Đánh giá về quản lí thị trường bất động sản tại huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng thị trường bất động sản tại huyện mê linh, thành phố hà nội giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 87 - 91)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá công tác quản lý của Nhà nước đối với thị trường bất động sản huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2012

3.3.3. Đánh giá về quản lí thị trường bất động sản tại huyện Mê Linh

3.3.3.1. Về quản lý các thành phần tham gia thị trường bất động sản

- Nhóm quản lý nhà nước: Trong thời gian qua, công cuộc cải cách hành chính được đề cao đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, UBND huyện đã ban hành 52 thủ tục hành chính cấp huyện niêm yết tại bộ phận "Một cửa" về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong đó có 32 bộ thủ tục liên quan đến đất đai đã quy định rõ được cơ quan giải quyết, thời hạn giải quyết, thành phần hồ sơ, nghĩa vụ tài chính, căn cứ thực hiện, kết quả thực hiện... đã cơ bản tạo được sự minh bạch trong giao dịch BĐS. Bên cạnh đó, huyện đã đầu tư lớn cho xây dựng, trang thiết bị tại bộ phận một cửa,...

- Nhóm kinh doanh, môi giới, tư vấn về bất động sản: Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản năm 2006 thì tổ chức cá nhân trong nước được kinh doanh dịch vụ bất động sản trong 7 lĩnh vực. Ở huyện Mê Linh các loại hình kinh doanh này đã được hình thành và hoạt động. Tuy

nhiên, còn rất hạn chế do thị trường về BĐS ở đây còn sơ khai, thiếu minh bạch, đặc biệt là quản lý cá nhân hành nghề môi giới BĐS.

- Nhóm sử dụng bất động sản: Huyện Mê Linh là một trong những đơn vị đứng đầu thành phố về công tác xử lý vi phạm về đất đai, cụ thể năm 2009 đã xoá bỏ 410 lò gạch thủ công hoạt động trái phép, năm 2010, tổ chức cưỡng chế tháo dỡ trên 300 trường hợp vi phạm sử dụng đất sai mục đích và năm 2011 đã tiến hành giải toả hành lang giao thông để mở rộng đường trên 200 trường hợp tại các tuyến Quốc lộ 23b, đường tỉnh lộ 301... Qua đó đã tạo được môi trường pháp lý cho những người đầu tư về bất động sản tại huyện.

3.3.3.2. Về đầu tư nguồn lực cho thị trường bất động sản

Bảng 3.14. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển KTXH tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Triệu đồng TT Chia ra các năm Tổng mức

đầu tư

Vốn đã cấp

trong năm Số dự án

1 2008 1.380.000 400.000 154

2 2009 980.000 630.000 190

3 2010 1.759.566 371.227 275

4 2011 1.591.102 469.104 188

5 2012 3.541.777 622.592 173

Tổng 9.252.445 2.492.923 -

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch) Để phát triển về TTBĐS, huyện Mê Linh đã phát huy vai trò quản lí đối với thị trường BĐS thông qua việc tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi, với tổng mức đầu tư cho XDCB là 9.252,445 tỷ đồng, đã giải ngân được 2.492,923 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có một số nội dung khác nổi bật như sau:

Đầu tư vào các quy hoạch: Nhận thức được vai trò quan trọng của việc lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch nông thôn mới và mạng lưới các quy hoạch chuyên ngành khác như quy hoạch chợ, giao thông, thuỷ lợi, quy hoạch tổ hợp thương mại, dịch vụ... trong thời gian qua UBND huyện Mê Linh đã quan tâm đầu tư đúng mức cho việc thực hiện nhiệm vụ này để nâng cao hiệu quả quản lí, sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Đầu tư vào cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Văn phòng đăng ký đất nhà huyện Mê Linh được thành lập ngày 19/10/2009 tạo sự chuyên môn hoá trong việc đăng ký biến động và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đến nay đã cấp được 93%.

Đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng trên đất: Theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, Uỷ ban nhân dân huyện đã đầu tư về hệ thống giao thông chính được mở rộng và làm mới, các đường giao thông thôn xóm đạt trên 90% cứng hoá. Về hạ tầng kỹ thuật khác cũng đã có sự đầu tư đúng mức, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.

Đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội: Trong thời gian qua, Uỷ ban nhân dân huyện đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển giáo dục, y tế, văn hóa,...để phù hợp với tiến trình đô thị hóa của huyện và sự lựa chọn một hàng hóa bất động sản không chỉ quan tâm ở chất lượng xây dựng mà môi trường sống, hạ tầng xã hội còn là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến lựa chọn của bên cầu về bất động sản hiện nay.

Đầu tư cho công tác dồn ghép ruộng đất, quản lý vùng đất bãi bồi, công các xử lý vi phạm về đất đai, giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo về đất đai... được chú trọng và đều có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng.

Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư thị trường nhà ở, đất ở thông qua các hoạt động cải cách hành chính theo cơ chế liên thông một cửa và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ vấn đề quy hoạch, nguồn vốn, nợ đọng thuế...

3.3.3.3. Về quản lý các nguồn thu từ bất động sản

Bảng 3.15. Nguồn thu về bất động sản huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng Chia ra các năm

TT Loại thu

2008 2009 2010 2011 2012 Tổng thu ngân sách 280450 198009 390622 445792 227309 1 Thuế TNDN từ chuyển

nhượng bất động sản

1456 12651 9543 11555 5583

2 Thuế Tài nguyên 2 45 23 29 161

3 Thuế thu nhập cá nhân 4468 2290 14682 11572 7285

4 Thuế sử dụng đất NN 198 11 10 85 307

5 Thu tiền sử dụng đất 239730 115903 246739 295276 109783 6 Thuế sử dụng đất PNN 304 568 1218 `1274 4146

7 Tiền thuê đất 8985 6064 5562 14162 15907

8 Lệ phí trước bạ 9369 2733 9182 6554 7032

9 Thu từ quỹ đất công ích 1512 1491 1401 1409 1419 Tổng về thu BĐS 266024 141756 288360 340642 151623 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Mê Linh) Qua biểu tổng hợp trên, chúng ta thấy tổng thu ngân sách của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội là 2.730,587 tỷ đồng thì tổng thu liên quan đến bất động sản là 1.542,182 tỷ chiếm 56,4% cho nguồn ngân sách huyện. Tuy nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư do Uỷ ban nhân dân Thành phố cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản và thường chỉ đạt từ 30 - 40%.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng thị trường bất động sản tại huyện mê linh, thành phố hà nội giai đoạn 2008 đến 2012 (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)