Thể loại từ ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 26 - 29)

manh nha từ thời Tùy (581-618), các bài như Kỉ Kiêu Đông, về hình thức đã khá giống với sau này. Nhà Tùy tồn tại trong khoảng thời gian ngắn rồi sụp đổ. Sang thời Đường (618-907), tiếp tục phát triển. Các tác phẩm như bài Hồi ba nhạc do Thẩm Thuyên Kì (沈佺期, 655~713), Lý Cảnh Bá (李景伯, ? -?)... sáng tác, về cách luật đã có sự thống nhất. Thời Đường Trung Tông (唐中宗, 705-707), các ca nhân trong cung đình viết lại theo bài Hồi ba nhạc để diễn xướng. Thời Đường Huyền Tông (唐玄宗, 712-756), xã hội tương đối ổn định, các bài dân gian phát triển mạnh. Trong số hơn 100 bài tìm thấy trong hang đá ở Đôn Hoàng thời Quang Tự (光緒, 1875-1908) nhà Thanh (1644-1911) có nhiều bài thuộc giai đoạn này; thể thức cách luật: số câu, số chư, gieo vần... về cơ bản khá giống với các bài cùng điệu thời sau (chẳng hạn các bài theo điệu Bồ tát man, Ức Giang Nam, v.v... ), nhiều bài đã đạt đến trình độ thuần thục, đi vào ổn định6. Thêm nưa, qua các sách ghi chép về âm nhạc như Giáo phường kí (教坊記) của Thôi Lệnh Khâm (崔 令欽, thế kỉ VIII) thời Đường Huyền Tông, thì giai đoạn này đã có điệu Bồ tát man;

theo Bích kê mạn chí của Vương Chước (王灼, 1081~1162), thời này đã có điệu Niệm Nô Kiều. Nhà thơ Lý Bạch (李白, 701-762) cũng từng sáng tác một số bài .

Ngoài Lý Bạch còn có một số tác giả khác như Vi Ứng Vật (韋應物, 737~792), Bạch Cư Dị (白居易, 772-846), Lưu Vũ Tích (劉禹錫, 772-842)... cũng căn cứ vào khúc nhạc hiện hành viết các bài điệu Lãng đào sa, Hoa phi hoa, Trường tương , Xuân khứ dã, Ngư ca tư, ... Có thể thấy đến lúc này, thể loại đã được sáng tác khá phổ biến. Từ dạng thức dân gian, đã thực sự thu hút sự chú ý của các thi nhân đương thời, từ cuối thời Đường trở đi, xu hướng này càng mạnh thêm với sự hiện diện của các tác giả như Ôn Đình Quân (溫庭筠, 812-866), Vi Trang (韋莊, ~836- 910), Hoàng Phủ Tung (皇甫嵩, thế kỉ IX)... số lượng sáng tác tăng nhanh, các

6 Năm Quang Tự thứ 25 (1899), khi kho sách ở Đôn Hoàng - Cam Túc được phát hiện, hàng vạn cuốn sách, trong đó có các tác phẩm sau hàng ngàn năm nằm yên trong hang động thì nay đã xuất hiện trở lại. Năm 1950, Vương Trọng Dân sưu tập các tác phẩm Đôn Hoàng còn lại ở Trung Quốc và bộ phận đã tản mác đi các nước, biên tập thành sách Đôn Hoàng khúc tư tư tập (Thương vụ ấn thư quán, 1950). Sách Đôn Hoàng khúc tư tư thu thập được 161 bài , chủ yếu tác sáng tác từ dân gian, trong số đó chỉ có một số rất ít bài xác định được tác giả.

điệu tư cũng ngày một phong phú7. Cuối thời Đường và Ngũ đại là giai đoạn suy loạn, chiến tranh liên miên hơn 60 năm (907-974), nhưng ở một số khu vực như Tây Thục, Nam Đường, tình hình vẫn khá yên ổn, kinh tế cũng có nhưng bước phát triển nhất định; tại đây, thể loại tiếp tục thu hút sự chú ý của các “thi khách”8, phát triển mạnh mẽ, xuất hiện các phái Hoa gian9 và Nam Đường10, xác lập nhưng tiêu chí thẩm mĩ quan trọng của thể loại.

Sang thời Tống (960-1279), kế thừa thành tựu phát triển của thể loại các giai đoạn trước, đặc biệt là giai đoạn Ngũ đại, bên cạnh đó là chính sách sùng văn ức võ và sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị, thể loại thời Tống dần phát triển vượt bậc, đạt đến đỉnh cao. Nói về thành tựu của giai đoạn này, Vương Quốc Duy (王國維, 1877-1927) cho rằng Tống tư đã đạt đến mức là “văn học của một thời đại mà các đời sau chẳng thể nào theo kịp” (Tống Nguyên hí khúc sư - Tự tự), dẫn đến cách gọi định danh thể loại gắn với triều đại là “Tống ”. Sự phát triển của thể loại thời Tống thể hiện ở một số điểm cơ bản: phát triển vượt bậc về số lượng tác giả

- tác phẩm11, hoàn thiện về thể thức, thuần thục về nghệ thuật, đa dạng về phong cách và nội dung biểu đạt12. Không chỉ vậy, ở giai đoạn này, quan niệm tư học cũng có nhiều nét thú vị như quan điểm “dĩ thi vi ” (lấy thơ làm ) của Tô Đông Pha (蘇東坡, 1037-1101), “biệt thị nhất gia” của Lí Thanh Chiếu (李清照, 1084-1151),

“dĩ văn vi ” của Tân Khí Tật (辛棄疾, 1140-1207), v.v…

7 Theo Đường Ngũ đại tư, của các văn nhân thời Đường hiện còn 161 bài, có sự góp mặt của nhiều văn nhân nổi tiếng.

8 Thi khách: khái niệm này lần đầu tiên được nhắc tới trong lời tựa Hoa gian tập (Thi khách khúc tư tư).

9 Phái tư Hoa gian: vào năm Quảng Chính thứ 3 (940), Triệu Sùng Tộ (?-?) nhà Hậu Thục (934-965) tập hợp các tác phẩm của Ôn Đình Quân, Vi Trang, Âu Dương Quýnh (896-971), Hòa Ngưng (898-955), Tôn Quang Hiến (900-968)... gồm tất cả 18 tác giả với 500 bài, biên tập thành Hoa gian tập. Hoa gian tập là tổng tập văn nhân đầu tiên của Trung Quốc, phong cách của các tác giả khá thống nhất, được đời sau gọi chung là các

Tư nhân Hoa gian” hay “Hoa gian phái”, còn Ôn Đình Quân được xưng tụng là “Hoa gian tị tổ”.

10 Lực lượng sáng tác của phái này chủ yếu là vua tôi triều Nam Đường, đặc biệt là ba tác giả: bậc nguyên lão Phùng Diên Tị (903 - 960), Nam Đường Trung chủ Lý Cảnh (916 - 961) và Nam Đường Hậu chủ Lý Dực (937 - 978). Thống kê qua Đường Ngũ đại tư, chỉ tính riêng về số lượng sáng tác của ba tác giả này đã chiếm hơn 3/4 tổng số các sáng tác của thời Nam Đường. Riêng Phùng Diên Tị, số lượng sáng tác không nhưng đứng đầu thời Nam Đường mà còn đứng đầu thời Ngũ đại [174, T. III, tr.453].

11 Toàn Tống tư do Đường Khuê Chương thực hiê ôn thu thập được khoảng hai vạn bài của gần hai nghìn tác giả [181].

12 Chỉ xét riêng về tác giả, các tư nhân thuộc hạng “tự thành nhất gia” có đến mấy chục người, tiêu biểu như:

Liễu Vĩnh (987~1053), Trương Tiên (990-1078), Tần Quán (1049-1100), Tô Đông Pha, Chu Bang Ngạn (1057- 1121), Lý Thanh Chiếu, Tân Khí Tật, Khương Quỳ (1155~1211), Ngô Văn Anh (1212~1272)... Trong số này có

nhưng tư nhân mà tác phẩm ảnh hưởng quan trọng đến tư học Đông Á, tiêu biểu nhất là Tô Đông Pha.

Hai triều Kim (1115-1234) - Nguyên (1271-1368) xuất hiện sau khi Tống tư đã

đạt thành tựu rực rỡ, do đó lấy kế thừa làm căn bản, ít có cách tân13. So với thời Tống thì thời Kim - Nguyên sút kém hơn, cả về số lượng và chất lượng, nhất là chất lượng; phong cách nghệ thuật khá đơn điệu, chủ yếu ảnh hưởng phong cách của Tô Đông Pha và Hoàng Đình Kiên (黃廷堅, 1045-1105) thời Tống. Về nội dung chủ yếu là lời khảng khái bi thương, ít nhiều gửi gắm nỗi niềm hoài niệm “cố quốc”14.

Tới thời Minh, tuy số lượng tác giả tác phẩm cũng khá phong phú15, song nhìn chung không có thành tựu nghệ thuật đột xuất. Các nhà từ luận đều coi đây là giai đoạn suy vi của thể16.

Đến thời Thanh, bước sang một giai đoạn mới, nhiều thành tựu, được đánh giá là giai đoạn phục hưng của . Thời Thanh xuất hiện nhiều phái(Tư phái), như phái Dương Tiện, Chiết Tây, Thường Châu... mỗi phái có quan niệm sáng tác riêng, gây ảnh hưởng rộng rãi. Đây là thời kì sáng tác nở rộ, đạt mức chưa từng thấy, số lượng tác giả, tác phẩm nhiều hơn tất cả các giai đoạn trước cộng lại.

“Chỉ tính tư nhân hai đời Thuận Trị (1644-1661) và Khang Hi (1662-1722), tác giả

đạt đến 2.100 người, tác phẩm đạt đến trên năm vạn bài. Theo đó mà xét, tư nhân thời Thanh có khoảng trên mô ôt vạn, tác phẩm lên tới hơn hai mươi vạn bài” [220, tr.1]. Đội ngũ sáng tác thời Thanh đông đảo, có nhưng điểm khác với các giai đoạn khác, ngoài các văn nhân, các nư tư gia còn có các tác giả vốn là nhưng học

13 Thống kê trong Toàn Kim Nguyên tư của Đường Khuê Chương (Trung Hoa thư cục, 1979) có tất cả 282 tác giả với 7290 bài , trong đó có 70 tác giả với 3572 bài thuộc thời Kim, 212 tác giả với 3721 bài thuộc thời Nguyên.

14 Tác giả đáng chú ý thời này có Nguyên Hiếu Vấn (1190-1257?) và Chu Mật (1232-1298), song xét ở góc độ đóng góp cho sự phát triển của thể loại cũng không có gì đáng kể. Chẳng hạn Nguyên Hiếu Vấn được coi là lãnh tụ trên tư đàn thời Kim nhưng của ông chủ yếu tiếp thu tư tưởng sáng tác của Tô Thức và Tân Khí

Tật, ngoài ra có tiếp thu phong cách nghệ thuật của các tác giả như Yến Thù, Tần Quán,... rốt cục không thành một phong cách riêng biệt ngang tầm các danh gia thời Bắc Tống.

15 Số lượng tác giả và tác phẩm thời Minh theo Toàn Minh tư có 130 tác giả với hơn 2 vạn bài. Số lượng ấy không thua kém so với thời Tống, cho thấy vẫn có nhiều tác giả dụng công tác tư, tuy về thành tựu nghệ thuật có

sút giảm. Đội ngũ tư gia tiêu biểu giai đoạn đầu thời Minh có Lưu Cơ (1311-1375), Dương Cơ (1326-1381), Cao Khải (1336-1374), Cù Hựu (1347-1427)... Giai đoạn từ niên hiệu Hoằng Trị (1488-1505) đến Gia Tĩnh (1522- 1566) có Dương Thận (1488-1559), Trương Diên, Văn Trưng Minh (1470-1559), Trần Như Luân (1499-1552), Ngô Thừa Ân (1500~1582)... Giai đoạn từ niên hiệu Long Khánh (1567-1572) đến Vạn Lịch (1647-1661) có

Vương Thế Trinh (1526-1593), Từ Vị (1521-1593), Thang Hiển Tổ (1550-1616), Thang Truyền Doanh (1620- 1644)... Giai đoạn cuối thời Minh, tư nhân tương đối nổi bật là Trần Tử Long (1608-1647).

16 Chẳng hạn Lâm Xương Di viết: “Nhà Minh của họ Chu tồn tại ba trăm năm, thi nhân lác đác xuất hiện nhưng tư học không được chấn hưng” (Hải thiên cầm tư tục lục). Đinh Thiệu Nghi cũng nhận xét tương tự:

“Bàn về thời Minh thì cơ hồ đã thất truyền” (Thính Thu Thanh quán tư thoại).

giả có hiểu biết sâu sắc về kinh học. Sự hoàn bị của các sách về tư phổ, tư vận; sự

phát triển của lý luận tư học và sự áp dụng lý luận vào sáng tác… cũng là nhưng nguyên nhân quan trọng khiến thời Thanh phát triển mạnh mẽ và có thêm nhưng màu sắc mới mẻ.

Sang thời câ ôn hiê ôn đại, sáng tác không thực sự phong phú song vẫn được không ít tác giả sáng tác trong đó có Mao Trạch Đông (毛澤東, 1893-1976). Tuy nhiên, thành tựu nổi bâ ôt của giai đoạn này không phải là về các sáng tác , mà là sự

xuất hiê ôn của các công trình nghiên cứu, khảo cứu, sưu tâ ôp về , mà nổi bâ ôt là các công trình của các nhà tư học Vương Quốc Duy, Hạ Thừa Đảo (夏 承 燾, 1900- 1986), Du Bình Bá (俞平伯, 1900-1990), Đường Khuê Chương (唐圭璋, 1901- 1990), Long Du Sinh (龍 生榆 ,1902-1966), v.v…

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)