dốc khoảng 80, do phù sa cũ của hệ thống sông Hồng, sông Cà Lồ bồi đắp. Tiểu vùng ven đê sông Hồng chiếm 22% địa hình tương đối bằng phẳng và tiểu vùng trũng chiếm 31% diện tích đất tự nhiên là vùng đất bãi ngoài đê đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng trung bình và cao, đã được thủy lợi hóa, phù hợp với phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao (trồng cây lương thực, rau màu thực phẩm).
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Huyện Mê Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa trong năm, trong đó có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11, mưa nhiều, trung bình 27-29oC và mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 3, ít mưa, nhiệt độ trung bình 16 - 17oC. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.450 - 1.550 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.135 - 1.650 mm. Độ ẩm không khí 84 - 86%. Hướng gió chủ đạo từ tháng 4 - 9 là gió Đông Nam.
3.1.1.4. Điều kiện thủy văn
Có sông Hồng: chảy qua phía Nam của huyện với chiều dài 19 km, lưu lượng nước bình quân năm 3.860 m3/s là nguồn cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của các xã phía Nam. Hàng năm vào mùa mưa sông Hồng gây lũ lụt và bồi đắp phù sa cho vùng đất bãi ngoài đê (mức lũ cao nhất là 15,37 m).
Sông Cà Lồ nằm ở phía Đông của huyện, là trục tiêu nước chính của huyện, lưu lượng lớn nhất 268 m3/s.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm và phù sa cổ không được bồi đắp hàng năm, đặc điểm trung tính, kiềm yếu, có diện tích 7117,05 ha, chiếm 49,95% diện tích đất tự nhiên. Đất Feralit vàng đỏ, màu nâu, bạc màu hoặc vàng xám phát triển trên đá sa thạch quăczit cuội kết, dăm kết có diện tích 7134,14 ha, chiếm 50,05% diện tích đất tự nhiên.
Tài nguyên nước: Về nước mặt, tính trung bình hàng năm huyện có lượng nước mưa đạt 0,37 tỷ m3, lượng mưa đạt 1415mm. Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên lượng nước mặt tại chỗ lớn. Về nước ngầm có trữ lượng tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng tốt, đều có thể khai thác được ở độ sâu từ 8 - 30m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Tài nguyên rừng: Huyện Mê Linh có 3,11 ha đất trồng rừng sản xuất là vùng đồi núi Thanh Tước thuộc xã Thanh Lâm không có khả năng mở rộng.
Tài nguyên khoáng sản: Có các loại nguyên vật liệu xây dựng có giá trị thấp hơn như cát, sét trữ lượng khá 301,3ha tập trung chủ yếu ở các xã ven đê giáp sông Hồng như Tráng Việt, Chu Phan, Thạch Đà,...phục vụ xây dựng.
Tài nguyên nhân văn: Mê Linh là một huyện nằm trên vùng đất cổ, có niên đại cách đây từ 3.000 - 3.500 năm và đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng đã dấy binh phất cờ khởi nghĩa giành độc lập vào những năm đầu Công nguyên (năm 40) và di tích này đang lập hồ sơ trình Chính phủ duyệt là di tích Quốc gia đặc biệt.
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Mê Linh là huyện ngoại thành của Hà Nội, diện tích đất nông nghiệp còn khá lớn, mật độ dân số thấp, các khu công nghiệp hoạt động kém hiệu quả...nên thực trạng môi trường của huyện Mê Linh còn khá tốt.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 3.1.2.1. Đặc điểm xã hội
- Dân số: Năm 2012 dân số của huyện là 201.911 người (thành thị chiếm 9,77%, nông thôn chiếm 90,23%), chiếm 0,3% dân số toàn thành phố.
Trong đó nữ chiếm 51,09%, nam chiếm 48,91%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình từ 1,25% đến 1,55%. Dân số của huyện tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học do thu hút được lao động từ các địa phương khác đến làm việc KCN.
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội: Trên địa bàn đã hình thành các KCN Quang Minh I, II, Trung tâm thương mại hiện đại Mê Linh Plaza; Khu trung tâm hành chính huyện; hạ tầng vùng nông thôn được đầu tư thực hiện theo 19 tiêu chí của quy hoạch nông thôn mới. Một số khu đô thị đã hình thành như Long Việt, Hà Phong, Vinaconex 2..
- Về giao thông: Có đường bộ 433 km; đường sông 27,6 km; đường sắt 8km. Đặc biệt, huyện đang thi công tuyến đường 100m (trục trung tâm đô thị mới ) dài 14,6km với nguồn vốn đầu tư là 1.015tỷ đồng và 04 tuyến chính.
- Về thủy lợi: Đã sử dụng 612,82 ha đất, toàn huyện có gần 100 trạm bơm tưới và tiêu với 576 km kênh về cơ bản đảm bảo tưới, tiêu cho canh tác.
- Về cấp - thoát nước: Số hộ được sử dụng nước máy tại huyện mới đạt khoảng 1%, còn lại phải sử dụng nước sinh hoạt từ các giếng khoan, đào, nước mưa. Hiện tại, 99,0% số hộ sử dụng nước được coi là hợp vệ sinh.
- Về giáo dục - Đào tạo: Mạng lưới được phân bố ở các xã, thị trấn với tổng diện tích là 83,49 ha, trong đó bậc giáo dục mầm non có 20 trường với 283 lớp, bậc tiểu học có 32 trường với 482 lớp nhưng còn nhiều khó khăn.
- Về y tế: Có Bệnh viện đa khoa huyện, Phòng Y tế, Trung tâm y tế và 18 trạm Y tế xã. Năm 2011, huyện được Thành phố phê duyệt dự án Bệnh viện Đa khoa 1000 giường và Bệnh viện 200 giường đang đầu tư thực hiện.
- Về văn hóa - thể dục thể thao: Huyện có 75% số hộ đạt gia đình văn hóa, 65% số làng đạt làng văn hóa. Số Câu lạc bộ văn hóa là 52, có 18 nhà văn hóa xã và 92 NVH thôn, tổ dân số và 1 thư viện, 1 nhà truyền thống.
- Về quốc phòng và an ninh: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Bảo vệ an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm 3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế
Trong những năm qua nền kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống nhân dân được nâng
Đất nông nghiệp 56.21%
Đất chưa SD 3.45%
Đất phi nông nghiệp 40.34%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa SD
lên, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển, trình độ dân trí sức khỏe của người dân từng bước được cải thiện rõ rệt. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế của huyện vẫn tăng trưởng khá cao và ổn định bình quân 20,8%/năm, gấp 1,6 lần tốc độ tăng trung bình của toàn thành phố. Cơ cấu các ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng: công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ từ 76,3% - 19,8% - 3,9% năm 2008 lên 86,7% - 10,2% - 3,1% năm 2012. Năm 2012, tổng giá trị sản xuất đạt trên 10.700 tỷ đồng, bình quân đầu người trên 55 triệu đồng/năm. Con số này gấp 1,52 lần huyện Hoài Đức, 1,36 lần huyện Thạch Thất nhưng chỉ bằng 41,6% huyện Từ Liêm.
3.1.3. Hiện trạng sử dụng và biến động đất đai của huyện Mê Linh 3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
- Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng: Tổng diện tích tự nhiên là 14251.19ha, trong đó, đất nông nghiệp 7800.52ha chiếm 56,21%, đất phi nông nghiệp 5958.76ha chiếm
Hình 3.3. Cơ cấu diện tích các loại đất huyện Mê Linh năm 2012
40,34% và đất chưa sử dụng là 491.91ha chiếm 3,45% diện tích của huyện.
- Cơ cấu theo đối tượng sử dụng là 11554.86ha chiếm 81,08% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó hộ gia đình, cá nhân sử dụng 7878.03ha, chiếm 55,28%; tổ chức trong nước sử dụng 3615,5ha chiếm 25,37% và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng 60.87ha chiếm 0,43%. Cơ cấu diện tích theo đối tượng được giao để quản lý là 2696,79ha chiếm 18,92%, trong đó UBND cấp xã quản lý lớn là 1878,26ha chiếm 13,18%, tổ chức phát triển quỹ đất 29,51ha chiếm 0,21% và tổ chức khác 789,02ha chiếm 5,54%.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội năm 2012
STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha)
Tỷ lệ
% Tổng diện tích tự nhiên 14251,19 100,00
1 Đất nông nghiệp NNP 7800,52 56,20
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7443,57 53,70 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7035,63 50,20
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 545735 38,50
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 80,28 0,70 1.1.1.3 Đất trồng cây HN khác HNK 1498,00 11,10
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 407,94 3,50
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3,11 0,02
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3,11 0,02
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 332,79 2,30
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 21,05 0,10
2 Đất phi nông nghiệp PNN 5958,76 40,30
2.1 Đất ở OTC 2009,68 14,10
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1747,95 12,30
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 261,73 1,80
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2964,05 19,80
2.2.1 Đất trụ sở CQ, công trình sự nghiệp CTS 61,58 0,40
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 4,38 0,30
2.2.3 §Êt an ninh CAN 1,09 0,00
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 1067,69 7,00 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1829.31 12,30
2.3 Đất tôn giáo, tín ng−ỡng TTN 33,36 0,23
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 115,35 0,80 2.5 Đất sông suối và mặt n−ớc CD SMN 826,93 5,40
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 9,39 0,10
3 Đất ch−a sử dụng CSD 491,91 3,50
3.1 Đất bằng ch−a sử dụng BCS 491,91 3,50
3.1.3.2. Biến động sử dụng đất tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2008-2012
Theo kết quả kiểm kê đất đai huyện Mê Linh hàng năm thì năm 2012 có tổng diện tích tự nhiên là 14251,19ha tăng so với diện tích kiểm kê năm 2008 là 86,66ha nguyên nhân là do sai số đo đạc, địa giới hành chính không thay đổi. Diện tích đất nông nghiệp giảm
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000
Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng Loại đất
Diện tích (ha)
Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012
Hình 3.4. Biến động sử dụng đất huyện Mê Linh giai đoạn 2008-2012
mạnh 863,35ha do chuyển mục đích sang phát triển đô thị, công nghiệp và các hạ tầng xã hội khác. Diện tích đất phi nông nghiệp được tăng nên đáng kể là 999,14ha một mặt là do đất nông nghiệp chuyển sang, một mặt là do đất chưa sử dụng chuyển sang, trong nhóm đất nông nghiệp tăng chủ yếu là đất ở trong giai đoạn này tăng nên 891,28ha. Nhóm đất chưa sử dụng giảm đi 49,13ha.
3.1.4. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2012
Theo khoản 2 Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định về 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai thì việc thực hiện các nội dung này tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, tác giả xin đánh giá khái quát như sau:
- Về ban hành các văn bản: Huyện uỷ Mê Linh, Hội đồng nhân dân huyện Mê Linh đều đã có Nghị quyết chuyên đề về xử lý vi phạm đất đai, sản xuất gạch, khai thác cát, công tác dồn ghép ruộng đất, đề án nâng cao hiệu
quả công tác tiếp dân và giải quyết đơn. Hàng năm, UBND huyện có Chỉ thị tăng cường công tác quản lý đất đai.
- Về địa giới hành chính: Huyện Mê Linh đã tiến hành lập bản đồ địa giới hành chính theo chỉ thị 364 và được lập lại năm 2012.
- Về đo đạc bản đồ: Đo thủ công toàn bộ bản đồ giải thửa năm 1985- 1987 và giai đoạn 1997-2004, huyện đo đạc, lập lại bản đồ địa chính chính quy xong và đang sử dụng cho công tác cấp giấy chứng nhận và quản lý.
- Về quy hoạch: Huyện có hệ thống quy hoạch tương đối đầy đủ như không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, phân khu đô thị và các quy hoạch chuyên ngành khác...
- Về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
Huyện đã giao 803 hộ làm nhà ở, cho 14 hộ thuê đất, thu hồi đất nông nghiệp khoảng 10.000hộ. Cho phép 56 cá nhân chuyển mục đích đất, thu đựợc số tiền gần 6tỷ để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
- Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Huyện Mê Linh là một trong những đơn vị đứng đầu của thành phố về công tác này đạt 93%.
- Thống kê, kiểm kê đất đai: Thống kê đất đai 5 năm 1 lần và kiểm kê đất đai hàng năm được Văn phòng đăng ký đất và nhà tham mưu thực hiện.
- Quản lý tài chính về đất đai: Những năm qua, nguồn thu chủ yếu của huyện là tiền sử dụng đất do các dự án nhà ở đô thị nộp và đấu giá đất.
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản: Huyện đã đầu tư nhiều nguồn lực để xác lập pháp lý cho các thửa đất đủ điều kiện tham gia TTBĐS, hạn chế được những giao dịch mua bán "trao tay".
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất luôn được đảm bảo, mọi giao dịch đều thông qua cơ chế "Một cửa" và toàn thành phố đã xác định năm 2013 là "Năm kỷ cương hành chính".
- Về thanh tra, kiểm tra: Qua đó đã xác định được toàn huyện có trên 800 trường hợp giao đất trái thẩm quyền, trên 700 trường hợp vi phạm đất đai, 194 trường hợp được thôn, HTX và xã đổi đất làm công trình phúc lợi...Từ đó xây dựng nghị quyết chuyên đề, xác định nhiệm vụ trọng tâm
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; Công tác này thực hiện theo đúng Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội. Thống kê sơ bộ, trong 5 năm đã giải quyết trên 400 vụ liên quan đến đất đai.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai: Về bộ máy có Văn phòng đăng ký đất và nhà, Trung tâm phát triển quỹ đất; 5 đơn vị có tư cách pháp nhân về đo đạc bản đồ, 3 tổ chức công chứng. Tuy nhiên, huyện chưa có đơn vị nào đăng ký thành lập tổ chức định giá đất và tư vấn quy hoạch, thông tin đất đai. Trong thời gian tới huyện cần có biện pháp khuyến khích tổ chức này thành lập và phát triển.