Nội dung và phong cách nghê ô thuâ ôt

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 125 - 164)

Nếu như thể loại do các tác giả Việt Nam sáng tác ở các giai đoạn trước có

thể phân chia tương đối đồng đều theo các mảng thuyết lí, tự sự, trư tình, tả cảnh thì

nội dung thể loại giai đoạn thế kỉ XIX có xu hướng thu hẹp hơn.

Truyền thống ứng dụng trong hoạt động ngoại giao khởi đầu từ Ngô Chân Lưu (thế kỉ X), Lê Quang Viện (thế kỉ XVIII) và Phan Huy Ích (cuối thế kỉ XVIII) đến giai đoạn này tiếp tục được kế thừa qua các sáng tác của Ngô Thì Hương.

Năm 1809, Ngô Thì Hương được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh, nhân dịp lễ thọ

50 của Gia Khánh (Thanh Nhân Tông, 1760-1810), ông sáng tác 3 bài để chúc thọ. Nội dung và ngôn từ các bài này mang tính chất chúc tụng, giao đãi, gần như giống hệt chùm 10 bài do Phan Huy Ích sáng tác năm 1790 để chúc thọ Càn Long nhân dịp lễ thọ 70. Còn Phan Huy Chú nhân chuyến đi sứ sang nhà Thanh năm 1825-1826, trên đường về vào tiết đầu mùa đông cũng làm một chùm gồm 8 bài để miêu tả phong cảnh vùng Tiêu Tương, với mong muốn “ngõ hầu phong cảnh núi khe được miêu tả một cách chân xác, khỏi phụ chuyến du ngoạn Tiêu Tương này vậy” (Tiêu Tương bát cảnh vịnh - Tự). Tuy nhiên, đối với nhưng tác giả có khả năng tiếp thu thể loại như một thứ “gia học”, được truyền thừa từ thế

hệ trước như trường hợp của Ngô Thì Hương và Phan Huy Chú thì tác phẩm của họ về nội dung và hình thức lại không có gì thật đặc biệt và mang tính bứt phá. Sáng tác của Phan Huy Chú đều là các bài miêu tả phong cảnh, có nét tương cận với chùm 10 bài về Quan lan sào của Ngô Thì Sĩ giai đoạn trước.

Dù ý định ban đầu chỉ là để ghi lại một vùng thắng cảnh song do đang rong ruổi nước người để thực hiện sứ mệnh của “khách bè sao” nên trong số 8 bài nói trên có 1 bài không thuần túy là tả cảnh:

Phiên âm:

Hưởng tiêu tiêu, Thanh sắt sắt,

Tích tích não khước thu giang lữ

khách.

Vạn sơn tịch, Nhất lưu hàn,

Dịch theo nguyên điệu:

Vọng ù ù, Tiếng tí tách,

Giọt giọt thiểu não sông thu lữ khách.

Núi u tịch, Nước lạnh tràn,

Khói mờ ngập không gian.

Yên quang miểu mang gian.

Tàn đăng ảnh, Cô khâm lãnh,

Chẩm thượng quan hà mộng tỉnh.

Tam Sở tứ, Thập niên tình, Lâm li dạ ngũ canh.

Đèn tàn ánh, Chăn lẻ lạnh,

Trên gối quan hà mộng tỉnh.

Tam Sở ấy, Mười năm tình,

Buồn bã suốt năm canh.

(Tiêu Tương dạ vũ - Canh lậu tư: Đêm mưa Tiêu Tương, điệu Canh lậu tư).

Trong các bài của mình, Nguyễn Hành cũng diễn tả rất sâu sắc cảm xúc của một người lư khách nhớ quê xa, luôn khắc khoải “Ngày nào trở về quê cũ / Ý vời xa / Chẳng hận thân này phiêu bạc, hận không tài / Thời thay đổi / Người biệt li / Thảy đáng buồn / Chỉ có một bầu trung hiếu, ngóng quê xa” (Bài Tư hương-Thướng tây lâu: Nhớ quê, điệu Thướng tây lâu). Nguyễn Hành là con cháu cựu thần nhà Lê, gặp cơn “quốc biến” nên không tham gia khoa cử, chính sự, sống cảnh đời của một thân du tử. Các bài của ông được sáng tác chủ yếu khi đang ở đất Thăng Long, nơi đế

đô của triều đại mà dòng tộc ông chịu nhiều ân điển. Do đó, ngay trong bài viết thay cho người khác, tuy cố vui nhưng ông vẫn không che giấu được niềm luyến nhớ Thăng Long một thời:

Phiên âm:

Đô hội cổ Thăng Long, Thắng sự trùng trùng.

Phù vân bất định thủy lưu đông.

Duy hữu xuân quang y cựu tại, Liễu lục hoa hồng.

An dụng nan phiêu bồng, Tùy tại thung dung.

Cao bằng mãn tọa tưu bôi nùng.

Tố vị phong lưu chân khả lạc, Lạc dữ nhân đồng.

Dịch theo nguyên điệu:

Xưa đô hội Thăng Long, Chuyện tốt chất chồng.

Mây trôi vô định, nước về đông, Chỉ có ánh xuân nguyên vẻ cũ, Liễu biếc hoa hồng.

Sao nói khôn phiêu bồng, Tùy tại thong dong.

Bạn bè ngồi chật, rượu thơm nồng.

Yên vị, phong lưu vui thỏa thích, Người cũng vui chung.

(Bắc thành tân xuân vị nhân đề - Lãng đào sa: Bắc thành xuân mới, viết cho người, điệu Lãng đào sa).

Đối với Nguyễn Hành, Thăng Long là biểu tượng của niềm hoài vọng rất sâu xa. Bởi vậy, qua tác phẩm của ông, có thể thấy trước nhưng biến động lớn lao của

thời cuộc, Nguyễn Hành tìm đến Thăng Long là tìm lại một thời vang bóng, và điều này được diễn tả một cách khá kín đáo. Nhưng khi nói cuộc du ngoạn Thăng Long không liên quan gì đến danh lợi với trần ai thì người đọc chỉ cần một chút tinh tế

cũng đủ nhận thấy động cơ đích thực: “Thế cuộc rối bời bao giờ mới yên định/

Choán đầy trong mắt cảnh thương tâm / Không dưng lại đến nơi thành thị / Chẳng can chi đến danh lợi với trần ai” (Bắc thành lữ hoài-Ngu mĩ nhân: Nỗi niềm lư khách, điệu Ngu mĩ nhân). Thăng Long giờ đã đổi khác: “Quay đầu lại, lâu đài thành thị / Đã chẳng như xưa / Việc cũ luyến lưu tựa giấc mộng / Sầu mới vấn vít dài tựa dệt / Rất không dưng, phiêu bạt khá thương thân / Làm khách năm này sang năm khác”. Vì thế tác giả không kìm nén được xúc cảm riêng tư: “Chẳng tiếc khói hoa điêu tàn hết / Chỉ buồn năm tháng vứt uổng thôi / Buồn bình sinh, hoài bão chưa từng hé / Luống bạc đầu” (Bắc thành tống xuân - Mãn giang hồng: Tiễn xuân ở Bắc thành, điệu Mãn giang hồng).

Thái độ với thời cuộc và cảnh ngộ cá nhân của Nguyễn Hành khá giống với hoàn cảnh của Đỗ Lê ônh Thiê ôn. Đỗ Lệnh Thiện thi đỗ vào năm Đinh mùi thời Lê Chiêu Thống [1787], ban đầu ra làm quan, nhưng sau đó, nhà Lê mất, cha mẹ và vợ

ông nối nhau qua đời, bản thân ông mang cảm xúc của người “quốc phá gia vong”, cũng phiêu bạt một thân lư khách: “Thi đỗ mưng vì gia nghiệp / Vào triều lúc nước gian truân / Tình quê, niềm khách thảy phân vân / Cha mẹ, vợ con đâu tá” (Lữ hoài - Tây giang nguyệt: Nỗi niềm lư khách, điệu Tây giang nguyệt).

Lúc Nguyễn Hành ra Thăng Long, hai con người đồng “bệnh tương lân” ấy đã

trở thành tri kỉ. Nguyễn Hành mất, Đỗ Lệnh Thiện làm thơ khóc bạn, lời lẽ vô cùng bi thiết [133]. Nhưng suy tư về cuộc sống, cảnh ngộ bản thân, tình cảm với người thân, bè bạn được Nguyễn Hành ghi lại trong tập thơ Quan Đông hải và đặc biệt là

Minh quyên thi tập. Quan Đông hải, lấy theo ý thơ trong bài Li tứ (離思) của Nguyên Chẩn (元稹, 779-831) thời Đường: “Đã qua bể biếc đâu là nước” (Tằng kinh thương hải nan vi thủy), ngụ ý nói việc gia tộc họ Nguyễn ở Tiên Điền đã

phụng sự nhà Lê thì không thờ triều đại khác; tập Minh quyên lấy tích Thục đế mất nước hóa thành chim cuốc. Cả hai tập thơ ngay từ tiêu đề đã cho thấy ý hướng nhất

quán và gợi mở về nỗi niềm, cảm xúc thể hiện trong thơ và của Nguyễn Hành.

Tương tự như vậy, Đỗ Lệnh Thiện cũng ghi lại nhưng tâm sự của mình trong một tập thơ mà ngay tên gọi của nó đã chứa chan tình cảm: Kim Mã ẩn phu cảm tình lệ tập - Tập thơ về nhưng giọt lệ tình cảm của kẻ ẩn phu ở Kim Mã. Do cùng chung thái độ chính trị, cảnh ngộ cá nhân, nét phong lưu tài tử… nên trước tác của hai tác giả này có nhiều nét tương đồng, đặc biệt là ở nỗi niềm “cảm thời”, “hận biệt” và

“thương thân”. Cả hai đem nhưng cung bậc tình cảm thực của mình, tức là đem “thứ

cảnh giới ở trong lòng” [188, tr.4], khảm nhập vào tác phẩm, do đó sáng tác của họ

không chỉ đẹp về lời mà còn có độ sâu cảm xúc, vừa có cái “diễm mĩ”, lại có cái “bi mĩ” và sức ám ảnh sâu xa đối với người đọc. Riêng với Nguyễn Hành, ngoài các nét tương đồng trên còn có thêm cái vị hoài cổ.

Ở góc độ khác, Đỗ Lệnh Thiện lại dùng một số bài để tỏ nỗi niềm của người con hiếu đối với cha mẹ đã qua đời, một tác giả trong dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu thì dùng tác phẩm khắc vào bảng gỗ để treo trong nhà thờ ca ngợi công đức tổ tiên, Chu Doãn Trí và Nguyễn Hành dùng một số bài để điếu tế người chết. Cách sử dụng tác phẩm và nội dung trong một số bài của các tác giả trên tuy khá xa lạ với thể loại , nhưng tình cảm chân thành, bi thiết, ai oán… kiểu “Tạm biệt ai hay vĩnh quyết, lệ đầm khăn” hay quan niệm coi “Đời người hơn ba mươi năm / Chỉ là khoảng khắc chưa đủ chín nồi kê vàng” (trong bài điệu Nam ca tư của Chu Doãn Trí)… xét về mạch cảm hứng lại rất đúng với cái

“bi mĩ” của thể loại.

Về nội dung và mạch cảm hứng chủ đạo của thể loại Việt Nam thế kỉ XIX, nhìn chung không nằm ngoài niềm thương xuân bi thu, cảm thời hận biệt, nam nư tương tư; trong đó các bài viết về đề tài tình yêu chiếm số lượng lớn.

Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở của thơ ca, nghệ thuật. Tuy nhiên dưới thời quân chủ, ở Việt Nam do quá chú trọng đến tính chất tải đạo, minh đạo, thi giáo…

tình cảm yêu đương nam nư ít được đề cập, hoặc giả có được đề cập thì cũng tương đối kín đáo, tế nhị. Ngay trong thể loại , vốn thể loại chuyên chủ về trư tình, nhất là tình yêu, nhưng trong sáng tác của các tư nhân Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế

kỉ XVIII, nội dung này hết sức mờ nhạt, dẫn đến chất lượng ngôn tình của thể loại không được đảm bảo đúng mức. Đến giai đoạn thế kỉ XIX, tình cảm yêu đương trở thành nội dung quan trọng, xuất hiện một cách thường xuyên trong các tác phẩm với nhiều cung bậc khác nhau. Tiêu biểu cho đề tài này là tác phẩm trong Kim Mã ẩn phu cảm tình lê ê tâ êp (Đỗ Lê ônh Thiê ôn), Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Lưu Hương kí (Hồ Xuân Hương), Nguyễn Hoàng Trung thi tạp tập (Nguyễn Hoàng Trung), Đồng song kí (Khuyết danh), Việt Nam kì phùng sự lục (Khuyết danh), và

một số bài trong Cổ duệ tư (Miên Thẩm). Điều thú vị là trong số các tác giả giai đoạn này có tác giả dùng chư Nôm để điền tư, đó là trường hợp 4 bài trong kính tân trang của Phạm Thái. Đây là nhưng tác phẩm đầu tiên, cũng là lần duy nhất trong tư sư Viê ôt Nam, được sáng tác bằng chư Nôm. Các bài Nôm của Phạm Thái đều tuân thủ nghiêm ngặt cách luật của tư điệu, ngôn ngư tao nhã, thanh thoát, giàu thanh âm, hình ảnh, đạt đến trình độ nghệ thuật cao:

TÂY GIANG NGUYỆT Oanh yến véo von gọi khách, Cỏ hoa hớn hở mưng ai?

Gió xuân hây hẩy giục đưa người, Dễ khiến lòng thơ bối rối.

Thấp thoáng thoi oanh dệt liễu, Thung thăng phấn bướm dồi mai.

Vũ Lăng xa diễn biết bao vời, Khôn hỏi Đào nguyên đâu ?

TÂY GIANG NGUYỆT Im ỉm màn sương đợi khách, Thênh thênh cưa nguyệt chờ ai?

Giai nhân tài tư mấy lăm người, Chạnh tưởng tâm tình thêm rối.

Phơi phới gió lay chồi liễu, Phau phau tuyết điểm cành mai.

Non cao chắn ngất biển xa vời, Ai biết Bồng Doanh chăng ?

Mỗi bài là một bức thư tình, bài đầu là lời ngỏ ý của chàng trai (Phạm Kim), bài sau là lời đáp (theo nguyên vần) của cô gái (Trương Quỳnh Thư). Hai bài tiếp theo viết theo điệu Nhất tiễn mai cũng được sử dụng tương tự. Tác phẩm dùng thủ

pháp tỉ hứng kí thác, thông qua cảnh xuân để nói lòng xuân, qua “cánh bướm dồi mai” để nói cái khao khát xuân tình, thông qua điển “Vũ Lăng” để ngỏ ý tìm đường vào chốn Đào nguyên. Đó đều là cách “lấy bản thân để nhìn vâ ôt” (dĩ ngã quan vâ ôt),

“cho nên vâ ôt hiển hiê ôn màu sắc của cái tôi’, là cảnh giới của sự “hưu ngã”, “chỉ có

thể đạt được ở lúc đô ông” [188, tr.17]. Đáng chú ý là trong tác phẩm được viết

bằng chư Nôm của Phạm Thái, các từ láy được sử dụng với tần suất lớn, không chỉ

ở hai bài đã dẫn, hai bài còn lại cũng có hiện tượng tương tự, với các từ láy: lác đác, mờ mờ, rải rác, lẳng lơ, thờ ơ, bơ xờ, hững hờ, xa xa, vằng vặc… Điều này là

nét hết sức độc đáo trong ngôn ngư của , là thế mạnh và nét đặc sắc của tác phẩm viết bằng “quốc âm”. Cách sử dụng từ láy với mật độ lớn như trên khiến người đọc dễ liên tưởng đến một số bài phú Nôm thời Lê Trung hưng (kiểu Ngã ba Hạc phú của Nguyễn Bá Lân, 1701-1785).

Cũng viết về đề tài tình yêu, các bài trong Việt Nam kì phùng sự lục lại xoáy sâu vào nỗi tương tư của các nhân vật, như: “… Trong rèm uyên ương ấy lúc nào / Ta bội phần nhớ nhung / Ta tha thiết nhớ nhung / Một lòng muốn viết thư gửi về quê hương / Để viết về nỗi nhớ nhau / Để tỏ nỗi nhớ nhau” (Bài điệu Nhất tiễn mai), hay: “Sớm ngóng chàng / Tối ngóng chàng / Phòng đông trăng gió chuyển mối sầu mới / Khăn hồng muôn ngấn lệ / Khi ngồi thương tổn tinh thần / Khi nằm thương tổn tinh thần / Trường An tin tức chẳng thấy đâu / Mấy phen hỏi bến Nhĩ Hà” (điệu Trường tương tư). Có thể coi cách diễn đạt tình cảm trong các bài trên là khá hiển ngôn, rất gần với lối viết của thơ ca hiê ôn đại.

Đỗ Lệnh Thiện cũng thông qua tác phẩm để tỏ niềm nhớ nhung tha thiết người vợ đã mất của mình, nhưng nỗi nhớ ấy chỉ có thể gửi vào trong giấc mộng cô đơn giưa canh trường não nuột:

Phiên âm:

Vân hà di, Nguyệt hà di,

Bách niên thùy liệu phụ giai .

Du du ngã tâm bi.

Trường tương , Khốc tương ,

Đô tại cô khâm bán chẩm thì.

Chân tình hứa mộng tri.

Dịch theo nguyên điệu:

Mây sao đi?

Nguyệt sao đi?

Trăm năm ai biết, phụ giai .

Mênh mang dạ sầu bi.

Mãi tương, Khóc tương ,

Gối nưa chăn đơn ấy chính khi.

Chân tình gưi mộng si.

(Trường tương tư: điệu Trường tương tư).

Hồ Xuân Hương cũng không ngần ngại bày tỏ niềm nhung nhớ tương tư, tình cảm riêng tư của mình thông qua các tác phẩm : “Chàng có lòng / Thiếp có lòng /

Mộng hồn cùng quyến luyến dưới bóng hoa / Cùng ngâm thơ / Cùng rót rượu dưới trăng / Sầu từ buổi chia tay / Ai người ấm nửa chăn?” (Thuật ý kiêm giản hữu nhân Mai Sơn Phủ - Giang Nam: Thuật lại ý mình gửi bạn Mai Sơn Phủ, điệu Giang Nam), hay: “Đêm nay thế nào / Kề nhau tỏ lòng / Kề nhau tâm sự…” (điệu Thiếu niên du). Hiển nhiên đó không phải là nhưng người bạn bình thường, mà là nỗi nhớ

bạn tình. Cho nên trong bài điệu Xuân đình lan, Hồ Xuân Hương viết:

Phiên âm:

….

Thanh dã tương đồng, Khí dã tương đồng,

Tương tư vô tận ngũ canh cùng.

Tâm tại Vu Phong, Hồn tại Vu Phong, Ân ái thư tao phùng.

Nhàn ỷ đông phong, Quyện ỷ đông phong.

Dịch theo nguyên điệu:

Thanh cũng tương đồng, Khí cũng tương đồng,

Tương tư vô hạn năm canh ròng.

Tâm ở Vu Phong, Hồn ở Vu Phong,

Ân ái thỏa tương phùng.

Nhàn dựa gió đông, Mệt dựa gió đông.

Mặc tình đó có phải là nỗi nhớ ông Mai Sơn Phủ hay không thì niềm nhớ

nhung, khao khát ái ân cũng đã bô ôc lô ô một cách rõ ràng, không che giấu. Thông qua các tác phẩm trong Lưu Hương kí có thể thấy cá tính mạnh mẽ của một người phụ nư đa tình thời quân chủ.

Nội dung và ngôn từ trong bài trên của Hồ Xuân Hương có sự tương đồng thú vị với bài điệu Nhất tiễn mai trong tiểu thuyết Đồng song kí:

Phiên âm:

Như kim hà tịch ngẫu tương phùng, Nhất tịch tương phùng,

Nhất dạ tương thông.

Phương dung tương đối ngũ canh phong.

Mộng đáo Vu phong, Mộng hội Vu phong.

Tố Nga kim nhật đáo thiềm cung, Cộng túc đông song,

Cộng ngọa đông song.

Tài phùng đáo biệt tiện thông thông,

Tạm dịch theo nguyên điệu:

Đêm nay sao bỗng được tương phùng, Một tối tương phùng,

Một tối vui chung.

Dáng thơm đối diện suốt năm canh.

Mộng đến Vu phong, Mộng gặp Vu phong.

Tố nga nay đã đến Thiềm cung, Cùng ở đông song,

Cùng ngủ đông song.

Ra đi vội vã thảy nao lòng,

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 125 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)