Xuất phát từ chỗ coi tư thuộc địa hạt của thơ, là hậu duệ của thơ, thuộc phạm vi của thi giáo nên Miên Trinh không tách riêng tư để bàn về quan hệ của nó với âm nhạc, mà gộp chung, cho rằng “Thơ tư chính là sự hô ứng của âm nhạc” (Thi tư hợp nhạc sớ). Ông rất mực đề cao thể thức và công dụng của âm nhạc, coi “Vốn dĩ
thánh nhân chế tác ra âm nhạc, là để hàm dưỡng tính tình, giáo dục nhân tài, thờ
quỷ thần, hòa hợp trên dưới, dùng khi chúc tụng, dùng khi sự vụ quốc gia… thể
thức và công hiệu của nó rất mực rộng lớn và thâm thiết”. Cái gọi là nhạc mà ông nói đến có phần thiên về một thứ âm nhạc có tính chất chính quy, điển nhã, và vì thế
họa chăng nó có thể là thi nhạc, chứ quyết không phải là tư nhạc, vì tư nhạc là yến
87 Nhạc chương: chỉ các tác phẩm thơ ca có thể phối hợp với âm nhạc. Theo nghĩa hẹp, một số tác giả cũng dùng hai chư này để chỉ thể loại tư (Chẳng hạn Liễu Vĩnh thời Tống đặt tên cho tư tập của mình là Nhạc chương tập). Ở đây Miên Thẩm dùng với nghĩa là thể loại tư.
nhạc, một loại âm nhạc mới hình thành vào thời Tùy - Đường do sự kết hợp giưa âm nhạc Tây Vực và Trung nguyên, phân biệt với nhã nhạc hình thành từ thời Tiên Tần và thanh nhạc (hay thanh thương nhạc) hình thành từ thời Hán - Ngụy - Lục triều. Cho nên gộp cả thơ và tư để bàn về sự phối hợp của nó với âm nhạc tất nhiên không tránh khỏi bất cập.
Miên Trinh coi âm nhạc là vấn đề hết sức phức tạp, “như sách Tân nhạc đồ kí
của thời Tống, Tư Mã Quang thì chủ trương theo cách luận bàn của Nguyễn Dật, Hồ Viện; Phạm Trấn thì theo thuyết của Phòng Thứ, tranh biện với nhau không dứt”88. Cho đến thời Nguyên - Minh thì sách về nhạc thất truyền, tất cả chỉ còn là sự
truyền miệng của “đám phường chèo con hát”. Nhận xét này rất đúng với thực trạng thất truyền của tư nhạc sau thời Tống, chỉ tiếc rằng khi giải thích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, Miên Trinh lại cho rằng “Vì Kinh Nhạc đã mất, khiến cho nhạc cổ không thể phục hồi”.
Theo cách diễn giải của Miên Trinh, có thể thấy rằng ông đã hết sức đề cao Kinh Nhạc (đã mất), và coi nó là chuẩn đích cho nhạc của thơ và tư. Do cái gốc đó
đã mất, cho nên nhưng sự bàn bạc không có điểm quy kết về nhạc theo ông là
không cần thiết:
“Các bậc thày giảng dạy về kinh điển và các học sĩ phần nhiều luận rằng Cung là vua, Thương là bề tôi, phối hợp với nhau. Đến như các nhà điền tư và
người độ khúc (tự viết nhạc), cứ chăm chăm biện bác với nhau về Cung, Thương, câu, chư… nhưng vặn hỏi chư nào là Cung, chư nào là Thương thì trợn mắt cứng lưỡi [không biết đâu mà trả lời], thế thì hà tất phải tranh biện mà làm gì vậy thay! Vì rằng có biện luận về nhưng điều ấy cũng chỉ là theo ngọn bỏ gốc mà
thôi” (Thi tư hợp nhạc sớ).
88 Đoạn này tác giả theo quan điểm của Tứ khố toàn thư, nguyên ghi chép trong phần Nhạc loại của Tứ khố
toàn thư cho biết, thời Tống, nhà vua lệnh cho các nhà làm hệ thống âm nhạc để dâng lên vua rồi xem xét chỗ
sai biệt. Bấy giờ “Tư Mã Quang chủ trương theo thuyết của Nguyễn Dật và Hồ Viện; Phạm Trấn chủ trương theo thuyết của Phòng Thứ, tranh luận qua lại với nhau, rốt cục không thống nhất được với nhau” (司 馬 光 主 逸、瑗 之 說, 範 鎮 主 房 庶 之 說, 往 反 爭 議, 卒 不 能 以 相 一 ).
Kinh Nhạc, nếu là phần “gốc” của nhạc, một khi đã mất đi thì phải chăng cổ
nhạc không thể phục hồi, và người đời vĩnh viễn chỉ có phần “ngọn”? Ở điểm này, Miên Trinh hé mở cho người đọc một chút hi vọng:
“Xét lẽ, nhạc tuy rằng cực thần, cực kì, nhưng không nằm ngoài mấy chư Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ89, tứ, thượng, xích, công, ngũ, lục này, vậy nên rất giản rất dị.
Sáo của trời tức là thanh của người. Thanh của người chưa từng mất mà lại mất nhạc được sao? Mạnh Tử nói: ‘Nhạc ngày nay cũng là nhạc thời cổ’, đáng tin thay!”.
Lại nói:
“Kinh thuật chẳng kinh nào thâm thúy hơn Kinh Nhạc. Kinh Nhạc tuy mất nhưng các kinh nói về nhạc còn đó, người ham học, suy nghĩ sâu xa, tham khảo nghiền ngẫm, tự lĩnh hội đại yếu của nó vậy”.
Từ chỗ nói đến một thứ nhạc chung chung cho cả thơ và tư, Miên Trinh dần thống nhất chúng về Kinh Nhạc của Nho gia, rồi lại vì Kinh Nhạc thất truyền, ông dẫn lời Mạnh Tử (孟子, 372Tr.CN-289Tr.CN), cho rằng cổ kim không khác nẻo, nhạc xưa và nhạc nay cũng tương đồng, tuy Kinh Nhạc mất mà vẫn có thể thông qua các thư tịch khác để tìm hiểu về nhạc… Cách nói của ông tưởng như cụ thể mà
hóa rất mơ hồ, vì người đọc không thể thông qua đó để tìm hiểu xem rốt cục thơ và
tư phối hợp với âm nhạc như thế nào, giống và khác nhau ra sao?
Kết lại bài sớ, tác giả viết:
“Thần thường theo học bề tôi là lễ quan đã quá cố Thân Văn Quyền và người anh quá cố của thần là Miên Thẩm nên biết rằng Cung, Thương có thanh nhất định, còn việc viết lời (chế tư) và hợp nhạc, hai cái đó có sự phân biệt. Người viết lời không nhất thiết phải biết Cung, Thương; người phối hợp với nhạc không thể không biết đến Cung, Thương”.
Ta biết rằng, ở giai đoạn từ thời Tống trở về trước, tức giai đoạn tư còn chịu sự
chi phối của âm nhạc, việc làm tư là viết lời để điền vào các bản nhạc có sẵn, nhằm phục vụ cho việc hát xướng, do vậy người làm tư không thể không biết đến âm nhạc. Trong trường hợp này, hiểu biết về âm nhạc là cơ sở cho việc điền tư. Có một
89 Xin xem toàn văn bản dịch Thi tư hợp nhạc sớ và các chú thích hưu quan ở Phụ lục 4.1.
số tư gia đồng thời là nhạc sĩ, họ tự chế ra khúc nhạc riêng (tự độ khúc), rồi điền tư vào đó để tạo ra điệu tư mới. Do tư được sáng tác theo cách đó nên “viết lời” đương nhiên phải “hợp nhạc”, không hợp nhạc thì không thể đáp ứng tính “khả ca” (có thể
hát được), không thể diễn tấu; đó là chưa kể đến nội dung của phần tư (lời) phải phù
hợp với nội dung của bản nhạc mà phần lời ấy điền vào.
Sau thời Tống, tư nhạc dần thất truyền. Đến thời Minh, Trương Diên làm sách Thi dư đồ phổ, khái quát cách luật của các điệu tư thành các khung cách luật. Việc điền tư kể từ đây có sự thay đổi lớn, người làm tư không nhất thiết phải biết âm nhạc, chỉ cần dựa vào điệu thức có trước, hoặc dựa vào sách tư phổ để điền lời. Tư khi đó trở thành một dạng thơ cách luật. Tư nhạc đã mất thì tư cũng không còn để
phối hợp với âm nhạc nưa. Do vậy, có thể thấy nhưng điều Miên Trinh viết về việc thơ tư phối hợp với âm nhạc chưa thật chuẩn xác; xét riêng về tư nhạc có nhiều nhầm lẫn và võ đoán .