Xu hướng dùng từ để tả cảnh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 87 - 90)

3.2. Thể loại từ Việt Nam thế kỉ XVIII - Tái tiếp nhận và phát triển

3.2.5. Nội dung và phong cách nghê ô thuâ ôt

3.2.5.1. Xu hướng dùng từ để tả cảnh

Vương Quốc Duy trong Nhân gian tư thoại từng viết: “Người xưa bàn về thơ thường phân lời nói về cảnh (cảnh ngư), và lời nói về tình (tình ngư), mà không biết hết thảy nhưng lời nói về cảnh cũng là lời nói về tình vâ ôy” [188, tr.4]. Do đó khi nói về xu hướng tả cảnh trong , đó chỉ là ý hướng về phương diê ôn đề tài mà thôi.

Tiêu biểu cho khuynh hướng dùng để miêu tả phong cảnh là Ngô Thì Sĩ và

Phan Huy Ích. Trong số 22 bài của Ngô Thì Sĩ có hẳn một chùm 10 bài miêu tả 10 cảnh đẹp Quan lan sào. Thoạt đầu, đây là 10 đề mục thơ do tác giả sáng tác.

Sau khi ông đi công cán ở Nghệ An, nhân khi việc công rảnh rỗi, nhớ lại lúc du ngoạn ở Thanh Hoa, nơi ấy có cảnh “núi sông hoa đá”, xa cách bạn bè lâu ngày nên

“lại làm 10 bài , để hình dung nhưng ý chưa nói hết trong thơ, để tả cái tình vời vợi” (Quan lan thập cảnh tư - Dẫn). Mỗi một bài thơ, một bài là một bức tranh phong cảnh được miêu tả dưới nhưng góc độ khác nhau, đôi khi mới phổ vào đó

một chút tâm trạng.

Đây là cảnh sông Lương sông Mã trong thơ:

Phiên âm: Tạm dịch:

Khuất khúc ngân lưu đạt thúy vi, Liễu đê sa phố chính y y.

Như lam thủy tấu đông tây hợp, Tự diệp phàm phân thượng hạ phi.

Ngân cẩm lạo bình thương khách khứ, Náo dương thị bãi độ phu quy.

Kỉ kinh đạm nguyệt cường triều hạ, Ngư phủ hoàn ưng bất kí ki.

Tuôn tận non mờ, nước uốn quanh, Xa xa bãi cát liễu thanh thanh.

Đông tây nước trút như chàm túa, Trên dưới thuyền bay tựa lá xanh.

Lụt hết, khách buôn khua ánh bạc, Chợ tan, chú lái lướt bên ghềnh.

Trăng mờ mấy độ con triều xuống, Ngư phủ như quên chỗ cắm cần.

(Lương Mã song phàm - Hai cánh buồm trên sông Lương sông Mã).

Và đây là sự miêu tả trong bài cùng đề mục của Ngô Thì Sĩ:

Phiên âm: Dịch theo nguyên điệu:

Lương giang thủy hợp Mã giang lưu, Sông Lương sông Mã hợp chung dòng,

Chinh bạc thưa triều các thượng du.

Đông ngạn phàm giao tây ngạn khứ, xứ,

Tố nguyên thụy vĩnh thị tiền đầu?

Phân phân nhưđiệp tương nghinh tống, Dao vọng,

Lưỡng chi vô số vãng lai chu . Thùy gia đoản địch lô trung xướng, Trù trướng,

Nguyệt đạm yên tà giang hựu thu.

Thuận lướt triều dâng thuyền ruổi rong.

Bờ phía đông tây nương nước lớn, Đâu chốn?

Ngược dòng điềm tốt phía trên sông.

Bời bời như bướm cùng đưa đón, Xa ngóng,

Bao thuyền hai phía thỏa ngao du.

Trong lùm lau lách sáo ai thổi, Bổi hổi,

Trăng nhạt, khó tà, sông lại thu.

(Lương Mã song phàm - Định phong ba: Hai cánh buồm trên sông Lương sông Mã, điệu Định phong ba).

Các bài thơ và vịnh cảnh Quan lan sào nội dung phản ánh khá thống nhất, về cơ bản, đều lấy cảnh vật làm điểm đến, dường như không có khác biệt đáng kể, chỉ là bổ sung cho nhau. Khi viết 10 bài này, Ngô Thì Sĩ đã dời Thanh Hóa đi làm quan ở Nghệ An. Nếu có cái gọi là “ngụ tình” thì là để “tả cái tình vời vợi” như Ngô Thì Sĩ đã nói, cũng tức là thông qua việc miêu tả cảnh đẹp Quan lan sào để tỏ lòng yêu cảnh sắc non nước, gửi gắm niềm nhớ nhung bè bạn, nhưng người đã cùng tác giả tham gia hội Quan lan khi trước. Chúng ta biết rằng, người xưa thường làm thơ, phú, , vẽ tranh… theo một số đề tài nhất định, và điều đó khiến chúng ta ngày nay cảm thấy khá nhàm chán. Nhưng cần chú ý rằng với các đề tài đó, nội dung chỉ là

“cái cớ”, là một “câu chuyện” để các tác giả thi triển công phu tu dưỡng, tài năng của mình. Quan lan thập cảnh do Ngô Thì Sĩ đề xướng được nhiều danh sĩ đương thời và hậu thế họa lại, song chỉ riêng Ngô Thì Sĩ sáng tác 10 bài về các cảnh này, đó hiển nhiên là điều rất đáng chú ý.

Ngoài 10 bài vịnh cảnh Quan lan sào, Ngô Thì Sĩ còn có 2 bài tả cảnh khác, đó là bài Bạch Hà thư sự (Viết về việc ở Bạch Hà) điệu Nhất tiễn mai và Phù

Liệt dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở Phù Liệt) điệu Sinh tra tư, song đều không lả lướt, tình tứ như các bài tả cảnh thuộc cùng thể loại này ở Trung Quốc. Bởi trong thể

, các bài tả cảnh không có xu hướng tả cảnh thuần túy, các tác giả thường thông qua tả cảnh để ngụ cái xuân tình, hoặc giả là ý “thương xuân bi thu”, hay “thương

loạn thương biệt”. Như vâ ôy rõ ràng các bài tả cảnh của Ngô Thì Sĩ gần với thơ hơn là , sự khu biệt chúng với thơ chỉ ở hình thức thể loại.

Cũng là các bài tả cảnh, tác phẩm của Nguyễn Huy Oánh và Phạm Nguyễn Du lại mang ý vị khác hẳn. Với Nguyễn Huy Oánh, đó là cảnh nhàn dật của một sĩ phu có sự chuyển biến từ “lại ẩn” thành “tiều ẩn”; sau khi “công thành danh thỏa” trở về làm bạn với cúc với mai, vui với một bầu nước biếc, bốn phía gió xuân, tìm phong vị của cuộc sống nơi thôn dã, an bần mà lạc đạo;

tình nguyện làm kẻ nhàn nhân, một người dân thường thời đại Cát Thiên thị - một mô hình xã hội lý tưởng thời thượng cổ, coi “Bần cư thắng quý nhân”.

Phiên âm: Dịch theo nguyên điệu:

Chiểu ngư viên quả hòa thê mẫu, Thành gia chính tại kinh luân hậu.

Bần cư thắng quý nhân, Cao ngâm đối bạch vân.

Thanh thanh tam kính cúc, Tiện tiện ngũ kinh phúc.

Khu y xu Lý đình, Bát cưu tư tiểu sinh.

Vườn cây, ao cá, mươi sào lúa, Việc nhà sau lúc kinh luân thỏa.

Thanh bần, hơn quý nhân, Cao ngâm cùng bạch vân.

Xanh xanh ba luống cúc, Bụng Ngũ kinh nung núc.

Vén áo qua Lí đình, Tám chín đứa tiểu sinh.

(Nhàn trung thuật sự- Bồ tát man: Thuật việc lúc nhàn, điệu Bồ tát man).

Sáng tác của Nguyễn Huy Oánh dùng nhiều điển tích, điển cố và trích dẫn kinh điển. Đây là nhưng thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong thơ song ít được sử dụng trong ngôn ngư của 72. Các bài thiên về tả cảnh của Nguyễn Huy Oánh xét nội dung và ý cảnh hoàn toàn không khác các bài thơ về đề tài ẩn dật.

Phạm Nguyễn Du hiện còn 5 bài thì cả 5 bài đều nói về cảnh nhàn dật. Cái nhàn dật trong của Phạm Nguyễn Du không dung dị như cái nhàn trong của Nguyễn Huy Oánh, nó mang trong đó thái độ trốn đời, muốn xa lánh thế tục, theo bước các cao tăng, đạo sĩ, mong tìm sự thảnh thơi, tiêu dao nơi “muôn vàn xa cách cõi hồng trần” (Hồng trần thiên vạn cách, điệu Nhất hộc châu).

72 Đây cũng là một trong nhưng lí do khiến Tô Thức thời Bắc Tống từng bị coi là “làm như thơ”, “lấy thơ làm ”.

Nguyễn Huy Oánh và Phạm Nguyễn Du đều dùng để tả cảnh, có điều cảnh không phải là “điểm đến”, các tác giả chủ yếu muốn thông qua cảnh để

nói chí hướng của mình. Đó là chí quy ẩn kiểu “công thành thân thoái”, sau khi đã hiển đạt thì lui về sống chan hòa với làng xóm quê hương, và với Phạm Nguyễn Du còn là ý lánh đời, tìm vui ngoài cõi tục. Trong lời tựa Bạch Vân Am thi tâ êp, Nguyễn Bỉnh Khiêm từng viết:

Xét lẽ, tâm là nói cái chỗ đạt tới của chí vậy, còn thơ thì dùng để nói chí. Có

người để chí ở đạo đức, có người để chí ở công danh, có người để chí ở sự nhàn dật. Tôi lúc nhỏ thưa hưởng sự giáo dục trong gia đình, lớn lên thì làm quan, về già để chí ở sự nhàn dật, lấy non nước làm vui, rất vụng về thơ, song ham thơ đã thành cố tật, vẫn chưa chữa khỏi được. Mỗi khi nhân lúc rảnh rang, gưi hứng ngâm vịnh, hoặc ca tụng vẻ đẹp của non nước, hoặc phát huy thêm cái đẹp của hoa trúc, hoặc tức cảnh mà ngụ ý, thảy đều là ghi lại cái chí của mình”73.

Hay trong lời tựa Ngôn chí thi tâ êp, Phùng Khắc Khoan cũng viết :

“… để chí ở đạo đức thì tất phát ra [thơ] lời lẽ hồn hâ êu, chí ở sự nghiê êp hẳn phát ra khí phách hào hùng, chí ở chốn lâm tuyền gò hang thì thích giọng liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẻ thanh cao, chí ở nỗi uất ức thì lời thơ ưu tư, chí ở niềm cảm thương thì lời thơ ai oán” [152].

Như vâ ôy, xu hướng dùng để tả cảnh như trường hợp Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Huy Oánh, Phạm Nguyễn Du, theo quan niê ôm văn học thời trung đại, đó thực chất đều là ngôn chí. Trong phạm vi thể loại , các bài tả cảnh của Ngô Thì Sĩ về cơ bản là dạng vịnh cảnh, do đó bị chi phối bởi các địa danh, cảnh vâ ôt cụ thể, cho nên sự mô tả đòi hỏi có sự tương thích với cảnh sắc tự nhiên, là dạng tạo cảnh;

các bài của Nguyễn Huy Oánh, Phạm Nguyễn Du bị chi phối bởi tư tưởng cá

nhân của tác giả, chúng gần với lí tưởng của tác giả hơn là tự nhiên, vì thế thiên về

loại tả cảnh74.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)